Top 5 công trình kiến trúc Hy Lạp cổ đại đẹp nhất trên thế giới

0
1920
Vật Phẩm Phong Thủy

Kiến trúc Hy Lạp cổ đại ra đời và hình thành trên một vùng đất đai rộng lớn, bao gồm miền Nam bán đảo Balkans, các đảo nhỏ ở vùng biển Aegaeum (Αιγαίον, Aigaion), khu vực Tiểu Á, vùng ven Hắc Hải, Ý, Sicilia, Pháp, Tây Ban Nha và Ai Cập.Dưới đây là top 5 công trình kiến trúc Hy Lạp cổ đại nổi bật nhất cho tới hiện nay.

1.Bệ thờ Pergamon
Bệ thờ Pergamon là một công trình tượng đài được xây dựng dưới thời trị vì của vua Eumenes II trong nửa đầu của thế kỷ thứ 2 trước Công nguyên (TCN) tại của Acropolis của thành phố cổ của Pergamon, Tiểu Á.

Cấu trúc này rộng 35,64 m và cao 33,4 m. Có một cầu thang chính giữa phía trước rộng gần 20 mét. Xung quanh bệ thờ được trang trí một bức phù điêu thể hiện cuộc chiến giữa người khổng lồ và các vị thần Olympus được gọi là Gigantomachy. Có một phù điêu thứ hai ở vị trí cao hơn, nhỏ hơn và đã bị hư hại nhiều tại các bức tường bên trong cấu trúc bao quanh bàn thờ nằm trên đỉnh cầu thang. Bức phù điêu mô tả các sự kiện về cuộc sống của Telephus, người sáng lập huyền thoại của thành phố Pergamon và là con trai của anh hùng Heracles và Auge.

Năm 1878, kỹ sư người Đức Carl Humann bắt đầu khai quật khu vực Acropolis của Pergamon, một nỗ lực kéo dài cho đến năm 1886. Cuộc khai quật đã được thực hiện để giải cứu những trụ gạch của bệ thờ và nền tảng của dinh thự. Sau đó, cấu trúc cổ xưa của Acropolis đã được đưa ra ánh sáng. Sau khi đàm phán với chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ, mọi người đã nhất trí rằng, tất cả các mảnh vỡ của phù điêu tìm thấy vào thời điểm đó sẽ trở thành tài sản của bảo tàng Berlin.

Ở Berlin, công việc phục chế bức phù điêu từ hàng ngàn mảnh vỡ đã được tiến hành. Để trưng bày và tạo ra một không gian bảo quản nó, một bảo tàng mới đã được xây dựng vào năm 1901 tại Đảo Bảo Tàng ở Berlin. Bảo tàng Pergamon không đủ lớn và cấu trúc không thật sự an toàn nên nó đã bị phá hủy vào năm 1909 và thay thế bằng một bảo tàng lớn hơn nhiều, mở cửa vào năm 1930. Bảo tàng mới này vẫn mở cửa cho công chúng tham quan từ khắp nơi trên thế giới. Mặc dù thực tế, bảo tàng mới là nơi lưu giữ của nhiều bộ sưu tập chứ không chỉ có bệ thờ (ví dụ như việc xây dựng lại công trình Cổng Ishtar của Babylon cổ), nhưng cư dân thành phố vẫn quyết định đặt tên nó là Bảo tàng Pergamon. Bệ thờ Pergamon ngày nay được trưng bày ở phía tây bảo tàng Pergamon là công trình nổi tiếng nhất trong Bộ sưu tập cổ vật của Berlin, bộ sưu tập này được trưng bày tại Bảo tàng Pergamon và Bảo tàng Altes, cả hai đều nằm trong Đảo Bảo tàng Berlin.


2.Đền Artemis
Đền Artemis là đền thờ nữ thần săn bắn Artemis, còn được gọi là đền thờ Diana được xây dựng từ đá cẩm thạch bởi kiến trúc sư Chersiphron và con là Metagenes, dài 377 feet (115 m), rộng 180 feet (55 m, bao gồm 127 cột đá, ở thành phố Ephesus (nay thuộc Thổ Nhĩ Kỳ), bờ biển Aegea.


3.Tượng thần Zeus ở Olympia
Tượng thần Zeus ở Olympia (thường gọi là thần Dớt) là một trong Bảy kỳ quan thế giới cổ đại. Bức tượng do nhà điêu khắc cổ đại nổi tiếng là Phidias tiến hành (thế kỷ thứ 5TCN) khoảng năm 435 TCN tại Olympia, Hy Lạp.

Ngay từ thế kỷ thứ nhất TCN, nhà địa lý Strabo đã viết rằng “Dường như thần Zeus đang định đứng lên”, “thần sẽ lật tung mái đền.”[cần dẫn nguồn]

Bức tượng ngồi chiếm toàn bộ chiều rộng gian đền chứa tượng, cao 12 mét (40 feet), đặt trên đế làm bằng đá cẩm thạch cao 1m. Tượng thần Zeus được làm từ ngà voi (về mặt kỹ thuật, ngà voi được ngâm trong chất lỏng để làm mềm, và vì thế có thể chạm cũng như tạo hình theo nhu cầu) sau đó được phủ bằng các tấm vàng (vì thế gọi là ngà dát vàng) và ngồi trên một ngai gỗ tuyết tùng khảm ngà, vàng, và các loại đá quý rất lộng lẫy có chạm khắc những trận đấu điền kinh ở Olympia. Đầu thần Zeus trang điểm vòng hoa ôliu, thần có khuôn mặt hiền từ, đôi mắt màu hồng tinh anh, nhìn thẳng, lông mày và lông mi đen, mũi dọc dừa, chòm râu rậm, đôi môi dày cương nghị, với làn da được làm từ ngà voi; râu, tóc, áo choàng làm bằng vàng. Tay phải thần Zeus cầm một pho tượng Nike – vị thần chiến thắng – nhỏ, và trong tay trái là một cây vương trượng bằng kim loại có chú đại bàng đậu trên, tượng trưng cho quyền lực tối cao của vị vua trong các vị thần. Chân thần đi dép vàng đặt trên một chiếc bàn trang trí những con sư tử vàng, đặt lên một ghế lớn. Nửa trên của tượng được dát bằng ngà voi, vàng nhạt ngả về màu hồng phơn phớt, tạo cho thần Zeus một sức sống mãnh liệt. Nửa thân dưới của tượng phủ một “tấm vải” bằng vàng dát mỏng, có chạm trổ dưới thân áo những con vật, thân áo là những ngôi sao và những đoá hoa xinh xắn.[1] Những khách tham quan như vị tướng La Mã Aemilius Paulus, người đã giành chiến thắng trước Macedonia, cũng phải cung kính trước vẻ uy nghiêm thần thánh và sự tráng lệ của bức tượng thần mà Phidias đã tạo ra.[cần dẫn nguồn]

Có lẽ khám phá lớn nhất về di tích còn sót lại của kỳ quan thế giới này diễn ra năm 1958 với cuộc khai quật khu xưởng nơi chế tạo bức tượng. Điều này khiến một số nhà sử học có thể tái tạo kỹ thuật đã được sử dụng trước kia.


4.Tượng thần Mặt Trời ở Rhodes
Tượng thần Mặt Trời ở Rhodes là một bức tượng vĩ đại của thần Mặt Trời trên đảo Rhodes (Hy Lạp), do Chares xứ Lindos (một nhà điêu khắc Hy Lạp) dựng nên trong khoảng 292 TCN và 280 TCN. Nó khoảng cùng kích thước với Tượng thần tự do ở New York, dù được đặt trên một cái bệ thấp hơn. Bức tượng từng là một trong Bảy kỳ quan thế giới.


5.Thức cột Doric
Thức cột Doric là một trong 3 cột cơ bản và được sử dụng nhiều nhất trong hệ thống thức cột cổ điển của kiến trúc Hy Lạp cổ đại, hai cột còn lại là Ionic và Corinth. Thức cột Doric được xem là thức cột được tạo ra đầu tiên, vào khoảng thế kỉ 4 trước Công nguyên và hoàn thiện vào thế kỷ 5 và được sử dụng ở đền Parthenon và đền Propylaea ở Athena, Hy Lạp.

Thức cột Doric do người Dorian sáng tạo ra, sau đó phát triển mạnh ở Peloponnesus (Πελοπόννησος), miền nam của Ý và Sicilia; ngược lại với thức Ionic, vốn phát triển ở Ionia, ngày nay thuộc Thổ Nhĩ Kỳ. Có những vùng mà người ta có thể tìm thấy cả hai loại cột như khu Acropolis ở thủ đô Athena được xây dựng với cả hai loại cột.

Từ nửa sau thế kỷ 6 trước Công nguyên, người Hy Lạp dùng thức Doric với tỷ lệ đường kính cột trên chiều cao cột là 1:5 đến 1:6. Với dáng vẻ khỏe mạnh và vững chắc của mình, cột Doric thể hiện một sức mạnh và vẻ đẹp nam tính, trong khi thức cột Ionic phản ánh sự duyên dáng và vẻ đẹp mềm mại của người phụ nữ. Tuy nhiên, điều nay không nhất thiết phản ánh sự phân biệt trong sử dụng của hai loại cột ở đền thờ các nam thần và các nữ thần.

Trong kiến trúc La Mã, thức cột Doric ít được sử dụng trong các công trình công cộng hơn kiến trúc Hy Lạp, có lẽ vì người La Mã thích vẻ đẹp giàu sang và tinh tế của các thức cột Ionic và thức cột Corinthian. Và vì vậy, trong phiên bản của kiến trúc La Mã, thức cột Doric thường có một vài sửa đổi như thêm phần đế cột và một vài chi tiết ở đầu cột.

Các Bài Hay Nên Xem Khác

Vật Phẩm Phong Thủy

BÌNH LUẬN