Top 5 lễ hội truyền thống lớn và nổi tiếng nhất ở Bình Phước

0
2669
Vật Phẩm Phong Thủy

Mỗi cùng đất trên nước ta đều có những bản sắc riêng với những lễ hội đặc sản vùng miền khác nhau . Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu xem những lễ hội truyền thống đặc sắc ở Bình Phước nhé.

1.Lễ tết Chol Chnăm Thmây
Lễ Tết cổ truyền Chôl Chnăm Thmây có nghĩa là “Vào năm mới” (còn gọi là lễ chịu tuổi), là lễ Tết lớn nhất trong năm của người Khmer, diễn ra từ 13 đến 15 tháng 3 Âm lịch hàng năm, tại xã Lộc Khánh, Lộc Hưng (Lộc Ninh).

Hằng năm, cứ đến trung tuần tháng tư dương lịch, đồng bào Khmer ở Nam bộ tổ chức lễ Chôl Chnăm Thmây, còn gọi là Lễ vào năm mới, (tức là ngày Tết của người Khmer). Theo quan niệm của đồng bào Khmer thì đây là lúc giao mùa giữa mùa nắng và mùa mưa. Giai đoạn này, cây cỏ trở nên tươi tốt và thiên nhiên đầy sức sống. Chính sự đâm chồi nẩy lộc của cây cối mà người Khmer quan niệm là sự khởi đầu của một năm mới, gọi là Chôl Chnăm Thmây.

Sự tích Chôl Chnăm Thmây được lưu truyền như sau, ngày xưa có một cậu bé tên Thom Ma Bal, rất thông minh, biết đem sự hiểu biết của mình truyền bá cho mọi người. Dân chúng rất thán phục và rất thích nghe cậu thuyết giảng. Tài trí Thom Ma Bal ngày càng lan rộng đến tận thượng giới. Các vị thiên thần cũng xuống trần gian xin nghe Thom Ma Bal thuyết giảng. Do vậy, những buổi thuyết giảng của thần KaBưl Maha Brưm trên thượng giới ngày càng vắng vẻ.

Thần Kabưl Maha Brưm rất có uy thế trên thượng giới lấy làm tức giận. Thần đã cho gọi hết các vị thiên thần trở về, cấm không cho xuống trần gian nghe thuyết giảng. Đồng thời thần tìm cách hãm hại Thom Ma Bal. Thần đã đặt ra ba câu đố bắt Thom Ma Bal phải trả lời. Nếu không trả lời được thì Thom Ma Bal phải dâng mạng sống cho thần. Nhưng Thom Ma Bal đã trả lời được câu đố của Thần Kabưl Maha Brưm. Và theo lời hứa thần đã tự cắt đầu của mình.

Ngày nay, khi đến chùa của người Khmer bất kỳ, ta thường thấy đầu thần Ka Bbưl Maha Brưm (Thần Bốn Mặt) được thờ trong các tháp xây trong chùa. Nơi đặt đầu của thần là vị trí trung tâm, là bàn thờ chính trong các nghi lễ tôn giáo cũng như các nghi lễ truyền thống được tổ chức trong chùa.

Cùng với Tết cổ truyền của cộng đồng các dân tộc Việt Nam, Tết Chôl Chnăm Thmây của cộng đồng Khmer vẫn còn lưu giữ những phong tục lễ, Tết rất độc đáo. Với họ, tấm lòng kính Phật là một đức tin bất di bất dịch, bởi trong tư duy đơn giản của mọi người, đức Phật từ bi là trên hết.

Tết Chôl Chnăm Thmây được tiến hành theo phong tục của người Khmer diễn ra trong ba ngày theo những nghi lễ sau:

Ngày thứ nhất: Chọn ra một giờ tốt (7 giờ sáng hoặc 5 giờ chiều, hay 12 giờ đêm tùy theo từng năm), mọi người tắm gội, ăn mặc đẹp và mang theo lễ vật vào chùa làm lễ rước lịch “Maha Sangkran”. Lễ này được vị Acha hướng dẫn mọi người xếp hàng đi ba vòng quanh chính điện làm lễ, sau đó mọi người lễ Phật tụng kinh mừng năm mới. Đêm xuống, trai gái trong phum, sóc tụ tập về sân chùa, tham gia các sinh hoạt vui chơi giải trí, múa dù-kê, rô-băm, lâm-thôl…

Ngày thứ hai: Buổi sáng, Phật tử làm lễ dâng cơm cho các sư sãi. Theo tục lệ nhà chùa, vào ngày sóc, vọng, ngày Tết, lễ… các tín đồ đi chùa lạy Phật và dâng cơm mời các nhà sư, đáp lại các nhà sư sẽ làm lễ tạ ơn cho những người làm ra hạt thóc, cũng như đưa những vật thực đến những linh hồn thiếu đói và sau khi ăn, các sư sãi làm lễ chúc phúc cho Phật tử.

Buổi chiều, là lễ đắp núi cát, mọi người tìm cho mình mớ cát sạch đem đến chùa, theo chỉ dẫn của vị Acha, tất cả những người có mặt sẽ đắp thành ngọn núi nhỏ ở chín hướng. Núi cát là tượng trưng cho vũ trụ và núi thứ chín ở giữa là trung tâm của thế giới. Tiếp theo là phần lễ quy y cho núi, đến ngày hôm sau thì làm lễ xuất thể.

Tất cả các nghi lễ này đến ngày nay được gìn giữ gọi là Anisong Puôn Phnom khsach, nghĩa là “Phúc duyên đắp núi cát” – Đây là một tập tục lưu truyền theo sự tích về một người làm nghề săn bắn từ lúc trẻ đến già đã giết rất nhiều loài thú. Ông được một nhà sư hướng dẫn tích phước bằng cách đắp núi cát, về già ông luôn ám ảnh bởi những loài thú mà ông đã săn bắn, chúng lúc nào cũng đòi mạng ông, nhưng nhờ tích phước từ việc đắp núi cát nên ông tỉnh táo bảo các loài chim muông hãy đi đến hết những hạt cát mà ông đã đắp, sau đó hãy đòi nợ ông. Nhưng do ông đã đắp quá nhiều núi cát nên các loài thú không tài nào đi hết, nên bọn chúng kéo nhau đi và từ đó ông thợ săn già cố gắng tích đức cho đến một ngày ông về với cõi Phật.

Ngày Tết thứ ba là ngày lễ tắm Phật: Lễ này được diễn ra sau khi các tín đồ dâng cơm sáng và trưa cho các vị sư sãi. Lễ được tổ chức theo nghi lễ là dùng nước tinh khiết có ướp nước hoa cùng nhang đèn cúng Phật. Họ dùng những nhành hoa vẫy những giọt nước hoa lên tượng Phật, sau đó là tắm cho các nhà sư cao niên. Kế tiếp, các nhà sư đến những ngôi tháp dựng hài cốt, các nghĩa trang, làm lễ cầu siêu cho vong linh người đã khuất và cuối cùng là lễ tắm tượng Phật tại gia. Sau nghi lễ, các con cháu mời ông bà, cha mẹ đến để tạ lễ, xin tha thứ những lỗi lầm, thiếu sót trong năm cũ, để sang năm mới mọi người trong gia đình phấn đấu tốt hơn. Sau ba ngày lễ Tết, mọi sinh hoạt của cộng đồng người Khmer trở lại bình thường và sẵn sàng bước vào vụ mùa mới.

Trong ngày Tết Chôl Chnăm Thmây, người dân Khmer làm bánh tét và mang theo cùng các loại hoa quả đến chùa để cúng dường với mong ước được may mắn, hạnh phúc trong cuộc sống.

Cùng với Tết cổ truyền của cộng đồng các dân tộc Việt Nam, Tết Chôl Chnăm Thmây của cộng đồng Khmer vẫn còn lưu giữ những phong tục lễ, Tết rất độc đáo. Với họ, tấm lòng kính Phật là một đức tin bất di bất dịch, bởi trong tư duy đơn giản của mọi người, đức Phật từ bi là trên hết./.

2.Lễ hội Miếu Bà
Miếu Bà Thuộc xã Sơn Giang huyện Phước Long, Bình Phước. Miếu do những tù nhân chính trị ở nhà tù Bà Rá bí mật xây dựng năm 1943 và làm bài vị thờ tượng trưng có ghi 4 chữ Hán ” Chúa xứ nương nương” nhằm che mắt bọn tay sai nên đặt tên là miếu Bà để cho bọn thực dân công nhận ngôi miếu này. Đến năm 1958 được dời đến nơi ở toạ lạc hiện nay và được gọi là “Miếu Bà”. Hàng năm vào ngày mùng 1 đến mùng 4/3 âm lịch, đông đảo khách thập phương trong và ngoài tỉnh hành hương về đây để “ Vía Bà”.

Diễn biến lễ hội:

– Ngày mùng 1/3 AL Ban tổ chức tiến hành làm lễ thay y phục, tắm tượng đến 12 giờ đêm cùng ngày làm lễ rước Bà về.

– Ngày mùng 2, tối làm lễ tế Bà khoảng 1 giờ đồng hồ, sau đó để khách hành hương vào làm lễ dâng hương, lễ Bà và xin lộc.

– Ngày mùng 3 tiếp tục khách thập phương dâng lễ.

– Ngày mùng 4/3 AL Ban tổ chức làm lễ tạ Bà vào buổi trưa, kết thúc lễ hội.

Miếu Bà là một trong những di ích lịch sử minh chứng về sự xâm lược của thực dân Pháp, nằm trong các chứng tích khác như: Hàng Điệp, vườn cây lưu niệm Nguyễn Thị Định, Sân bay Phước Bình nơi đồng chí Nguyễn Thành Trung năm 1975 thực hiện phi vụ ném bom dinh Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu và lái chiếc F5 đáp xuống sân bay Phước Bình vùng Cách mạng an toàn.


3.Lễ hội đâm trâu mừng được mùa
Lễ đâm trâu được tổ chức mừng chiến thắng, khánh thành nhà rông, làm lễ cầu an, lễ phá điềm xấu, điểm gở cho cả buôn làng, cũng có khi chỉ có 1 gia đình đứng ra tổ chức để tạ ơn thần linh nhưng tham gia vào lễ hội là cộng đồng. Lễ hội đâm trâu mừng được mùa là một sinh hoạt văn hóa nổi bật nhất, mang tính tổng hợp cao, có nhiều loại hình nghệ thuật dân gian được huy động vào lễ hội.

Nghi thức đâm trâu hiến tế cho thần linh được tổ chức trước sân nhà rông họặc nơi hội họp của làng. Cây nêu dựng trước sân là biểu tượng chính của lễ hội, cây nêu làm bằng tre được trang chí những hoa văn truyền thống, nhựng hình tượng chim thú biểu trưng của đồng bào dân tộc, Một số thanh niên mang dây thừng bện bằng vỏ cây thật chắc lên rẫy tìm bắt con trâu mang về cột vào gốc cây nêu. Già làng chủ lễ cúng hồn lúa cùng Giàng, háy bài khóc trâu thật thống thiết…Buỗi lễ diễn ra long trọng trong tiếng cồng chiêng sôi động, tiếng kèn, tiếng hò reo làm cho không khí vừa huyền bí vừa náo nức. Dân làng cữ ra một tràng trai khỏe mạnh để đâm trâu, người thanh niên đóng khố cởi trần, già làng trao cho anh 1 cây lao đầu bịt sắt nhọn, người này nhảy múa quanh con trâu trong tiếng reo hò phấn khích của dân làng, tiếng cồng chiêng thúc giục, hai thanh niên khác chặt vào khuỷu chân con trâu lấy máu bôi vào cây nêu và kèn Glet. Sau đó là lễ cúng cho hồn lúa, một sợi dây chỉ tượng trưng cho đường đi được buộc từ kho lúa đền đầu con trâu, già làng lấy máu trâu hòa vào ché rượu rồi đổ vào các bình nước sau đó lấy nước này tưới lên kho lúa để tắm mát cho hồn lúa.

Làm xong nghi lễ mọi người cùng hát múa, ăn mừng uống rượu cần. Xong lễ người ta làm thịt trâu chia cho dân làng mang vềm thể hiện sự đoàn kết của cộng đồng.

4.Lễ hội “Quay đầu trâu” mừng lúa mới của người S’tiêng
Đây là nghi lễ lớn nhất của người S’tiêng ở vùng Bù Đăng, tỉnh Bình Phước và cũng là dịp để họ tổ chức ăn tết cúng tạ ơn các Yàng, cầu mong sự sinh sôi nảy nở cho muôn vật, sự bình an cho gia đình dòng họ và cả cộng đồng. Khi gia chủ chuẩn bị xong các công việc cơ bản thì tổ chức đi đón khách quý ở các sóc hoặc dòng họ nơi khác đến. Đi đến giữa đường bên chủ và bên khách tổ chức đấu khêl (khiên), trong tiếng cổ vũ âm vang của cồng, chiêng. Những dũng sĩ bên chủ và bên khách vào cuộc đấu khêl trong sự reo hò, vui mừng, thân thiện với tinh thần hoà hợp. Có thể nói đây là một nghi thức nhằm ôn lại truyền thống đấu tranh chống lại kẻ thù của cha ông có từ xa xưa. Sau nghi lễ đấu khêl, chủ mời khách vào nhà để làm lễ chính thức và sau đó thì đãi tiệc.

Gia chủ lấy cây nêu nhỏ và một chén rượu cần đặt dưới kho lúa. Khấn gọi mẹ lúa về nghỉ ngơi sau một năm sinh đẻ vật vã. Sau đó mời gọi các yàng: sông, suối, trời, đất… về để cảm ơn và thiết đãi lễ vật. Xong nghi thức trên thì tiến hành đâm trâu, lấy máu bôi lên cây nêu ở kho lúa và nhiều đồ vật khác… Sau đó thịt trâu được chế biến, chủ nhà bày rượu cần, cơm lam mời những vị khác ngồi lại khấn cầu cho tình bạn của họ mãi mãi bền chặt. Ai trái lời nguyền sẽ bị thần linh trừng phạt. Khấn cầu cho gia đình, cộng đồng, sóc có cuộc sống yên bình no đủ.

Rượu cần được rót vào đinh tul khâl yun, chủ nhà uống trước và sau đó mời khách và thứ tự hết những người lớn tuổi. Chỉ cang rượu cần đầu mang tính nghi thức còn về sau ai thích uống bao nhiêu thì uống, không có ép buộc. Men rượu làm con người thăng hoa hơn, gần gũi với thần linh hơn và cũng chân thật hơn bao giờ hết. Rượu cần, cây nêu, phẩm vật hiến tế như chiếc cầu nối để con người thông linh, giao hoà với trời đất, thần linh. Để con người giãi bày tâm sự, khẩn cầu những ước nguyện của mình. Tình bạn, tình yêu, tình người nảy nở từ đây. Tính chất của lễ hội và những cang rượu cần đã thắt chặt tình đoàn kết giữa người S’tiêng với nhau và các dân tộc anh em khác. Đây cũng là yếu tố nhân văn ngàn đời của người S’tiêng để có thêm sức mạnh vượt qua những khó khăn trong cuộc sống, trong chiến đấu, trong lao động sản xuất./.


5.Lễ cầu mưa của người S’tiêng Bù Lơ
Hàng năm vào cứ mùa khô, đầu mùa mưa người STiêng Bù Lơ tổ chức làm lễ cầu mưa theo từng bon (Wăng). Lễ cầu mưa là lễ hội rất quan trọng, do đó công việc chuẩn bị phải chu đáo.

Các vị Già làng và chủ làng ấn định thời gian hành lễ, sau đó họp cả bon để phân công công việc cụ thể.

– Trai tráng và một số nghệ nhân làm cột cây nêu và những công việc nặng nhọc khác.

– Phụ nữ chuẩn bị củi, nước, gạo nếp, ống nứa để nấu cơm lam, một ché rượu cần để cúng lễ.

Đến giờ làm lễ, cả làng tập trung đầy đủ, trâu buộc chặt vào cây nêu, mọi người đúng thành vòng tròn chứng kiến nghi lễ. Sau khi đông đủ cả làng, Già làng (Bu Kuông) tuyên bố lý do buổi lễ, 1 đến 3 người đàn ông ở độ tuổi trung niên cầm lao hoặc chà gạc để giết trâu, Già làng lấy máu bôi lên cột cây nêu, dùng gạo trắng và muối rải lên mình trâu. Sau đó ngồi bên ché rượu cần để cúng các vị thần lúa, thần mưa, thần rừng, cầu cho mưa thuận gió hoà để dân làng có một mùa vụ năm mới bội thu, cầu cho vạn vật sinh sôi nảy nở. Xong nghi lễ, mọi người xẻ trâu lấy thịt nướng, uống rượu cần và tận mục sở thị những màn biểu diễn cồng chiêng, những điệu múa cùng các nghệ nhân và nam nữ miền sơn cước, cuộc vui tiếp tục cho đến khi màn đêm buông xuống, mọi người sẽ được già làng giáo huấn về luật tục và xướng sử thi cho đến sáng hôm sau.

Các Bài Hay Nên Xem Khác

Vật Phẩm Phong Thủy

BÌNH LUẬN