TOP 5 vị tướng tài giỏi nhất lịch sử phương Đông

0
1702
Vật Phẩm Phong Thủy

Với tài năng quân sự của mình, họ có thể làm thay đổi cả trật tự thế giới. Cùng tìm hiểu và khám phá cuộc đời của 5 danh tướng lừng lẫy trong lịch sử phương Đông dưới đây nhé!

1. Yi Sun-shin (Hàn Quốc)

Lý Thuấn Thần (Yi Sun-sin, 이순신, 李舜臣, 28/4/1545 – 16/12/1598) là một viên tướng thủy quân nổi tiếng của Triều Tiên, lập nhiều quân công trong chiến đấu chống lực lượng hải quân Nhật Bản trong Chiến tranh Nhật Bản-Triều Tiên (1592-1598) thời Triều Tiên. Tước của ông là Tam đạo Thủy quân Thống chế sứ (삼도 수군 통제사, 三道水軍統制使, nghĩa là “Tư lệnh Hải quân của ba đạo”) được duy trì như tước của các chỉ huy của lực lượng chiến đấu của hải quân Triều Tiên cho đến tận năm 1896. Ông còn nổi tiếng với việc sử dụng sáng tạo tàu con rùa. Ông nổi danh là một trong số ít đô đốc hải quân toàn thắng (ít nhất là 23).

2. Thành Cát Tư Hãn (Mông Cổ)

Ông là một nhà quân sự lỗi lạc và quan trọng của lịch sử thế giới, ông được người Mông Cổ dành cho sự tôn trọng cao nhất, như là một vị lãnh đạo đã loại bỏ hàng thế kỷ của các cuộc giao tranh, mang lại sự thống nhất cho các bộ lạc Mông Cổ. Cháu nội của ông và là người kế tục sau này, Khả hãn Hốt Tất Liệt đã thiết lập ra triều đại nhà Nguyên của Trung Quốc. Tháng 10 năm Chí Nguyên thứ 3 (1266), Hốt Tất Liệt đã truy tôn Thành Cát Tư Hãn miếu hiệu là Thái Tổ, nên ông còn được gọi là Nguyên Thái Tổ. Thụy hiệu khi đó truy tôn là Thánh Vũ Hoàng đế. Tới năm Chí Đại thứ 2 (1309), Nguyên Vũ Tông Hải Sơn gia thụy thành Pháp Thiên Khải Vận. Từ đó thụy hiệu của ông trở thành Pháp Thiên Khải Vận Thánh Vũ Hoàng đế.

3. Tôn Tử (Trung Quốc)

Tôn Vũ (545 TCN – 470 TCN) (giản thể: 孙武; phồn thể: 孫武; bính âm: Sūn Wǔ) tên chữ là Trưởng Khanh, là một danh tướng vĩ đại của nước Ngô ở cuối thời Xuân Thu, nhờ cuốn binh thư của mình mà được tôn là Tôn Tử, lại bởi hoạt động chủ yếu ở nước Ngô, nên được gọi là Ngô Tôn Tử để phân biệt với Tôn Tẫn (Tề Tôn Tử là người nước Tề ở thời Chiến Quốc)

4. Nguyễn Huệ (Việt Nam)

Nguyễn Huệ và hai người anh em của ông, được biết đến với tên gọi Anh em Tây Sơn, là những lãnh đạo của cuộc khởi nghĩa Tây Sơn đã chấm dứt cuộc nội chiến Trịnh-Nguyễn phân tranh giữa hai tập đoàn phong kiến Trịnh ở phía bắc và Nguyễn ở phía nam, lật đổ hai tập đoàn này cùng nhà Hậu Lê, chấm dứt tình trạng phân liệt Đàng Trong – Đàng Ngoài kéo dài suốt 2 thế kỷ. Ngoài ra, Nguyễn Huệ còn là người đánh bại các cuộc xâm lược Đại Việt của Xiêm La từ phía nam, của Đại Thanh từ phía bắc. Bản thân ông đã cầm quân chiến đấu từ năm 18 tuổi, trong 20 năm ông đã trải qua hàng chục trận đánh lớn, và chưa hề thua một trận nào, là một vị tướng cầm quân bất bại. Đồng thời. khi ở cương vị hoàng đế, ông cũng tỏ rõ tài cai trị khi đề ra nhiều kế hoạch cải cách tiến bộ trong kinh tế, văn hóa, giáo dục, quân sự… nhằm xây dựng đất nước và tiếp thu khoa học kỹ thuật hiện đại từ phương Tây.

Sau 20 năm liên tục chinh chiến và 3 năm trị quốc, khi tình hình đất nước bắt đầu có chuyển biến tốt thì Nguyễn Huệ đột ngột qua đời ở tuổi 39. Sau cái chết của ông, nhà Tây Sơn suy yếu nhanh chóng. Người kế vị ông là Quang Toản vẫn còn quá nhỏ (9 tuổi) nên không đủ bản lĩnh để lãnh đạo Đại Việt, triều đình lâm vào mâu thuẫn nội bộ và thất bại trong việc tiếp tục chống lại kẻ thù của Tây Sơn. Cuộc đời hoạt động của Nguyễn Huệ được một số sử gia đánh giá là đã đóng góp quyết định vào sự nghiệp thống nhất đất nước của triều đại Tây Sơn.

5. Kwon Yul (Hàn Quốc)

Năm 1593 đã xảy ra một cuộc chiến kịch liệt giữa quân đội Joseon và Nhật Bản tại vùng núi Haengju. Người Hàn gọi đây là đại thắng Haengju, cùng với chiến thắng của tướng Yi Sun-shin ở Hansan và tướng Kim Si-min ở Jinju là 3 trận thắng lớn trong cuộc chiến chống xâm lược Nhật Bản năm Nhâm Thìn (1592) của Joseon.

Lúc bấy giờ 3 vạn quân Nhật bao vây vùng núi Haengju, tấn công tới 9 lần vào thành của Joseon nhưng đều bị đẩy lui bởi sự đồng tâm hiệp lực của hơn 1 vạn quân Joseon và công lao vận chuyển đất đá của nhiều phụ nữ trong thành. Trong trận đại thắng lịch sử ở Haengju này không thể không nhắc đến Kwon Yul vị danh tướng, tổng chỉ huy quân đội Joseon trong suốt 7 năm chiến tranh với Nhật Bản (1592-1598).

Các Bài Hay Nên Xem Khác

Vật Phẩm Phong Thủy

BÌNH LUẬN