Mỗi lần nhảy việc, bạn lại phải làm mới bản thân và chuẩn bị tinh thần để làm quen với những thay đổi nơi công ty mới như môi trường văn hóa, đồng nghiệp… Tuy nhiên, nếu như không hiểu rõ các nguyên tắc cơ bản, bạn sẽ cảm thấy mệt mỏi và loay hoay, không biết phải làm như thế nào để thích ứng. Dưới đây là các lời khuyên giúp cho khoảng thời gian thử việc của bạn trôi qua một cách nhẹ nhàng, bạn sẽ có một khởi đầu tốt đẹp cho công việc mà bạn mơ ước bấy lâu nay.
1 Tận dụng các chuyến đi chơi nhóm
Những buổi tụ tập, du lịch tập thể ở cơ quan là cơ hội để “lính mới” kết nối với các đồng nghiệp ngoài công việc. Bạn có thể tìm hiểu thêm nhiều điều về công ty, trò chuyện mọi người xung quanh về những chủ đề mà họ thường ít đề cập đến trong giờ làm việc hay lúc tìm việc làm.
2 Ăn trưa cùng đồng nghiệp
Các đồng nghiệp luôn “vây quanh” bạn ở nơi làm việc, vì thế, nếu bạn phải ăn trưa hay uống cà phê một mình ở góc cầu thang, thì đó là lỗi của bạn. Hãy chứng tỏ sự hòa đồng, mời đồng nghiệp cùng ăn trưa, trò chuyện thoải mái về công việc hằng ngày, kế hoạch cuối tuần… Nói chung, hãy chủ động trò chuyện cùng họ.
3 Cố gắng thích nghi với văn hóa của tổ chức
Việc bạn có thể gắn bó lâu dài trong tổ chức hay không còn tùy thuộc vào mức độ bạn thích nghi với môi trường văn hóa mới. Hãy quan sát cách sếp và các đồng nghiệp ứng xử với nhau, giờ giấc trong công ty có bị ràng buộc không, bầu không khí làm việc có căng thẳng không hay mọi người thường quan tâm và bàn tán những chủ đề gì… Chủ động tìm hiểu sẽ giúp bạn nhận ra mình có thực sự phù hợp với văn hóa của công ty hay không, từ đó thay đổi để thích nghi với những điều khác biệt khi tìm việc làm tphcm. Việc làm này cũng hạn chế tối đa tình trạng sốc văn hóa, nguyên nhân chủ yếu dẫn đến nghỉ việc khi chưa hết thời gian thử việc.
4 Thể hiện thái độ trung lập với các nhóm nhân viên
Khi chưa xác định được đâu là những người đồng nghiệp tốt tính và thực sự phù hợp với bạn, đừng vội kết giao và trở thành đồng minh với một nhóm nào cả. Quyết định vội vàng có thể khiến bạn gây ra sai lầm nghiêm trọng. Hãy thử tưởng tượng xem, nếu những người lôi kéo bạn vào nhóm là những thành phần cá biệt trong công ty: lười biếng, hay nói xấu người khác, đùn đẩy công việc, vô trách nhiệm… thì vô tình bạn cũng không tránh khỏi được sự thù địch của tất cả những nhân viên còn lại. Vì vậy, khi chưa xác định được chính xác người có thể hỗ trợ đắc lực cho bạn trong công việc, hãy giữ thái độ trung lập và quan sát thêm.
5 Tìm các điểm chung
Chìa khóa quan trọng để gây dựng quan hệ đồng nghiệp tốt đẹp là tìm các điểm chung ngoài công việc. Nếu có thể, bạn nên tìm hiểu sở thích ngoài công việc của đồng nghiệp. Bạn có thể tìm thấy vô số cơ sở để xây dựng tình bạn thân thiết. Đó có thể là âm nhạc, món ăn hay sở thích đọc sách hay tìm việc làm thêm…
6 Bỏ ý nghĩ “ai cũng vậy” ra khỏi đầu
Ngay sau khi vào làm, bạn đã đọc nội quy cơ quan. Làm việc nhiều ngày nữa, bạn nhận thấy những quy định nào đó bị các đồng nghiệp cũ vi phạm không ít lần. Hãy để ý xem mọi người làm thế nào và bạn cũng làm theo như vậy, nhưng tốt nhất, bạn nên tuân thủ các quy định ngay từ đầu, tránh ý nghĩ “mọi người như vậy, mình cũng làm theo”. Nếu bạn tránh xa được những vi phạm thì điểm số của bạn sẽ được cộng đáng kể bởi tính kỷ luật, nghiêm túc trong công việc.
7 Mọi người có thể nghỉ giải lao, nói chuyện phiếm nhưng người mới nên tránh
Bạn để ý thấy các đồng nghiệp cũ có thể ra ngoài uống cà phê, gặp bạn bè vài ba lần một ngày. Nhưng nếu bạn cũng vậy, sẽ lập tức bị nhắc nhở. Thay vì a dua theo họ sao bạn không tập trung vào hoàn thành công việc nhanh nhất, để ghi điểm với Sếp? Hãy tranh thủ thời gian, tập trung vào công việc, và bạn có thể sẽ là người đầu tiên được xét khen thưởng hoặc tăng lương khi đến đợt điều chỉnh.
8 Giúp đỡ đồng nghiệp khi cần thiết
Nếu đồng nghiệp mới đề nghị bạn giúp đỡ họ, hãy tận dụng cơ hội để phát triển mối quan hệ rộng hơn. Thay vì trao đổi bằng thư, tin nhắn, hãy đề nghị nói chuyện trực tiếp với họ để giúp đỡ.