Giao tiếp trong môi trường công sở, nhất là với các Sếp, rất cần sự cẩn trọng và chắt lọc câu chữ. Tuy cùng một ý nhưng khác cách diễn đạt và dùng từ rất có thể cho hai kết quả khác nhau.
1 “Điều đó không thể thực hiện được”
Đây là một câu nói mà không nhà quản lý nào muốn nghe từ miệng nhân viên của mình.
Khi chúng ta thực sự muốn thực hiện một điều gì đó thì chúng ta hoàn toàn có thể nghĩ ra cách để hoàn thành nó. Khi bắt tay vào thực hiện thì giải pháp mới thực sự xuất hiện, đó mới chính là chìa khóa cho sự đổi mới chứ không phải sự dập tắt nỗ lực từ ban đầu khi bạn tìm việc làm.
2 “Chúng ta đã luôn luôn làm theo cách này”
Các nhà quản lý thường muốn nhân viên của mình tham gia vào cuộc đối thoại cởi mở. Tuy nhiên, cụm từ “Chúng ta đã luôn luôn làm theo cách này” là một điều các sếp thực sự không thích nghe. Cụm từ này trái ngược với các giá trị của một nền văn hoá làm việc cộng tác và cởi mở, sẵn sàng tiếp thu ý kiến để thay đổi cho tốt hơn.
3 Nếu như không được tăng lương, tôi nghỉ việc
Câu nói chẳng chứa đựng ý nghĩa hay ho nào khác ngoài màu sắc của sự đe dọa. Bạn nghĩ lời đe dọa của bạn sẽ có tác dụng với sếp trong trường hợp muốn tăng lương như thế này hay sao? Dù cho bạn có nghĩ với lời nói đó, bạn ó khả năng thành công cao thì cũng không nên nói ra như vậy. Phần lớn người sếp nhận được câu nói đó của nhân viên họ sẽ đồng ý ngay lập tức. Điều này sẽ gây ra bất lợi lớn cho bạn và nguy cơ mất đi công việc là rất lớn. Rõ ràng với câu nói điều kiện như thế này, bạn thực tâm chẳng hề muốn nghỉ việc nhưng chỉ vì cách nghĩ sai và đưa ra điều kiện sai cho nên đối mặt với nguy cơ đó cũng là đương nhiên. Vì thế hãy thật thận trọng trong lời nói và khôn khéo trong cách ứng xử, nhất là với tình huống nhạy cảm như vấn đề về lương thưởng thì càng phải khéo léo hơn. Nếu không bạn sẽ cảm thấy rất hối hận sau đó mà chẳng có cách nào để cứu chữa cơ hội tìm việc làm tphcm.
4 Tôi không hài lòng với việc làm ở đây
Nếu như không tìm thấy được niềm vui cũng như tương lai tốt đẹp hơn ở trong công việc hiện tại thì bạn đừng nên vội trách móc người sếp của mình. Bởi vì có thể điều đó đến từ phía bạn. Là do bạn chưa từng thực sự nỗ lực và cở mở đối với họ và với công việc. Sẽ chẳng công bằng một chút nào nếu như trong suốt thời gian làm việc tai công ty, bạn chưa từng cho người sếp của mình cơ hội nào để có thể sữa chữa những vấn đề mà họ chưa làm tốt cho nhân viên hoặc là giúp cho nhân viên có thể tìm ra được vai trò mới. Chỉ khác vai vế và một vài yếu tố để có thể phân cấp bậc giữa bạn và sếp. Thế nên dù là sếp thì họ cũng như bạn, cũng là con người hoàn toàn có thể mắc sai lầm hay chưa thể nhìn rộng hơn một vấn đề nào đó.
Điều quan trọng nhất ở đây chính là chúng ta phải cho sếp của mình một cơ hội để nhìn nhận được mọi thứ từ nhiều khía cạnh khác nhau để có thể đáp ứng dược nhu cầu thiết yếu của bạn và của tất cả nhân viên nếu như có ai đó đang nung nấu ý định nghỉ việc. Do khoảng cách về cấp bậc khá xa nên dường như chưa khi nào người nhân viên có thể dễ dàng chia sẻ tất cả mọi cảm nhận không tốt của họ về người sếp. Thay vào đó họ thường lựa chọn nghỉ việc. Nhưng các bạn lại không hề biết rằng chính những người đang đứng ở vị trí lãnh đạo cũng rất mong nhân viên của họ có thể thoải mái chia sẻ những điều mà họ gặp phải. Đó cũng chính là cách để nhà lãnh đạo có thể học hỏi, rèn luyện thêm khả năng quản lý của mình.
5 “Tôi bị quá tải trong công việc”
Dù bạn gắn bó với nơi làm việc và tỏ ra thân thiết với nhà quản lý của mình nhưng cũng đừng vì thể mà tỏ ra thiếu chuyên nghiệp trong cách ứng xử của mình, bởi vì họ vẫn là giám sát của bạn và nơi làm việc cũng cần có sự nghiêm túc. Nếu trễ deadline hay bị quá tải, hãy tự tìm cách sắp xếp để hoàn thành đúng trách nhiệm được giao thay vì phàn nàn với sếp tìm việc làm thêm.
6 “Tôi nên làm gì?”
Khi gặp bất cứ vấn đề nào cần hỏi người quản lý, bạn hãy tìm hiểu kỹ những gì cần hỏi hoặc tìm trước những giải pháp để trình bày với các sếp chứ không nên hỏi họ rằng bạn nên làm gì.
7 “Chúng ta đã không đạt được mục tiêu bởi vì …”
Biện hộ sẽ không giúp bạn có được bất cứ thứ gì mà bạn muốn. Câu này thường xuất phát từ các công ty hoặc nhân viên thất bại, và họ thường đổ lỗi cho sản phẩm, dịch vụ hỗ trợ, thời tiết, tính thời vụ và một danh sách các lý do khác. Hãy giải quyết các vấn đề ngay khi bạn nhận ra chúng, thay vì đợi đến khi thất bại mới viện lý do.
8 “Đó không phải là lỗi của em”
Câu nói này cho thấy bạn là người vô trách nhiệm và không đáng tin cậy. Xét cho cùng, câu nói này giống như câu “Việc này của người khác.” Nếu thật sự là lỗi của bạn, hãy thành thật nhận lỗi và lấy thành tích xuất sắc từ công việc sau để chuộc lỗi. Nếu không bạn cũng có thể nói “Dù gì đi nữa em cũng thấy mình có lỗi trong chuyện này vì đã không…”
9 “Bây giờ đã hết giờ làm việc rồi mà…”
Nếu sếp giao việc cho bạn khi ngày làm việc sắp kết thúc, trong khi bạn lại muốn về nhà đúng giờ; phải làm sao? Trước tiên bạn cần đánh giá mức độ quan trọng của công việc và sau đó hãy quyết định.
Nếu công việc quá quan trọng và cần gấp thì bạn nên nhận lời, không nên từ chối. Tuy nhiên, nếu công việc ở nhà cũng không kém quan trọng thì bạn có thể nói với sếp là bạn sẽ hoàn thành công việc vào tối hôm đó và sáng mai sẽ gởi sếp.