Top 5 ngôn ngữ phổ được sử dụng ở nhiều quốc gia nhất trên thế giới

0
2046
Vật Phẩm Phong Thủy

Dù không được xem là ngôn ngữ chính thức tại những quốc gia đó , nhưng những ngôn ngữ ấy được đánh giá là không thể thiếu trong nền văn hóa hiện đại của các quốc gia hiện nay.

1.Tiếng Anh
Tiếng Anh (English /ˈɪŋɡlɪʃ/) là một ngôn ngữ German Tây, được nói từ thời sơ kỳ Trung cổ tại Anh và nay là lingua franca toàn cầu. Từ English bắt nguồn từ Angle, một trong các bộ tộc German đã di cư đến Anh (mà chính từ “Angle” lại đến từ bán đảo Anglia (Angeln) bên biển Balt). Tiếng Anh có quan hệ gần gũi với các ngôn ngữ Frisia, nhưng vốn từ vựng đã được ảnh hưởng đáng kể bới các ngôn ngữ German khác, cũng như tiếng Latinh và các ngôn ngữ Rôman, nhất là tiếng Pháp/Norman.

Tiếng Anh là bản ngữ lớn thứ ba trên thế giới, sau Quan thoại và tiếng Tây Ban Nha. Đây là ngôn ngữ thứ hai được học nhiều nhất và là ngôn ngữ chính thức của gần 60 quốc gia có chủ quyền. Ngôn ngữ này có nhiều người nói như ngôn ngữ thứ hai và ngoại ngữ hơn là người bản ngữ. Tiếng Anh là ngôn ngữ phổ biến nhất ở Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland, Hoa Kỳ, Canada, Úc, Cộng hòa Ireland và New Zealand, và được nói rộng rãi ở một số khu vực tại Caribe, châu Phi và Nam Á. Đây là ngôn ngữ đồng chính thức của Liên Hiệp Quốc, của Liên minh châu Âu và của nhiều tổ chức quốc tế và khu vực khác. Đây là ngôn ngữ German phổ biến nhất, chiếm ít nhất 70% số người nói của ngữ tộc này. Khối từ vựng tiếng Anh rất lớn, và việc xác định gần chính xác số từ cũng là điều không thể.

Ngữ pháp tiếng Anh hiện đại là kết quả của sự thay đổi dần dần từ một ngôn ngữ với sự biến tố hình thái đa dạng và cấu trúc câu tự do, thành một ngôn ngữ chủ yếu phân tích với chỉ một ít biến tố, cấu trúc SVO cố định và cú pháp phức tạp. Tiếng Anh hiện đại dựa trên trợ động từ và thứ tự từ để diễn đạt hệ thống thì, thể và thức, cũng như sự bị động, nghi vấn và một số trường hợp phủ định. Dù có sự khác biệt đáng chú ý về giọng và phương ngữ theo vùng miền và quốc gia – ở các mặt ngữ âm và âm vị, cũng như từ vựng, ngữ pháp và chính tả – người nói tiếng Anh trên toàn thế giới có thể giao tiếp tương đối dễ dàng.

2.Tiếng Tây Ban Nha
Tiếng Tây Ban Nha (español), cũng được gọi là tiếng Castilla (castellano (trợ giúp·chi tiết)) hay tiếng Y Pha Nho theo lối nói cũ, là một ngôn ngữ thuộc nhóm Iberia-Rôman của nhóm ngôn ngữ Rôman, và là tiếng phổ biến thứ 4 trên thế giới theo một số nguồn, trong khi có nguồn khác liệt kê nó là ngôn ngữ phổ biến thứ 2 hay thứ 3. Nó là tiếng mẹ đẻ của khoảng 352 triệu người, và được dùng bởi 417 triệu người khi tính thêm các người dùng nó như tiếng phụ (theo ước lượng năm 1999). Có người khẳng định rằng có thể nghĩ đến tiếng Tây Ban Nha là tiếng quan trọng thứ 2 trên thế giới, sau tiếng Anh, có thể quan trọng hơn cả tiếng Pháp, do càng ngày nó càng được sử dụng nhiều hơn ở Hoa Kỳ, do tỷ suất sinh cao ở những nước dùng tiếng Tây Ban Nha như ngôn ngữ chính thức, do sự mở mang của các kinh tế trong giới nói tiếng Tây Ban Nha, do sự ảnh hưởng của tiếng Tây Ban Nha trong thị trường âm nhạc toàn cầu, do tầm quan trọng của văn học Tây Ban Nha và do nó được sử dụng ở rất nhiều nơi trên thế giới. Tiếng Tây Ban Nha được sử dụng phần lớn ở Tây Ban Nha, Bắc Mỹ, Nam Mỹ và Guinea Xích Đạo.

3. Tiếng Pháp
Tiếng Pháp (le français [lə fʁɑ̃sɛ] (Speaker Icon.svg nghe) hoặc la langue française [la lɑ̃ɡ fʁɑ̃sɛz]), trước đây còn được gọi là tiếng Tây, tiếng Lang Sa, là một ngôn ngữ Rôman (thuộc hệ Ấn-Âu). Nó, giống như tiếng Ý, Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha, România, Catalunya hay một số khác, xuất phát từ tiếng Latinh bình dân, từng được sử dụng ở Đế quốc La Mã. Tiếng Pháp phát triển từ Gaul-Rôman, loại tiếng Latinh tại Gaul, hay chính xác hơn là tại Bắc Gaul. Những ngôn ngữ gần gũi nhất với tiếng Pháp là các langues d’oïl—những thứ tiếng mà về mặt lịch sử từng được nói ở miền bắc Pháp và miền nam Bỉ. Tiếng Pháp được ảnh hưởng bởi các ngôn ngữ Celt tại vùng Gaul miền bắc Rôman (như tại Gallia Belgica) và bởi tiếng Frank (một ngôn ngữ German) của người Frank. Ngày nay, có nhiều ngôn ngữ creole dựa trên tiếng Pháp, đáng chú ý nhất là tiếng Haiti. Một người hoặc quốc gia nói tiếng Pháp có thể được gọi là “Francophone”.

Tiếng Pháp là ngôn ngữ chính thức tại 29 quốc gia, đa phần là thành viên của la francophonie, một cộng đồng quốc gia Pháp ngữ. Nó là ngôn ngữ thứ nhất tại Pháp, tỉnh Québec của Canada, miền tây Thụy Sĩ, vùng Wallonia tại Bỉ, Monaco, một số phần nhất định khác của Canada và Hoa Kỳ, và tại những cộng đồng Pháp ngữ nhiều nơi. Tới năm 2015, 40% số người francophone (gồm cả người nói L2) sống ở châu Âu, 35% ở châu Phi hạ Sahara, 15% ở Bắc Phi và Trung Đông, 8% ở châu Mỹ, 1% ở châu Á và châu Đại Dương.

4.Tiếng Ả Rập
Tiếng Ả Rập (العَرَبِيَّة, Al-ʻarabiyyah [ʔalʕaraˈbijːah] ( listen) hay عَرَبِيّ ʻarabiyy [ʕaraˈbijː] ( listen)) là một ngôn ngữ Trung Semit đã được nói từ thời kỳ đồ sắt tại tây bắc bán đảo Ả Rập và nay là lingua franca của thế giới Ả Rập. Ả Rập là một thuật ngữ ban đầu được dùng để mô tả những nhóm người sống trong khu vực từ Lưỡng Hà ở phía đông tới dãy núi Anti-Liban ở phía tây, và từ tây bắc bán đảo Ả Rập tới Sinai ở phía nam.

Ngôn ngữ viết hiện đại (Tiếng Ả Rập chuẩn hiện đại) xuất phát từ tiếng Ả Rập kinh Qur’an (được gọi tiếng Ả Rập cổ điển hay tiếng Ả Rập Qur’an). Nó được giảng dạy rộng rãi trong trường học và đại học, và được dùng ở nhiều mức độ tại nơi làm việc, chính phủ, và trong truyền thông. Hai dạng ngôn ngữ viết này (tiếng Ả Rập chuẩn hiện đại, và tiếng Ả Rập cổ điển) được gọi chung là tiếng Ả Rập văn học, là ngôn ngữ chính thức của 26 quốc gia và ngôn ngữ hành lễ của Hồi giáo. Tiếng Ả Rập chuẩn hiện đại phần nhiều có cùng ngữ pháp với tiếng Ả Rập Qur’an, với phần từ vựng không thay đổi nhiều. Tuy vậy, nó đã loại bỏ những từ vựng không còn tồn tại trong ngôn ngữ nói nữa, đồng thời tiếp nhận từ vựng cho các khái niệm trong thời kỳ hậu Qur’an và đặc biệt thời hiện đại.


5.Tiếng Đức
Tiếng Đức (Deutsch [ˈdɔʏtʃ] (Speaker Icon.svg nghe)) là một ngôn ngữ German Tây được nói chỉ yếu tại Trung Âu. Nó được nói phổ biến và là ngôn ngữ chính thức tại Đức, Áo, Thụy Sĩ, Nam Tyrol (Ý), Cộng đồng nói tiếng Đức tại Bỉ, và Liechtenstein; nó cũng là ngôn ngữ chính thức, nhưng phải ngôn ngữ số đông tại Luxembourg. Những ngôn ngữ lớn khác có quan hệ với tiếng German gồm những ngôn ngữ German Tây khác, như tiếng Afrikaans, tiếng Hà Lan, và tiếng Anh. Nó là ngôn ngữ German phổ biến thứ nhì, sau tiếng Anh.

Là một trong những ngôn ngữ “lớn” trên thế giới, tiếng Đức có khoảng 95 triệu người bản ngữ trên toàn cầu và là ngôn ngữ có số người bản ngữ lớn nhất Liên minh châu Âu. Tiếng Đức cũng là ngoại ngữ được dạy phổ biến thứ ba tại cả Hoa Kỳ (sau tiếng Tây Ban Nha và tiếng Pháp) và EU (sau tiếng Anh và tiếng Pháp), ngôn ngữ được sử dụng nhiều thứ nhì trong khoa học và ngôn ngữ được sử dụng nhiều thứ ba trên World Wide Web (sau tiếng Anh và tiếng Nga). Các quốc gia nói tiếng Đức đứng thứ năm về số đầu sách mới xuất bản hàng năm, với một phần mười số sách trên thế giới (gồm e-book) phát hành bằng tiếng Đức.

Đa phần từ vựng tiếng Đức có gốc German. Một phần được vay mượng từ tiếng Latinh và tiếng Hy Lạp, và một ít từ hơn mượn từ tiếng Pháp và tiếng Anh. Với những dạng chuẩn khác nhau (tiếng Đức chuẩn Đức, tiếng Đức chuẩn Áo, và tiếng Đức chuẩn Thụy Sĩ), tiếng Đức là một ngôn ngữ đa tâm. Như tiếng Anh, tiếng Đức cũng đáng chú ý vì số lượng phương ngữ lớn, với nhiều phương ngữ khác biệt tồn tại trên thế giới. Do sự không thông hiểu lẫn nhau giữa nhiều “phương ngữ” và tiếng Đức chuẩn, và sự thiểu thống nhất về định nghĩa giữa một “phương ngữ” và “ngôn ngữ”, nhiều dạng hay nhóm phương ngữ tiếng Đức (như Hạ Đức và Plautdietsch) thường được gọi là cả “ngôn ngữ” và “phương ngữ”.

Các Bài Hay Nên Xem Khác

Vật Phẩm Phong Thủy

BÌNH LUẬN