Top 5 ngôi chùa nổi tiếng và linh thiêng nhất tại Sóc Trăng

0
2329
Vật Phẩm Phong Thủy

Đi lể chùa đầu năm là một trong những tập quán vô cùng tích cực trong phong tục người Việt có thể rước lộc cũng như một phần thể hiện tấm lòng của mỗi người trước đạo Phật . Để dễ dàng hơn trong việc thăm viếng đầu năm , topxephang xin giới thiệu đến bạn đọc 5 ngôi chùa nổi tiếng và tâm linh nhất tại Sóc Trăng.

1.Chùa Sà Lôn
Chùa Sà Lôn (tiếng Khmer: Wath Sro Loun, hay Wath Chro Luông, tục gọi là chùa Chén Kiểu) là một ngôi chùa cổ thuộc hệ phái Phật giáo Nam tông Khmer, tọa lạc bên Quốc lộ 1A, cách Trung tâm thành phố Sóc Trăng khoảng 12 km về hướng Bạc Liêu; nay thuộc xã Đại Tâm, huyện Mỹ Xuyên, tỉnh Sóc Trăng, Việt Nam. Ngày 20 tháng 11 năm 2012, ngôi chùa đã được xếp hạng là di tích Lịch sử-Văn hóa cấp tỉnh.

Chùa có tên Khmer là “Wath Sro Loun”, để dễ phát âm, từ “Sro Loun” được đọc chại thành “Sà Lôn”. “Sro Loun” lại có nguồn gốc từ chữ “Chro Luong”, là tên của một con rạch chạy dọc theo đường làng trước đây ở gần chùa, và tên gọi ấy đồng thời cũng được dùng để đặt tên chùa. Sở dĩ chùa Sà Lôn còn được gọi là “chùa Chén Kiểu” là do dùng những mảnh chén, đĩa sứ ốp lên tường để trang trí.

2.Chùa Đất Sét
Chùa Đất Sét (tên chính thức là Bửu Sơn Tự, chữ Hán: 寶山寺) tọa lạc tại 286 đường Tôn Đức Thắng, thuộc phường 5, thành phố Sóc Trăng, tỉnh Sóc Trăng, Việt Nam. Đây là một ngôi chùa nổi tiếng của tỉnh, vì có hàng ngàn pho tượng bằng đất sét và 4 đôi nến (đèn cầy) cao lớn.


3.Chùa Dơi
Chùa Dơi là một ngôi chùa cách thị xã Sóc Trăng 3km về phía Nam, Chùa Dơi mà tiếng Khơ Me gọi là Serây tê chô mahatúp, có nghĩa là do phúc đức tạo nên.

Bao bọc quanh chùa là cả một cánh rừng với đủ loại cây, song nhiều nhất vẫn là Sao và Dầu. Có hàng vạn con Dơi tá túc ở cánh rừng này. Có những con lớn đến mức sải cánh dài cả mét treo đen kịt trên các nhánh cây. Cả ngày chúng tớn tác kiếm ăn đâu không rõ, cứ chiều đến, từ khắp nơi hàng vạn con Dơi lại trở về sân chùa.

Khách du lịch đến thăm Chùa thú nhất là được ngắm nhìn đàn dơi bay kín cả bầu trời mỗi khi hoàng hôn. Trong cái tĩnh mịch của ngôi chùa cổ giữa rừng, tiếng vỗ cánh của đàn Dơi có thể làm những ai yếu bóng vía phải hãi hùng.

Cứ đến mùa mưa (tháng 5, tháng 6) là mùa sinh sản của dơi. Hầu hết dơi ở chùa đều đẻ mỗi lứa mỗi con, song số lượng dơi thì không hề tăng thêm mà đang có nguy cơ tụt giảm bởi rất nhiều người đến đây bắt dơi bằng cách chăng lưới hoặc dùng lồng chụp. Mỗi ngày như thế, đám người này có thể bắt hàng ngàn con. Thịt dơi cũng là món khoái khẩu của mấy bợm nhậu. Nghe bảo nó thơm và ngon như thịt gà.Nhưng đó là điều nghiêm khắc vì không nên phá hoại và làm diệt vong biết bao nhiêu là dơi.

Các vị sư ở đây rất tích cực bảo vệ đám dơi bởi họ cho rằng cái sự dơi đổ về chùa chính là phúc lành nhà phật cho ngôi chùa này.

Bên sự độc đáo kỳ lạ kia, du khách cũng có thể thỏa mãn với nét kiến trúc của ngôi chùa cổ này trong sự hòa đồng của nền văn hóa Việt – Miên thể hiện ở điêu khắc Ăng-co với nhiều phù điêu và hoa văn trên làng loạt cột đài nơi chính điện.

Nếu có biện pháp tốt để trùng tu ngôi chùa (hiện đang bị đổ nát khá nhiều) và bảo vệ được đàn dơi – ngôi chùa này chắc chắn sẽ là một điểm du lịch kỳ thú của miền sông nước Sóc Trăng.


4.Chùa Phật Học 2
Nơi đây là một ngôi chùa rộng lớn nhất Sóc Trăng tính đến thời điểm này, có rất nhiều cảnh đẹp và tượng phật cùng với các bức tượng miêu tả về các câu truyện cỗ tích ngày xưa, nếu các bạn có dịp đi ngang Sóc Trăng thì tuyệt đối phải đến đây một lần, các bạn sẽ không thất vọng khi bước chân vào chùa.


5.CHÙA LA HÁN
Chùa La Hán tọa lạc tại xóm Cầu Đen, phường 8, thành phố Sóc Trăng. Tương truyền ngày xưa đồng bào Hoa trong xóm vì muốn cầu nguyện nhân dân an lành, mưa thuận gió hòa, làm ăn thuận tiến, nên lập một lều tranh thờ phượng chư Phật, trong đó có hình của 18 vị La hán, nên tên chùa có tên gọi như vậy.

Vào mỗi dịp lễ, Ban Quản Trị chùa đều tổ chức cúng kiến, đặc biệt vào ngày Tết Nguyên Tiêu, tổ chức lễ rước đèn, bửu tháp và bánh phước mang điều lành đến cho mọi nhà, động viên tinh thần hăng hái làm việc trong năm. Trong ngày lễ Vu Lan tháng 7 âm lịch hàng năm, nhà chùa tổ chức cấp phát muối ăn và gạo trắng cho gia đình nghèo khó. Với tinh thần “thu từ xã hội, dùng cho xã hội”, Ban Quản trị thường xuyên trích tiền nhang đèn từ thiện mua gạo trắng giúp người nghèo, tài trợ cho quỹ nhà tình nghĩa, nhà tình thương, quỹ vì người nghèo và quỹ khuyến học, mua đồ cứu trợ cấp phát cho các gia đình nạn nhân bị lũ lụt, gia đình tang gia nghèo khó. Hằng năm, Ban Quản Trị còn hỗ trợ kinh phí hoạt động cho trường bổ túc Dục Anh trên đường Mạc Đỉnh Chi, Phường 4 , thành phố Sóc Trăng và quỹ phúc lợi cho giáo viên nơi đây….Ngoài ra, đông nhất là vào các ngày 13, 14, 15 tháng Giêng âm lịch. Trong những ngày này, chùa có tổ chức lễ rước đèn, bửu tháp và bánh phước mang điều lành đến cho mọi nhà, động viên tinh thần hăng hái làm việc trong năm.

Các Bài Hay Nên Xem Khác

Vật Phẩm Phong Thủy

BÌNH LUẬN