Top 5 ngôi chùa nổi tiếng và linh thiêng nhất tại Vĩnh Long

0
3806
Vật Phẩm Phong Thủy

Đi lể chùa đầu năm là một trong những tập quán vô cùng tích cực trong phong tục người Việt có thể rước lộc cũng như một phần thể hiện tấm lòng của mỗi người trước đạo Phật . Để dễ dàng hơn trong việc thăm viếng đầu năm , topxephang xin giới thiệu đến bạn đọc 5 ngôi chùa nổi tiếng và tâm linh nhất tại Vĩnh Long.

1.Chùa Bồ Đề
Chùa Bồ Đề là một trong những điểm tham quan du lịch Vĩnh Long ý nghĩa, được biết đến như là chiếc nôi nuôi dưỡng cách mạng thời kháng chiến chống Pháp – Mỹ của các sư tăng ni cùng với Đảng bộ và nhân dân. Với diện tích gần 80 m2. Nếu bạn nhìn từ trên cao xuống bạn sẽ thấy chùa Bồ Đề có hình búp ở phía đỉnh. Chùa nằm tại ấp Mỹ Hưng, xã Mỹ Hòa, huyện Bình Minh, tỉnh Vĩnh Long, chùa Bồ Đề được xây dựng từ giữa thế kỷ XX. Tại đây đã thu hút nhiều tín đồ sùng đạo, các vị sư cao tăng đến tu hành và người dân đến thăm cúng. Có thể nói, ngoài chức năng thờ phụng, cúng điếu chùa còn là nơi tưởng niệm những người thiệt mạng do tai nạn, kể cả những người quá cố khi tham gia xây dựng cầu Cần Thơ. Vào ngày lễ khánh thành cầu Cần Thơ năm 2010, lễ cầu siêu được tổ chức tại chùa với ước mong tha thiết cho linh hồn của những người đã khuất được siêu thoát. Không chỉ vậy, với sự mong muốn được hỗ trợ của đại diện nhà thầu Nhật TKN tha thiết được lập một nơi để tưởng niệm những con người đã hy sinh trong xây dựng cầu Cần Thơ, ban đại diện nhà chùa đã tán thành và dành một khuôn viên rộng đặt tên Bồ Đề Cổ tự để tưởng nhớ người đã khuất.

Cùng với biến động của lịch sử, thời gian chùa Bồ Đề đã có nhiều biến đổi, những đường nét cổ kính xưa tuy đã phai nhưng nơi đây vẫn là nét son sáng minh chứng cho một thời kỳ đấu tranh, giữ nước của quân và dân ta.

Những năm 30 của thế kỷ XX, tại đây xuất hiện một thầy thuốc ở chùa Bồ Đề, ông đã giúp đỡ nhân dân chữa bệnh, kể các câu chuyện cổ, giảng giải đạo lý cho bà con từ đó khơi gợi trong họ nếp sống tốt, tình yêu quê hương đất nước hướng họ đến lẽ sống cao đẹp hơn. Và người thầy thuốc ấy sau này đã quy y, lấy pháp danh là Nhựt Quang. Với tầm hiểu biết về giáo lý nhà Phật,cũng như kiến thức sâu rộng nên thầy Nhựt Quang đã được nhân dân nơi đây đón nhận, tin tưởng cùng với niềm kính trọng sâu sắc. Là nơi che chở nhiều cán bộ cách mạng, chùa Bồ Đề đã đóng góp công lao to lớn cho cuộc chiến đấu oanh liệt trong thời kỳ chống Pháp, Mỹ. Nhiều tăng ni, phật tử đã giúp đỡ nhiệt tình cách mạng tận tâm tận lực. Cho đến năm 1936, chi bộ Đảng đầu tiên của xã Mỹ Hòa được thành lập tại nơi đây. Cho đến năm 2003 chùa Bồ Đề được UBND tỉnh ra quyết định công nhận là di tích cấp tỉnh.


2.Chùa Phù Ly
Chuyện xưa kể rằng : vào năm 1653 ở sóc Phù Ly đã có người Khmer đến sinh cơ lập nghiệp, vào năm 1672 chùa Phù Ly được xây dựng. Dù đến nay ngôi chùa đã gần 350 năm, nhưng do những thế hệ nối tiếp người tu hành và nhân dân địa phương trùng tu nhiều lần những luôn duy trì bảo vệ nền văn hóa nghệ thuật cổ nên ngôi chùa vẫn còn mang nét cổ kính và bền chắc theo thời gian cho đến hôm nay.

Chùa Phù Ly 2 tọa lạc tại xã Đông Thành, huyện Bình Minh, tỉnh Vĩnh Long. Đây là một trong những ngôi chùa cổ của người Khmer Nam bộ với lối kiến trúc nghệ thuật độc đáo, hài hòa của Ấn Độ, Thái Lan và Campuchia…
Dù tọa lạc trên khuôn viên rộng nhưng lẫn khuất sâu trong địa bàn nông thôn, nhưng chùa Phù Ly 2 vẫn thường có nhiều khách đến thăm, bởi đây là một trong những ngôi chùa cổ xinh đẹp, cổ kính với nhiều huyền thoại độc đáo của người Khmer Nam bộ. Trong những ngày lễ Vô Năm và lễ Tết khác của người Khmer, ngôi chùa là nơi hội tụ của bà con dân tộc Khmer, Việt Nam, người Hoa đến thăm viếng vui đón Tết.

3.Chùa Hạnh Phúc Tăng
Chùa Hạnh Phúc Tăng tọa lạc tại ấp Trung Trạch, xã Trung Thành, huyện Vũng Liêm, tỉnh Vĩnh Long. Đây là một trong 13 ngôi chùa theo Phật giáo Nam tông của đồng bào Khmer Vĩnh Long và được xem là một biểu tượng văn hóa truyền thống đặc sắc của đồng bào Khmer ở huyện Vũng Liêm nói riêng và tỉnh Vĩnh Long nói chung.
Từ thành phố Vĩnh Long, dưới ánh nắng khá gay gắt của những ngày đầu tháng 4 tôi cùng với chiếc xe máy rong ruổi trên Quốc lộ 53 tuyến Vĩnh Long – Trà Vinh độ chừng một giờ đồng hồ là đến chùa Hạnh Phúc Tăng. Ấn tượng đầu tiên đập vào mắt tôi là phía trước và chung quanh chùa là những hàng cây cổ thụ rợp bóng quanh năm, tạo cho tôi cảm giác thật mát mẻ, thoải mái mà quên đi không khí oi bức của ngày hè.
Sau một hồi tham quan khuôn viên chùa, sư cả Sơn Ngọc Huynh mời tôi vào uống tách trà và cho tôi biết nhiều thông tin bổ ích về lịch sử ngôi chùa. Sư cả Sơn Ngọc Huynh nói: Chùa Hạnh Phúc Tăng có tên tiếng Khmer là Sanghamangala, xưa kia nơi đây là một khu rừng già có nhiều loài thú dữ như hổ, beo… Lúc ấy có một vài vị tu sĩ đến và chọn nơi này làm nơi dừng chân để tu hành. Tuy rừng có nhiều thú dữ, nhưng những con thú này dường như bị khuất phục trước oai lực, giới hạnh, phước báu, tâm từ của các nhà sư, nên nó không bao giờ gây nỗi sợ hãi cho các nhà sư. Chính vì vậy, mà các nhà sư đã gọi nơi đây Sanghamangala, có nghĩa là sự an vui, sự an lạc, sự hạnh phúc đối với chư tăng. Sau này khi xây dựng chùa, Sanghamangala (tức Hạnh Phúc Tăng) được dùng để đặt tên cho chùa và tên này tồn tại cho đến ngày nay.

Đây là ngôi chùa có niên đại lâu nhất so với những ngôi chùa Khmer khác trên địa phận hai tỉnh Vĩnh Long và Trà Vinh. Nhiều tài liệu cho rằng chùa Hạnh Phúc Tăng được xây dựng vào năm 632 dương lịch, tức vào thế kỷ thứ VII, điều này có thể chứng minh qua số năm thành lập chùa được khắc trên vách của chánh điện. Lúc đầu chùa chỉ được xây dựng bằng cây lá đơn sơ, xung quanh có nhiều cây sao, cây dầu, tạo nên cảnh quan thâm nghiêm, trầm mặc cho ngôi chùa. Đến nay, chùa đã qua nhiều lần trùng tu, sửa chữa, gần nhất là vào năm 2009 và năm 2011.

Trong đó, những hạng mục được tập trung đầu tư, trùng tu là chánh điện, sala, hàng rào và xây mới tượng Phật ban phước lành, với lối kiến trúc độc đáo hòa cùng màu vàng óng ánh đặc trưng của Phật Giáo Nam tông nói chung và Phật giáo Nam tông Khmer nói riêng tạo cho ngôi chùa càng trở nên cổ kính hơn.

Đối với những ngôi chùa Khmer, chánh điện được xem là công trình quan trọng nhất, nên vị trí của chánh điện lúc nào cũng được xây ở nơi trang trọng trong tổng thể công trình. Ở chùa Hạnh Phúc Tăng cũng vậy, ngôi chánh điện được xây trên nền cao, lát gạch, tường bê tông kiên cố. Mái ngói lợp thành ba cấp và cấp trên cùng tạo ra độ dốc 45 độ. Giữa nóc chánh điện có đỉnh tháp nhọn cao vút với 4 mặt được trang trí nhiều họa tiết rất công phu. Phía trước gian chánh điện có tượng Phật ban phước lành cao 12m. Trong khuôn viên chùa có các sima xây trên sân gạch, giống như các am nhỏ, là nơi chôn các “hòn đá kiết giới” thiết lập ranh giới của sự tu hành.


4.Chùa Tiên Châu
Chùa Tiên Châu, tức Tiên Châu Tự, còn có tên là chùa Di Đà ; là một ngôi chùa cổ nhất ở tỉnh Vĩnh Long (Việt Nam).
Chùa Tiên Châu nằm trên bãi Tiên, bên tả ngạn sông Cổ Chiên, thuộc cù lao An Bình (tên tục là cù lao Táng). Xưa nơi đây thuộc làng Bình Lương và An Thành (nay là ấp Bình Lương, xã An Bình ), huyện Long Hồ, tỉnh Vĩnh Long.

Mặc dù chỗ ngôi chùa tọa lạc cách trấn thành Vĩnh Long không xa (chỉ cách có con sông Cổ Chiên), song ở đây không khí tĩnh mịch, cây cối tốt tươi, nhà ở thưa thớt. Theo truyền thuyết, vào những đêm trăng thanh gió mát, thỉnh thoảng có tiên nữ xuống trần tắm gội và đùa giỡn. Do đó, bãi sông này được đặt tên là bãi Tiên (Tiên Châu) hay bãi Bích Trân. Ngoài ra, vì vùng đất này có nhiều rạch nhỏ, ghe thuyền có thể qua lại dễ dàng nên còn tên là bãi Bát Tân (có nghĩa là đi bốn phương tám hướng).

5.Chùa Kỳ Sơn
Trong danh sách các điểm du lịch Vĩnh Long, chùa Kỳ Son là một trong những điểm đến được nhắc đến khá nhiều. Chùa Kỳ Son nằm ở ấp Sóc Rừng, xã Loan Mỹ, huyện Tam Bình, tỉnh Vĩnh Long. Được xây dựng vào năm 1812 trên phần đất 20.000m2 bằng cột gỗ, vách và mái bằng lá đơn sơ. Sau năm 1884, chùa được trùng tu lại bằng các vật liệu kiên cố, cột bằng gỗ danh mộc, vách, sala, giảng đường, nhà ăn, nhà bếp, nhà nghỉ của phật tử, cột cờ, phòng đọc sách, tháp cốt…với kiến trúc rất đẹp.

Cổng chùa Kỳ Son được xây cao 7m theo kiểu Tam quan, nhưng chỉ có một lối ra vào. Phần dưới cổng có dạng hình hộp chữ nhật với 8 cột vuông chống mái, trên có tượng nữ thần Kayno đỡ mái. Tiếp giáp phần nóc cổng là tên chùa bằng tiếng Khmer “Salavemothien” hình rồng ở hai đầu hướng ra hai bên. Sau cổng tam quan, là một quần thể kiến trúc liên hoàn được xây dựng trong diện tích rộng 20ha, trong đó nổi bật là chánh điện.

Chánh điện là công trình chính của chùa, cửa chính quay theo hướng Đông – Tây, hai bên lối vào có tượng rắn năm đầu vươn cao hình rẻ quạt. Mái chánh điện lợp ngói vảy cá, vách xây tường, nền lót gạch bông, các cột hình trụ. Mái chánh điện chia làm 3 cấp, trên dốc từng cấp mái có thân rồng nằm thoải. Đầu hồi hướng đông đắp nổi hoa sen, bánh xe luân hồi, lộng năm tầng, hai bên có hoa văn dây cuộn. Đầu hồi hướng Tây đắp nổi hình chư thiên toạ toà sen, dây cuộn hình sóng nước. Đầu hồi hướng Nam và Bắc đắp nổi tượng Reahu.

Các Bài Hay Nên Xem Khác

Vật Phẩm Phong Thủy

BÌNH LUẬN