Top 7 cách uống nước sẽ gây hại cho sức khỏe

0
1350
Vật Phẩm Phong Thủy

Một cốc nước được tu ừng ực khi bạn đang nhễ nhại mồ hôi, khát cháy họng tưởng như tốt cho cơ thể. Nhưng điều đó lại gây ảnh hưởng xấu đến cơ thể.

1 Uống nước ừng ực gây hại cho tim
Gần một tuần nay, anh Nguyễn Mạnh Chung (Ba Vì, Hà Nội) là thợ phụ hồ cho một công trường xây dựng phải nghỉ ở nhà do có những cơn đau thắt ở ngực. Đi khám, bác sĩ cho biết tim, thận của anh có vấn đề. Sau khi hỏi về sinh hoạt hàng ngày của bệnh nhân, bác sĩ đã yêu cầu anh Chung ngoài việc nên giảm ăn mặn còn khuyến cáo anh bỏ ngay thói quen uống ừng ực cả ca nước sau mỗi giờ nghỉ giải lao ở công trường.
Sau khi lao động, những mao mạch máu ở đường ruột, dạ dày ở trạng thái co lại, cơ bắp tập trung trong khi lao động cũng rất căng thẳng. Nếu ngay lúc đó đưa một lượng lớn nước vào cơ thể thì dạ dày sẽ không hấp thụ và chuyển hóa ngay được. Nước dễ bị tích tụ trong dạ dày và đường ruột gây cảm giác khó chịu, buồn nôn ảnh hưởng đến việc tiêu hóa. Hơn nữa, buồng tim đã vất vả trong khi lao động, nếu tăng đột ngột một lượng lớn nước trong cơ thể thì tim lại phải tiếp tục làm việc nhiều hơn để điều hòa, không tốt cho tim gây huyết áp cao.

Ngoài ra, việc uống nước trong lúc ăn cơm cũng được các chuyên gia khuyến cáo là không nên. Lý do là vì năm phút sau khi uống, nước đã hòa loãng và đưa dịch vị dạ dày xuống ruột, khiến cho sự tiêu hóa khó khăn. Hơn nữa vừa uống vừa ăn sẽ nuốt món ăn bạn chưa được nhai kỹ không tốt cho tiêu hóa và hấp thu. Chỉ nên uống nước mười phút trước khi ăn hoặc một giờ sau khi ăn (tất nhiên là trừ trường hợp đang ăn bị nghẹn, bạn cần uống nước ngay).

2 Chỉ uống nước khi khát
Hầu như ai trong chúng ta chỉ khi khát nước mới uống. Trong khi đó, khát nước lại là dấu hiệu của việc cơ thể đã bị mất đi một lượng nước khá lớn. Sự thiếu hụt này ảnh hưởng rất nhiều đến quá trình hấp thụ, trao đổi chất trong cơ thể. Bởi lẽ, chỉ 3% nước bị mất đi cũng đủ khiến cơ thể bạn trở nên choáng váng. Nếu để tình trạng kéo dài, máu sẽ bị cô đặc gây nguy cơ các bệnh tim mạch.

3 Uống quá nhiều nước đá
Mùa hè mang đến cái thời tiết nắng nóng, uống nước lạnh làm cho cơ thể trực tiếp được giải phóng đi cái nóng oi bức. Chính vì thế nhiều người đã sử dụng nước lạnh để giải tỏa đi cái nóng của mùa hè tạo thành một thói quen có thể gây nguy hại cho sức khỏe của bạn dễ gây đau dạ dày.

Uống nhiều đá lạnh sẽ là nguy cơ tiềm ẩn của nhiều loại bệnh mãn tính như: viêm mũi dị ứng, suyễn, thấp khớp, huyết áp … Chưa kể, chất lượng đá tại các cửa hàng cũng không hẳn đã an toàn. Dù bạn có tự làm đá tại gia thì nó cũng chưa chắc đã sạch và không có vi khuẩn.

Đối với trẻ em, các bé thường rất thích uống nước đá, tuy nhiên, bố mẹ cần phải hạn chế điều này bởi nước đá sẽ khiến bé rất dễ ốm yếu.

4 Quan niệm “uống nhiều nước để thải độc” rất nguy hiểm
Uống nước nhiều đi tiểu nhiều. Uống nước ít đi tiểu ít. Uống nước nhiều tiểu nhiều nhưng nước tiểu loãng. Uống nước ít tiểu ít nhưng nước tiểu đặc. Hàm lượng như nhau.

Thậm chí uống nước nhiều không đào thải được, mà chỉ có đẩy nước thôi. Cho nên chết thận, bắt thận làm việc nhiều. Nguy hiểm vô cùng!

5 Uống nước ngay sau khi vận động
Sau khi vận động, cơ thể tiết ra nhiều mồ hôi nên bạn cảm thấy rất khát nước. Tuy nhiên, việc bạn uống nước ngay sau khi vận động sẽ gây loãng máu. Mặt khác, lúc nàytimđang phải hoạt động cật lực để bơm máu đi khắp cơ thể, hiện tượng loãng máu sẽ gây những hậu quả nguy hiểm.

6 Vừa ăn vừa uống nước
Vì thời tiết nắng nóng, nhiều người có thói quen vừa ăn vừa uống nước. Điều này làm loãng dịch vị ảnh hưởng không tốt đến quá trình tiêu hóa và hấp thu chất dinh dưỡng trong cơ thể không hề tốt cho người bị bệnh tiểu đường.

7 Không uống nước vào buổi sáng
Cơ thể sau một đêm ngủ dậy đã tiêu hao hết lượng nước hôm trước nên cần được bổ sung vào sáng hôm sau để thúc đẩy tuần hoàn máu, lọc chất thải. Một ly nước ấm uống vào buổi sáng sẽ giúp bổ sung lượng nước, giúp làm giảm độ dính của máu, thúc đẩy tuần hoàn máu, lọc đi những chất thải trong máu.

Các Bài Hay Nên Xem Khác

Vật Phẩm Phong Thủy

BÌNH LUẬN