Để là trở thành một người có kỹ năng giao tiếp tốt, trước hết bạn cần hiểu rõ các nguyên tắc ứng xử trong giao tiếp. Không có ai là người hoàn toàn xấu cả. Khi đánh giá con người cụ thể chúng ta thường bị những cách nhìn tĩnh tại, xơ cứng, bị định kiến che lấp, ít khi tách ra được dù chỉ là tương đối đầy đủ những ưu điểm, nhược điểm của họ và lại càng không xác định được giới hạn, hoàn cảnh, diễn biến có thể có của những ưu điểm và nhược điểm đó.
1 Ngôn ngữ cơ thể
Không nhất định phải nói ra thì người khác mới hiểu được bạn muốn biểu đạt điều gì. Thông qua ngôn ngữ cơ thể, chúng ta có thể biết được người khác đang cố diễn đạt điều gì, họ đang cảm thấy thế nào. Hiện nay, có rất nhiều khóa đào tạo kỹ năng giao tiếp ứng xử tại các trung tâm giúp bạn hoàn thiện, nâng cao kỹ năng cho mình rất có ích khi tìm việc làm.
2 Quan tâm đến cảm xúc của người khác
Chúng ta đang sống trong thời đại cách mạng số bùng nổ, điều này mang lại nhiều lợi ích trong công việc nhưng nó cũng trở thành rào cản trong các mối quan hệ. Thế giới ảo trở thành cách thức chúng ta giao tiếp với nhau và dần dần chúng ta đã quên đi việc quan tâm đến cảm xúc của người khác .
Bạn cần thông cảm cho những khó khăn của người khác gặp phải và dành lời khen ngợi khi họ đạt được một thành tựu nào đó. Hãy dành thời gian để nói chuyện với người khác, lắng nghe những ý kiến của họ. Đôi khi bạn còn cần đặt mình vào hoàn cảnh của người khác để hiểu cảm xúc của họ, nhờ đó mối quan hệ của bạn với những người xung quanh sẽ trở nên tốt đẹp hơn.
3 Học cách lắng nghe
Giao tiếp không chỉ là hoạt động truyền thông tin mà đó còn là khả năng cảm nhận thông điệp mà người khác muốn truyền tải. Bởi chỉ khi thật sự hiểu người khác muốn nói gì, truyền tải nội dung gì bạn mới có thể giao tiếp hiệu quả, tạo ra sự hòa hợp và cuốn hút cho cuộc hội thoại khi tìm việc làm tphcm.
Vì thế, để nâng cao kỹ năng giao tiếp bạn cũng cần học cách lắng nghe.
Cụ thể, để tránh bất cứ sự nhầm lẫn nào bạn cần tập trung tối đa vào cuộc trò chuyện, buổi thuyết trình, cuộc họp… mình đang tham gia. Ngoài việc giúp đảm bảo hiệu quả cuộc hội thoại, nâng cao kỹ năng giao tiếp thì việc lắng nghe chủ động, tích cực còn giúp bạn nhận được thiện cảm, đánh giá cao của cấp trên cũng như bạn bè, đồng nghiệp.
4 Sử dụng ngôn ngữ cử chỉ “phản chiếu”
Ngôn ngữ cử chỉ cũng quan trọng không kém lời nói. Theo Susan Constantine, một chuyên gia về ngôn ngữ cử chỉ, 90% giao tiếp của chúng ta là phi ngôn ngữ. Vì vậy, khi giao tiếp hãy chú ý tới ngôn ngữ cử chỉ của bạn.
Đặc biệt, bạn nên tận dụng ngôn ngữ cử chỉ “phản chiếu”, tức là có hành động giống như người nói chuyện cùng mình. Chẳng hạn, trong cuộc phỏng vấn tìm việc, nếu nhà tuyển dụng hơi ngả người về phía trước, bạn cũng nên làm như vậy. Tất nhiên, bạn phải thực hiện một cách tế nhị, khéo léo, tránh để người phỏng vấn có cảm giác bạn đang trêu tức anh/cô ấy.
5 Ánh mắt nói lên tất cả
Nhìn thẳng một cách tự tin vào người mà bạn đang nói chuyện. Điều đó cho thấy bạn là con người ngay thẳng và đáng tin cậy. Cử chỉ này cũng là một biểu hiện tôn trọng người nghe và làm cho họ cảm thấy bạn đánh giá cao sự hiện diện của họ.
6 Tránh sao nhãng, mất tập trung
Có vẻ như hơi bất lịch sự khi chỉ chú tâm vào điện thoại trong khi ai đó đang nói hay đi chơi cùng với họ.
Để khắc phục điều này bạn nên tạm dừng những trò tiêu khiển hay tránh xa thiết bị công nghệ để dành thời gian nhiều hơn để trò chuyện và đó cũng là 1 cách hay để cải thiện khả năng giao tiếp của bạn khi tìm việc làm thêm.