Bạn có đoán được ngôn ngữ nào được sử dụng nhiều nhất không , bạn sẽ nghĩ là tiếng Anh hay tiếng La tin nhưng thật ra ngôn ngữ được sử dụng nhiều nhất thuộc về tiếng Quan Thoại.
1.Quan thoại
Quan thoại (tiếng Trung: 官話), còn gọi là phương ngôn quan thoại (官話方言, âm Hán Việt: quan thoại phương ngôn), tiếng phương Bắc (北方話 Bắc phương thoại), phương ngôn phương Bắc (北方方言 Bắc phương phương ngôn), là một phương ngôn của tiếng Hán. Đây là phương ngôn tiếng Hán có nhiều người sử dụng nhất và có phạm vi phân bố rộng nhất. Gần 70 phần trăm người nói tiếng Hán sử dụng phương ngôn quan thoại.
Trong tiếng Anh, ngôn ngữ này được gọi là “mandarin” (từ gốc Sanskrit: mantrin, nghĩa là “bộ trưởng hoặc cố vấn”) nghĩa là một vị quan chức triều Minh, Thanh. Các quan chức này sử dụng một dạng ngôn ngữ trung gian, tổng hợp của các phương ngữ phương Bắc để giao tiếp. Khi các giáo sĩ dòng Tên đến Trung Quốc vào thế kỷ XVI, họ gọi ngôn ngữ này là Guānhuà (官话/官話), tức tiếng nói của nhà quan.
Ngôn ngữ chính thức ở Trung Quốc (tiếng Hoa phổ thông), Đài Loan (Quốc ngữ), Malaysia (Tiêu chuẩn Hoa ngữ), Singapore,… phần lớn dựa trên tiếng Quan thoại, với tiếng Quan thoại vùng Bắc Kinh làm chuẩn.
2.Tiếng Hindi
Hindi (Devanagari: हिन्दी, IAST: Hindī), or Modern Standard Hindi (Devanagari: मानक हिन्दी, IAST: Mānak Hindī) là dạng được tiêu chuẩn hóa và Phạn hóa của tiếng Hindustan.
Cùng với tiếng Anh, tiếng Hindi viết bằng chữ Devanagari là ngôn ngữ chính thức của chính phủ Ấn Độ. Ngày 14 tháng 9, 1949, Hội đồng Lập hiến Ấn Độ thông qua việc tiếng Hindi viết bằng Devanagari sẽ là ngôn ngữ chính thức của Cộng hòa Ấn Độ. Đây là một trong 22 ngôn ngữ được công nhận của đất nước. Tuy vậy, nó không phải ngôn ngữ quốc gia vì trong hiến pháp không nhắc đến điều đó.
Tiếng Hindi là lingua franca ở một vùng mang tên vành đai Hindi tại Ấn Độ. Ngoài Ấn Độ, đây là một ngôn ngữ quốc gia của Fiji (dưới tên tiếng Hindi Fiji), và là ngôn ngữ thiểu số được công nhận tại Mauritius, Trinidad và Tobago, Guyana, và Suriname.Tiếng Hindi có thể thông hiểu khi nói với tiếng Urdu, một dạng chuẩn khác của tiếng Hindustan.
3.Tiếng Anh
Tiếng Anh (English /ˈɪŋɡlɪʃ/) là một ngôn ngữ German Tây, được nói từ thời sơ kỳ Trung cổ tại Anh và nay là lingua franca toàn cầu. Từ English bắt nguồn từ Angle, một trong các bộ tộc German đã di cư đến Anh (mà chính từ “Angle” lại đến từ bán đảo Anglia (Angeln) bên biển Balt). Tiếng Anh có quan hệ gần gũi với các ngôn ngữ Frisia, nhưng vốn từ vựng đã được ảnh hưởng đáng kể bới các ngôn ngữ German khác, cũng như tiếng Latinh và các ngôn ngữ Rôman, nhất là tiếng Pháp/Norman.
Tiếng Anh đã phát triển trong quãng thời gian hơn 1.400 năm. Dạng cổ nhất của tiếng Anh, một tập hợp các phương ngữ Anglo-Frisia được mang đến đảo Anh bởi người Anglo-Saxon vào thế kỷ thứ V, được gọi là tiếng Anh cổ. Thời tiếng Anh trung đại bắt đầu vào cuối thế kỷ XI khi người Norman xâm lược Anh; đây là thời kỳ tiếng Anh được ảnh hưởng bởi tiếng Pháp.Thời tiếng Anh cận đại bắt đầu vào cuối thế kỷ XV với sự xuất hiện của máy in ép ở Luân Đôn và Kinh Thánh Vua James, và sự khởi đầu của Great Vowel Shift. Nhờ ảnh hưởng toàn cầu của Đế quốc Anh, tiếng Anh hiện đại lan rộng ra toàn thế giới trong thời gian từ thế kỷ XVII đến giữa thế kỷ XX. Qua tất cả các loại truyền thông in ấn và điện tử, cũng như sự nổi lên của Hoa Kỳ như một siêu cường, tiếng Anh trở thành ngôn ngữ dẫn đầu trong giao tiếp quốc tế, là lingua franca ở nhiều khu vực và ở nhiều phạm vi chuyên biệt như khoa học, hàng hải và luật pháp.
Tiếng Anh là bản ngữ lớn thứ ba trên thế giới, sau Quan thoại và tiếng Tây Ban Nha. Đây là ngôn ngữ thứ hai được học nhiều nhất và là ngôn ngữ chính thức của gần 60 quốc gia có chủ quyền. Ngôn ngữ này có nhiều người nói như ngôn ngữ thứ hai và ngoại ngữ hơn là người bản ngữ. Tiếng Anh là ngôn ngữ phổ biến nhất ở Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland, Hoa Kỳ, Canada, Úc, Cộng hòa Ireland và New Zealand, và được nói rộng rãi ở một số khu vực tại Caribe, châu Phi và Nam Á. Đây là ngôn ngữ đồng chính thức của Liên Hiệp Quốc, của Liên minh châu Âu và của nhiều tổ chức quốc tế và khu vực khác. Đây là ngôn ngữ German phổ biến nhất, chiếm ít nhất 70% số người nói của ngữ tộc này. Khối từ vựng tiếng Anh rất lớn, và việc xác định gần chính xác số từ cũng là điều không thể.
Ngữ pháp tiếng Anh hiện đại là kết quả của sự thay đổi dần dần từ một ngôn ngữ với sự biến tố hình thái đa dạng và cấu trúc câu tự do, thành một ngôn ngữ chủ yếu phân tích với chỉ một ít biến tố, cấu trúc SVO cố định và cú pháp phức tạp. Tiếng Anh hiện đại dựa trên trợ động từ và thứ tự từ để diễn đạt hệ thống thì, thể và thức, cũng như sự bị động, nghi vấn và một số trường hợp phủ định. Dù có sự khác biệt đáng chú ý về giọng và phương ngữ theo vùng miền và quốc gia – ở các mặt ngữ âm và âm vị, cũng như từ vựng, ngữ pháp và chính tả – người nói tiếng Anh trên toàn thế giới có thể giao tiếp tương đối dễ dàng.
4.Tiếng Tây Ban Nha
Tiếng Tây Ban Nha (español), cũng được gọi là tiếng Castilla (castellano (trợ giúp·chi tiết)) hay tiếng Y Pha Nho theo lối nói cũ, là một ngôn ngữ thuộc nhóm Iberia-Rôman của nhóm ngôn ngữ Rôman, và là tiếng phổ biến thứ 4 trên thế giới theo một số nguồn, trong khi có nguồn khác liệt kê nó là ngôn ngữ phổ biến thứ 2 hay thứ 3. Nó là tiếng mẹ đẻ của khoảng 352 triệu người, và được dùng bởi 417 triệu người khi tính thêm các người dùng nó như tiếng phụ (theo ước lượng năm 1999). Có người khẳng định rằng có thể nghĩ đến tiếng Tây Ban Nha là tiếng quan trọng thứ 2 trên thế giới, sau tiếng Anh, có thể quan trọng hơn cả tiếng Pháp, do càng ngày nó càng được sử dụng nhiều hơn ở Hoa Kỳ, do tỷ suất sinh cao ở những nước dùng tiếng Tây Ban Nha như ngôn ngữ chính thức, do sự mở mang của các kinh tế trong giới nói tiếng Tây Ban Nha, do sự ảnh hưởng của tiếng Tây Ban Nha trong thị trường âm nhạc toàn cầu, do tầm quan trọng của văn học Tây Ban Nha và do nó được sử dụng ở rất nhiều nơi trên thế giới. Tiếng Tây Ban Nha được sử dụng phần lớn ở Tây Ban Nha, Bắc Mỹ, Nam Mỹ và Guinea Xích Đạo.
5.Tiếng Bengal
Tiếng Bengal, cũng được gọi là tiếng Bangla (বাংলা [ˈbaŋla] (nghe)), một ngôn ngữ Ấn-Arya được nói tại Nam Á. Đây là ngôn ngữ chính thức và ngôn ngữ quốc gia của Cộng hòa Nhân dân Bangladesh, và là ngôn ngữ chính thức tại một số bang vùng đông bắc Cộng hòa Ấn Độ, gồm Tây Bengal, Tripura, Assam (thung lũng Barak) và Quần đảo Andaman và Nicobar.
Tiếng Bengal là một ngôn ngữ Ấn-Âu, song cũng được ảnh hưởng bởi nhiều nhóm ngôn ngữ khác tại Nam Á, như các ngôn ngữ Dravida, Nam Á, và Tạng-Miến, tất cả đều đóng góp vào khối từ vựng và một số nét ngữ pháp tiếng Bengal. Ngày nay, tiếng Bengal là ngôn ngữ chính tại Bangladesh và ngôn ngữ phổ biến thứ nhì tại Ấn Độ. Với hơn 210 triệu người nói, tiếng Bengal là ngôn ngữ có số người bản ngữ đông thứ bảy trên thế giới.
Nền văn học tiếng Bengal có lịch sử hàng thế kỷ cộng với di sản văn học dân gian, đã phát triển mạnh mẽ từ thời phục hưng Bengal. Đây là một trong những nền văn học nổi bật và đa dạng nhất châu Á. Cả quốc ca của Bangladesh (Amar Sonar Bangla) và Ấn Độ (Jana Gana Mana) được sáng tác bằng tiếng Bengal. Năm 1952, Phong trào ngôn ngữ Bengal đã thành công trong việc đẩy ngôn ngữ này lên địa vị chính thức tại Lãnh địa Pakistan. Năm 1999, UNESCO công nhận ngày 21 tháng 2 làm Ngày tiếng mẹ đẻ Quốc tế để tưởng nhớ phong trào ngôn ngữ tại Đông Pakistan (tức Bangladesh ngày nay).