Không phải ai cũng có đủ khả năng tài chính để mua căn hộ chung cư từ những chủ đầu tư lớn, hoặc có đầy đủ giấy tờ pháp lý. Nhiều người chấp nhận mua nhà chung cư chưa sổ hồng dù biết có những rủi ro nhất định. Bạn nên làm gì để giảm thiểu rủi ro trong trường hợp này?
Mua nhà chung cư chưa sổ hồng được xem là một việc làm chứa khá mạo hiểm, có khả năng sẽ mất trắng tài sản vì không đầy đủ giấy tờ pháp lý. Tuy nhiên, nếu như người mua thực hiện đúng những quy trình sau đây sẽ giảm được nguy cơ ít nhiều khi mua bán nhà đất không có sổ hồng
1 Trường hợp mua trực tiếp nhà đầu tư
Nếu mua nhà chung cư chưa sổ hồng từ chủ đầu tư thì hợp đồng mua nhà phải được ký trực tiếp với chủ đầu tư. Nếu đến thời điểm giao nhà mà chủ đầu tư vẫn chưa có sổ hồng thì hợp đồng đó phải được công chứng và ghi chú lại thời điểm có sổ hồng là khi nào.
Một cách khác để người mua có thể “nắm cán” là cố gắng đàm phán để giữ lại bao nhiêu % giá trị, sau khi nhận sổ hồng sẽ hoàn tất số tiền còn lại. Cách làm như vậy sẽ khiến chủ đầu tư phải có trách nhiệm với khách hàng của mình.
2 Trường hợp mua nhà của hộ gia đình hoặc cá nhân
Nếu bạn mua nhà chung cư chưa sổ hồng từ cá nhân hoặc hộ gia đình thì khi công chứng hợp đồng buộc người bán phải xuất trình hợp đồng mua bán với chủ đầu tư trước đó. Nếu như nhà đó đã mua bán lần thứ 3 thì khi công chứng phải xuất trình hợp đồng mua bán lần cuối cùng. Và quá trình mua – bán phải được thông qua chủ đầu tư, vì có những trường hợp sẽ bị vô hiệu hóa nên như bỏ qua xác nhận của chủ đầu tư.
Tốt nhất, hai bên mua và bán nên thực hiện giao dịch mua bán ở phòng công chứng để đảm bảo an toàn cho người mua. Vì việc này ẩn chứa khá nhiều rủi ro cho nên khi làm thủ tục, hợp đồng hai bên phải hợp tác với nhau để có đảm bảo quyền lợi cho cả hai bên khi mua ban nha.
3 Trường hợp bạn mua lại căn hộ chung cư từ chủ đầu tư thứ cấp
Trường hợp bạn mua lại căn hộ chung cư từ chủ đầu tư thứ cấp (có chức năng kinh doanh bất động sản) thì phải thực hiện mua bán nhà ở qua sàn giao dịch bất động sản theo quy định của Thông tư 16/2010/TT-BXD và pháp luật về kinh doanh bất động sản (không phân biệt đã nhận bàn giao nhà ở hoặc chưa nhận bàn giao nhà ở từ chủ đầu tư).
Như vậy hai bên mua bán có thể lập văn bản chuyển nhượng hợp đồng mua bán nhà chung cư tại văn phòng công chứng để đảm bảo giá trị pháp lý của giao dịch và an toàn cho người mua.
4 Trường hợp bạn mua nhà của chủ đầu tư
Trường hợp bạn mua nhà phố của chủ đầu tư thì bạn ký Hợp đồng hợp đồng mua bán căn hộ trực tiếp với chủ đầu tư thông qua Sàn giao dịch bất động sản.
5 Trường hợp bạn mua nhà chung cư lại của hộ gia đình
Trường hợp bạn mua nhà chung cư lại của hộ gia đình, cá nhân hoặc tổ chức không có chức năng kinh doanh bất động sản chuyển nhượng hợp đồng mua bán nhà ở hình thành trong tương lai sau ngày Nghị định số 71/2010/NĐ-CP có hiệu lực thi hành (8/8/2010) thì các bên phải lập văn bản chuyển nhượng hợp đồng mua bán nhà ở để cơ quan công chứng chứng nhận theo mẫu quy định tại phụ lục số 14 ban hành kèm Thông tư này. Khi đề nghị công chứng, các bên phải xuất trình hợp đồng mua bán nhà ở đã ký với chủ đầu tư; nếu chuyển nhượng từ lần thứ hai trở đi thì phải xuất trình văn bản chuyển nhượng hợp đồng mua bán nhà ở lần trước;