Bạn đã từng mua bán nhà đất hay có dự định sẽ mua hay bán nhà đất trong tương lai không? Khi mua bán, chuyển nhượng nhà, đất thì đương nhiên ai cũng thích giao dịch với nhà đất đã có sổ đỏ. Người mua sẽ yên tâm hơn, còn người bán sẽ bán được giá cao hơn, thủ tục cũng đơn giản hơn. Nhưng liệu nhà, đất đã có sổ đỏ rồi thì bạn có thể hoàn toàn yên tâm mua bán giao dịch hay chưa, đã có thể sang tên sổ đỏ chưa?
Bài viết sau đây tôi sẽ chia sẻ về 5 bước cơ bản cần lưu ý và những thông tin cần tìm hiểu khi bạn đi mua, bán nhà đất đã có sổ đỏ (trong luật gọi là Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất).
1 Lựa chọn văn phòng công chứng
Sau khi đã tìm hiểu thông tin và quyết định sẽ mua bán nhà, đất đó hoặc bán cho người đó rồi, bước tiếp theo bạn cần làm là tìm văn phòng công chứng. Thông thường việc tìm VPCC sẽ do 1 bên đảm nhận, theo thỏa thuận trước của các bên.
Khi đã chọn được VPCC, bạn có thể đến trực tiếp hoặc nếu không có thời gian thì gọi điện thoại nhờ họ tư vấn trước và hướng dẫn bạn các giấy tờ cần chuẩn bị để thực hiện giao dịch mua, bán.
Khi ký hợp đồng công chứng, các VPCC sẽ kiểm tra toàn bộ giấy tờ gốc của các bên. Như vậy, các bên cũng có thể phần nào yên tâm khi có các CCV trợ giúp việc kiểm tra giấy tờ thật, giả.
2 Chuẩn bị giấy tờ
Bạn và người mua / người bán cùng nhau chuẩn bị các giấy tờ cần thiết theo yêu cầu của VPCC. Với giao dịch mua bán, chuyển nhượng nhà đất thì giấy tờ cũng không có gì phức tạp, VPCC sẽ hướng dẫn đầy đủ và chi tiết cho bạn.
Sau khi chuẩn bị xong, để chắc chắn hơn, bạn có thể mang trước 1 bộ giấy tờ photo đến VPCC để họ kiểm tra và tư vấn thêm nếu cần sửa hay bổ sung. Sau khi VPCC thông báo giấy tờ đầy đủ là bạn đã có thể làm tiếp bước 4, hẹn ngày ký hợp đồng công chứng.
3 Đóng thuế thu nhập cá nhân, và thuế trước bạ
Hai bên tiến hành kê khai đóng thuế tại cơ quan thuế, bên bán kê khai đóng thuế thu nhập cá nhân, bên mua kê khai đóng thuế trước bạ.
Người bán sau khi bán nhà phố thu được một số tiền phải đóng thuế thu nhập cá nhân, một số trường hợp được miễn thuế, tham khảo chi tiết tại:
Người mua phải đóng thuế trước bạ (lệ phí trước bạ) 0,5% trên tổng giá trị giao dịch mua bán tại tổng cục thuế và giữ lại biên lai thu tiền thuế.
Một số trường hợp người bán và người mua tự thỏa thuận việc nộp thuế với nhau có giấy tờ xác nhận thì cứ theo đó mà làm. Quy trình nộp thuế như sau:
Lên chi cục thuế quận/huyện nơi quản lý nhà đất được giao dịch để kê khai thuế TNCN
Nhận tờ khai của chi cục thuế và nộp tiền thuế TNCN kê khai vào kho bạc nhà nước
Nhận biên lai đóng tiền của kho bạc, quay lại chi cục thuế để lấy giấy xác nhận đã thực hiện nghĩa vụ thuế
Mang toàn bộ hồ sơ lên phòng địa chính cấp quận/huyện nơi quản lý nhà đất giao dịch để nộp để chuyển tên người sở hữu.
4 Trình tự, thủ tục cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho người đang sử dụng đất:
được thực hiện theo quy định tại Điều 123 Luật Đất đai và quy đinh cụ thể tại Điều 135, Điều 136 Nghị định số 181/2004/NĐ-CP ngày 29/10/2004 của Chính phủ hướng dẫn thi hành Luật Đất đai:
Trình tự, thủ tục cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất tại xã, thị trấn:
– Cơ quan tiếp nhận hồ sơ: Ủy ban nhân dân xã, thị trấn nơi có đất.
– Hồ sơ gồm có:
+ Đơn xin cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất;
+ Một trong các loại giấy tờ về quyền sử dụng đất quy định tại các khoản 1, 2 và 5 Điều 50 của Luật Đất đai (nếu có);
+ Văn bản uỷ quyền xin cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (nếu có).
– Thủ tục:
+ Ủy ban nhân dân xã, thị trấn có trách nhiệm thẩm tra, xác nhận vào đơn xin cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất về tình trạng tranh chấp đất đai đối với thửa đất; trường hợp người đang sử dụng đất không có giấy tờ về quyền sử dụng đất quy định tại các khoản 1, 2 và 5 Điều 50 của Luật Đất đai thì thẩm tra, xác nhận về nguồn gốc và thời điểm sử dụng đất, tình trạng tranh chấp đất đai đối với thửa đất, sự phù hợp với quy hoạch sử dụng đất đã được xét duyệt; công bố công khai danh sách các trường hợp đủ điều kiện và không đủ điều kiện cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tại trụ sở Ủy ban nhân dân xã, thị trấn trong thời gian mười lăm (15) ngày; xem xét các ý kiến đóng góp đối với các trường hợp xin cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; gửi hồ sơ đến Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất thuộc Phòng Tài nguyên và Môi trường;
+ Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất có trách nhiệm kiểm tra hồ sơ; xác nhận vào đơn xin cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đối với trường hợp đủ điều kiện cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và ghi ý kiến đối với trường hợp không đủ điều kiện; trường hợp đủ điều kiện cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thì làm trích lục bản đồ địa chính hoặc trích đo địa chính thửa đất đối với nơi chưa có bản đồ địa chính, trích sao hồ sơ địa chính; gửi số liệu địa chính đến cơ quan thuế để xác định nghĩa vụ tài chính đối với trường hợp người sử dụng đất phải thực hiện nghĩa vụ tài chính theo quy định của pháp luật; gửi hồ sơ những trường hợp đủ điều kiện và không đủ điều kiện cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất kèm theo trích lục bản đồ địa chính, trích sao hồ sơ địa chính đến Phòng Tài nguyên và Môi trường;
+ Phòng Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm kiểm tra hồ sơ, trình Ủy ban nhân dân cùng cấp quyết định cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất;
Thời gian thực hiện các công việc nêu trên không quá năm mươi lăm (55) ngày làm việc (không kể thời gian công bố công khai danh sách các trường hợp xin cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và thời gian người sử dụng đất thực hiện nghĩa vụ tài chính) kể từ ngày Ủy ban nhân dân xã, thị trấn nhận đủ hồ sơ hợp lệ cho tới ngày người sử dụng đất nhận được giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
5 Không nên tin cò dịch vụ
Đừng tin cò dịch vụ lắm, phải tới chỗ đó 2,3 lần lúc trời tối, rằm( tìm 1 quán nước mà ngồi để hỏi chuyện luôn) coi có bị ngập nước, có nghiện hút, cướp giật, trộm cắp gì không..Lần trước em đi coi căn nhà bên quận 8, mọi thứ đều ok, cho đến khi đêm rằm 14 em qua coi lại thì nc ngập nửa bánh xe >.<, rồi gặp cò là dân giang hồ nữa chứ, chửi lộn um sùm…