Top 6 bức họa cổ đắt giá nhất của Trung Quốc

0
4173
Vật Phẩm Phong Thủy

Trong lịch sử dài lâu của mình, người Trung Quốc đã tạo ra rất nhiều tác phẩm nghệ thuật tuyệt vời. Chúng đều là những báu vật vô giá của nền văn minh Trung Hoa. Trải qua nhiều cuộc chiến loạn, những bức họa nổi tiếng từng thất lạc đã được thu thập trở lại trong những bảo tàng khác nhau trên toàn quốc. Sau đây là 10 bức họa cổ nổi tiếng nhất Trung Hoa cổ đại

1. Lạc thần phú đồ

Cố Khải Chi là tác giả của hơn 60 bức họa nổi tiếng nhưng mai một qua 16 thế kỷ biến loạn và binh lửa. Trong các tác phẩm của ông, có Lạc Thần phú đồ dựa theo bài phú Lạc thần nổi tiếng của Tào Thực viết về mối tình huyền hoặc đối với Lạc thần Mật Phi.

Lạc thần phú đồ và Nữ sử châm đồ, qua các triều đại đều được coi là báu vật quốc gia, được đưa vào cung đình bảo quản từ đời Tống Huy tông, đến đời Nguyên, Minh, Thanh. Cho tới khi liên quân 8 nước đánh vào Bắc Kinh, trong số các bảo vật bị lấy đi có hai bức họa này. Hiện nay hai bức họa này đang được giữ ở bảo tàng Anh. Còn ở Trung Quốc, chỉ còn lại các bản sao của họa sỹ đời Minh.

2. Bộ liên đồ

Tác giả của bức họa này là Diêm Lập Bổn, một trong những họa sĩ được kính trọng nhất đầu thời Đường (618 – 907). Bức “Bộ liên đồ” miêu tả lại cảnh hoàng đế Đường Thái Tông Lý Thế Dân đón tiếp các sứ giả Tây Tạng.

Bức tranh rộng 38,5 cm, dài 129,6 cm, được vẽ trên lụa và được đánh giá cao ở cả hai khía cạnh lịch sử và nghệ thuật, hiện được trưng bày ở bảo tàng Cố cung Bắc Kinh.

3. Đường cung sĩ nữ đồ

Bức họa mô tả cuộc sống thoải mái, hạnh phúc của một triều đại cực thịnh về Phật giáo.

Bức tranh cuộn Thiếu nữ đeo hoa của họa sĩ Châu Phong
Bức tranh này được đặt trên một cuộn, dài 180 cm và rộng 46 cm.

Bức tranh này là một bức tranh đầy màu sắc – giàu truyền thống và rất thực tế bởi phong cách vẽ tốt và quan tâm đến từng chi tiết. Các đường vẽ trên bức tranh này là tốt đẹp và đầy màu sắc, đơn giản và diễn cảm. Các khuôn mặt và bàn tay của những phụ nữ cao quý được diễn tả một cách chính xác, tinh tế và rất ít nét vẽ hoạt hình. Các ngón tay tinh tế – nhanh nhẹn và quần áo của họ thì chảy chuốt và khá rung cảm.

4. Hàn Hi Tái dạ yến đồ
Hàn Hi Tái vốn là một viên quan cao cấp trong triều đình của Nam Đường Hậu chủ Lý Dục. Sau khi nghe được những lời đám tiếu về các bữa tiệc phóng túng trái với Nho giáo của Hàn Hi Tái, Lý Hậu chủ đã cử Cố Hoành Trung tới tham dự một bữa tiệc như vậy và mô tả lại nó bằng tranh[1]. Kết quả của vụ điều tra là bức tranh Hàn Hi Tái dạ yến đồ. Bản sao hiện nay của tác phẩm được thực hiện vào thế kỷ 12, vì vậy rất có thể nó cũng đã chịu một số thay đổi cho phù hợp với thời đại, tuy nhiên bức tranh vẫn có giá trị tư liệu rất lớn trong việc mô tả cuộc sống của giới thượng lưu Trung Quốc thế kỷ 10. Bức tranh mô tả rất chi tiết trang phục của các quan chức, các nghệ sĩ xướng ca cùng với nội thất của một gia đình quyền quý vẫn còn ảnh hưởng của văn hóa thời nhà Đường nhưng cũng đã có những thay đổi[2].

Vào đầu thế kỷ 20, Hàn Hi Tái dạ yến đồ cùng nhiều báu vật cung đình khác từng được hoàng đế Phổ Nghi đưa khỏi Trung Quốc, tuy nhiên sau đó nó đã được đem trở lại Cố Cung và hiện là một trong những tác phẩm quý giá nhất trong bộ sưu tập của Bảo tàng Cố Cung. Một phần nhỏ của bức tranh hiện được lưu giữ tại Bảo tàng Cố Cung Đài Bắc, Đài Loan[3].

5. Thiên lý giang sơn đồ

Tác phẩm duy nhất của Vương là bức tranh lụa với chiều dài 11,9 m với tên gọi Thiên lý giang sơn (Non sông ngàn dặm, 千里江山).[3]. Tác phẩm này được hoàn thành vào năm 1113 khi ông mới 18 tuổi . Đây là một trong những bức tranh lớn nhất trong lịch sử Trung Hoa và cũng là một trong những tác phẩm đồ sộ nhất của nền nghệ thuật Trung Quốc . Hiện giờ nó được trưng bày vĩnh viễn ở Bảo tàng Cố Cung .

6. Thanh minh thượng hà đồ

Thanh minh thượng hà đồ (giản thể: 清明上河图; phồn thể: 清明上河圖; bính âm: Qīngmíng Shànghé Tú; nghĩa là “tranh vẽ cảnh bên sông vào tiết Thanh minh”, hay có ý cho là “tranh vẽ cảnh bên sông vào tiết trời trong sáng”) là tên của một số tác phẩm hội họa khổ rộng của Trung Quốc, trong đó bản đầu tiên và nổi tiếng nhất là bức tranh của họa sĩ Trương Trạch Đoan vẽ đời nhà Tống. Tác phẩm mô tả cảnh sống của người dân Trung Quốc đời Tống tại kinh đô Biện Kinh (tức Khai Phong ngày nay) với đầy đủ những sinh hoạt thường nhật, trang phục, ngành nghề, các chi tiết kiến trúc, đường sá cũng được mô tả kỹ lưỡng với nhiều màu sắc trên một diện tích rộng. Thanh minh thượng hà đồ được vẽ trên một cuộn giấy dài có kích thước 24,8×528,7 cm.

Danh tiếng của Thanh minh thượng hà đồ tại Trung Quốc rất lớn, chính vì vậy đôi khi nó được gọi là “Mona Lisa của Trung Quốc”. Nó là báu vật của nhiều triều đại phong kiến Trung Quốc và hiện được trưng bày tại Cố Cung Bắc Kinh.

Phần ngoài cùng bên phải minh họa cảnh thôn dã với nhiều cây cối

Phần tranh mô tả bến cảng với nhiều thuyền buồm đỗ dọc sông

Phần tranh bên trái của bến cảng mô tả cảnh cây cầu kiểu cổ với rất nhiều hàng quán ngay trên cầu, phía dưới là một chiếc thuyền chưa cất hết buồm đang tìm cách cập bến

Phần tranh bên phải mô tả đại môn Biện Kinh với phố xá tấp nập và rất nhiều loại cửa hiệu, người buôn bán
Bản gốc
Trên diện tích 1,31 m² của Thanh minh thượng hà đồ, họa sĩ Trương Trạch Đoan đã vẽ chi tiết tổng cộng 814 nhân vật, 28 thuyền, 20 xe cộ, 60 con vật và 170 cây cối trên ba phần tương đối phân biệt. Phần ngoài cùng bên phải mô tả vùng ngoại ô Biện Kinh với các cánh đồng, những người nông dân, tiều phu và mục đồng, phần này được ngăn cách với phần giữa bằng cây cầu đông người qua lại. Phần ở giữa bức tranh mô tả các hoạt động, nhà cửa ở bên ngoài đại môn Biện Kinh. Phần ngoài cùng bên trái bức tranh mô tả cuộc sống nhộn nhịp bên trong thành với rất nhiều hàng quán, người qua lại với đủ dáng điệu, quần áo, cử chỉ.

Các Bài Hay Nên Xem Khác

Vật Phẩm Phong Thủy

BÌNH LUẬN