Top 5 ngôi chùa nổi tiếng và linh thiêng nhất tại Thái Nguyên

0
11452
Vật Phẩm Phong Thủy

Đi lể chùa đầu năm là một trong những tập quán vô cùng tích cực trong phong tục người Việt có thể rước lộc cũng như một phần thể hiện tấm lòng của mỗi người trước đạo Phật . Để dễ dàng hơn trong việc thăm viếng đầu năm , topxephang xin giới thiệu đến bạn đọc 5 ngôi chùa nổi tiếng và tâm linh nhất tại Thái Nguyên.

1.Chùa Thiêng Thác Vàng
Chùa được thiết kế với màu vàng là chủ đạo nên được người dân gọi với cái tên thân thuộc là chùa Vàng. Đến đây du khách không khỏi ngỡ ngàng trước một công trình cao lớn, uy nghi đó là bức tượng phật Thích Ca Mâu Ni khổng lồ, cao 45m, đường kính chiều ngang của đài sen rộng 37m, tọa lạc trên đỉnh núi, hướng mặt ra hồ Núi Cốc. Đây là pho tượng rỗng trong lòng tượng phật là ngôi chùa có tên Thác Vàng với ý niệm trong chùa có phật, trong phật có chùa. Công trình này là một điểm nhấn trong Khu du lịch Hồ Núi Cốc.

Sau khi bước qua cửa chùa, du khách vãng cảnh công trình thuyết nhân quả với 36 hạng mục được xây dựng rất quy mô mang thông điệp “ Con người hãy sống chia sẻ và yêu thương nhau. Đồng thời giúp nhau dẹp bỏ cái ác trong mỗi con người, giúp con người biết tu nhân tích đức, sống tốt và có lễ nghĩa hơn”. Ở đây những lời phật dạy được kiến trúc sư thể hiện qua bức phù điêu sinh động, có diện tích từ 25 – 30 m 2 thể hiện một triết lý Phật Giáo trong thuyết Nhân Quả: Người con cháu đầy đàn, sống thọ vì do nhân đời trước thường hay phóng sinh. Ai thông minh sáng lạng vì do đời trước thường hay niệm Phật. Ai khỏe mạnh vì do nhân đời trước hiến thuốc cứu người. Ai ấm no đầy đủ do đời trước hay bố thì kẻ nghèo khó…xưa nay, nhân quả là quy luật của cuộc sống, gieo nhân nào gặp quả đó, dù khoa học chưa thể chứng minh hết nhưng nó vẫn tồn tại như một chân lý vĩnh cửu.

Cảnh hang động âm u, pháp Phật sâu mầu như thanh lọc tâm hồn để vào chùa Thác Vàng. Trước cửa chùa có tấm bảng giới thiệu tích xưa. Câu chuyện kể về một ngọn núi thiêng và ngôi chùa thờ Phật. Truyện kể rằng: Có đôi vợ chồng nọ ăn ở tốt bụng hiền lành, thường giúp đỡ mọi người trong bản. Họ mơ ước làm cho cuộc sống của bản thân và dân làng thoát khỏi cảnh nghèo khó. Trời phật động lòng thương đã báo mộng cho người chồng về một dòng thác vàng. Hai vợ chồng không chiếm lấy cho riêng mình mà đưa cả bản đến lấy cùng. Dòng thác nhiệm màu đó chỉ người tốt bụng mới nhìn thấy. Cuộc sống của dân bản từ đó khấm khá hơn. Người ta dựng tại đó ngôi chùa thờ Trời Phật. Chùa xưa đã không còn nhưng ngày nay con người lại xây dựng chùa mới khang trang hơn, to đẹp hơn.


2.Chùa Phù Liễn
Chùa Phù Liễn tọa lạc tại tổ 23, phường Hoàng Văn Thụ, thành phố Thái Nguyên. Lúc đầu, chùa được xây dựng tại khu đồi tòa Xứ Cả, nay là khu vực Bảo tàng các dân tộc Việt Nam. Sau khi Pháp xâm lược và bình định tỉnh Thái Nguyên chúng đã bắt nhân dân trong vùng di chuyển chùa đến khu vực hiện nay. Trong Chùa có bức đại tự hoành tráng gắn bốn chữ vàng: “Linh sơn phúc địa” (có nghĩa là: núi thiêng, đất lành)

Phù Liễn tự đã và sẽ trở thành một trong những di tích lịch sử – danh lam thắng cảnh, một trong những trung tâm Phật giáo của nhân dân các dân tộc phía Bắc và đồng bào cả nước, góp phần tạo nên một không gian văn hóa tâm linh lành mạnh, nâng cao văn hóa tinh thần cho mọi người.


3.Chùa Cầu Muối
Đình- đền- chùa Cầu Muối nằm ở trung tâm làng Cầu Muối; thuộc xã Tân Thành; Phú Bình. Cầu Muối được gọi theo địa danh của làng. Đình cầu muối thờ thành hoàng làng là Cao Sơn Quý Minh Đại Vương; 2 ngôi đền có tên: Đền Thượng và đền Công Đồng; Chùa có tên chữ là Linh Sơn Tự. Gọi tắt là Cụm di tích lịch sử văn hoá đình- đền- chùa Cầu Muối.

Chùa Cầu Muối quay về hướng Nam; như người Việt có câu “Lấy vợ hiền hòa; làm nhà hướng Nam”. Hướng Nam đón gió mát; tránh gió tây nóng; vừa là hướng thuận với triết lý âm dương ngũ hành; vừa có nghĩa các Đức Phật và Bồ Tát ngồi quay hướng Nam để nghe lời kêu cứu của chúng sinh trong kiếp đời mà cứu vớt. Sự bài trí tượng thờ như thu lại toàn bộ Tam Bảo; được bài trí theo giáo lý của đạo Phật. Các lớp tượng bày từ ngoài vào trong; bố trí từ thấp lên cao; gợi không khí tĩnh lặng; linh thiêng.

Chùa Cầu Muối tọa lạc trên một đồi thoai thoải, trong khung cảnh thiên nhiên đẹp, xung quanh có đồng ruộng, đồi cây tươi tốt, thoáng mát, với khuôn viên sân chùa rộng rãi. Nằm thế tựa sơn, cảnh mây núi bao phủ, gió mát quanh năm; đặc biệt trước cửa Chùa còn có cây Trâm Mai cổ thụ đã hơn 300 năm tuổi cành lá xum xuê tỏa bóng, gắn với nhiều chi tiết li kì, thần thoại.

Chùa Cầu Muối vừa hòa đồng trong cảnh quan của làng quê bình dị êm ả; vừa kết tinh khẳng định bản sắc riêng độc đáo như biểu hiện một sức mạnh thiên nhiên vùng “địa linh hội tụ long mạch” với sự huyền diệu mà con người hoài niệm, khát vọng.Chùa có tên chữ là “Linh Sơn Tự”. Ở Chùa Cầu Muối hiện nay còn lưu giữ được cây hương đá tứ diện Linh Sơn Tự được lập vào năm Hoàng triều Vĩnh Thịnh 14 (1719).


4.Đền Đuổm
Đền Đuổm là ngôi đền thờ Dương Tự Minh (Thánh Đuổm) – một vị tướng người Tày, phò mã nhà Lý, đã có nhiều công trạng.

Đền tọa lạc tại chân núi Đuổm, xã Động Đạt, huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên, bên quốc lộ 3, cách thành phố Thái Nguyên 25 km về phía tây bắc. Là một quần thể gồm các đền thờ do người dân dựng lên và những ngọn núi đá tự thiên.

Hội đền Đuổm được tổ chức vào ngày mùng 6 tháng Giêng âm lịch hàng năm. Đây là lễ hội quan trọng của chính quyền và nhân dân huyện Phú Lương cũng như đối với các đơn vị hành chính kế cận. Đền Đuổm là một điểm sáng về du lịch của huyện và tỉnh Thái Nguyên, không chỉ trong dịp Tết mà cả những thời điểm quan trọng khác của năm.

Dương Tự Minh là một thủ lĩnh người Tày ở phủ Phú Lương (huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên ngày nay) thời nhà Lý ở Việt Nam. Ông được triều đình liên tục dưới thời các vua Nhân Tông, Thần Tông và Anh Tông giao cho cai quản phủ Phú Lương và đã làm việc tích cực, góp phần làm cho địa phương phồn thịnh, giữ vững an ninh vùng rừng núi phía Bắc. Ông còn được Nhân Tông gả cho con gái là công chúa Diên Bình vào năm 1127 và được Anh Tông gả cho con gái là công chúa Thiều Dung vào năm 1144.


5.Chùa Cải Đan
Theo các tài liệu lịch sử, chùa Cải Đan cũ là ngôi chùa cổ nằm về phía Nam tỉnh Thái Nguyên, nay thuộc địa phận xóm Phố Mới, phường Cải Đan, thị xã Sông Công. Chùa được xây dựng đề thờ Cao Sơn Quý Minh Đại Vương Thần – Phò Mã lang triều Lý là tướng Dương Tự Minh từ thế kỷ 12 đã có công lớn trong cuộc kháng chiến chống giặc Tống xâm lược. Chùa là nơi tập trung cầu nguyện của đa số nhân dân trong vùng, cùng với cụm Đình, nghè Cải Đan hằng năm là nơi tổ chức Lễ hội đầu Xuân, Lễ hội cầu mùa, Lễ cơm mới,… cầu cho Quốc thái, dân an, mưa thuận, gió hoà.

Trong những năm trước cách mạng tháng Tám, Chùa Đình Nghè Cải Đan là nơi tập trung, hoạt động của du kích địa phương góp phần tạo nên thành công của cách mạng tháng Tám trên quê hương Thái Nguyên. Trong những năm 1946 – 1947, thực hiện chủ trương “tiêu thổ kháng chiến” để chống lại thực dân Pháp, chùa đã bị phá dỡ hoàn toàn. Việc phục dựng lại ngôi chùa Cải Đan và góp phần giáo dục truyền thống yêu quê hương, đất nước cho các thế hệ con em địa phương.

Với đạo lý “Uống nước nhớ nguồn, ăn quả nhớ kẻ trồng cây”, đồng thời góp phần xây dựng quê hương ngày càng văn minh tươi đẹp. Ngày 13-7-2008, trước sự chứng kiến của các cấp chính quyền và đông đảo tăng ni, phật tử, buổi lễ động thổ xây dựng nhà thờ tổ chùa Cải Đan được tiến hành.

Các Bài Hay Nên Xem Khác

Vật Phẩm Phong Thủy

BÌNH LUẬN