Top 10 họ phổ biến nhất Việt Nam hiện nay

0
3411
Vật Phẩm Phong Thủy

Có thể không số dữ liệu sau đây không phải lúc nào cũng chính xác 100% nhưng hiện tại , các họ dưới đây được sử dụng vô cùng rộng rãi trong hệ thống họ tên ở nước ta cũng như người Việt trên toàn thế giới.

1.Nguyễn
Nguyễn (đôi khi viết tắt Ng̃; chữ Hán: 阮) là họ của người Việt Nam và Trung Quốc. Đây là họ phổ biến nhất của người Việt, khoảng 40% dân số Việt Nam mang họ này. Họ Nguyễn cũng xuất hiện tại Trung Quốc (bính âm: Ruǎn, Việt bính: Jyun2) dù ít phổ biến hơn. Trong tiếng Triều Tiên, họ này đọc là Won hay Wan (원 hay 완) và cũng rất hiếm.

Có những dòng họ lớn có lịch sử lâu đời mang họ Nguyễn. Nhiều triều vua của Việt Nam mang họ này, như nhà Tây Sơn và nhà Nguyễn.

Theo một số nghiên cứu, khoảng 40% người Việt có họ này.Ngoài Việt Nam, họ này cũng phổ biến ở những nơi có người Việt định cư. Tại Úc, họ này đứng thứ 7 và là họ không bắt nguồn từ Anh phổ biến nhất. Tại Pháp, họ này đứng thứ 54. Tại Hoa Kỳ, họ Nguyễn được xếp hạng thứ 57 trong cuộc Điều tra Dân số năm 2000,nhảy một cách đột ngột từ vị trí thứ 229 năm 1990, và là họ gốc thuần Á châu phổ biến nhất. Tại Na Uy họ Nguyễn xếp hạng thứ 73 và tại Cộng hòa Séc nó dẫn đầu danh sách các họ người ngoại quốc.


2.Trần
Trần (chữ Hán: 陳) là một họ ở Việt Nam, Trung Quốc, Đài Loan, Hồng Kông, Singapore và một số nơi khác trên thế giới. Đây cũng là tên của một triều đại của lịch sử Việt Nam và một triều đại khác ở Trung Quốc.

Theo thăm dò của Viện Hàn lâm Khoa học Trung Quốc, tháng 1 năm 2006, họ Trần đứng thứ 5 về số người tại Trung Quốc. Họ Trần phổ biến hơn tại miền Nam Trung Quốc. Tại Đài Loan, đây cũng là họ phổ biến nhất, chiếm 11% dân số.[1]

Tại Singapore, họ này thỉnh thoảng được viết với ký tự Latinh là Chern. Theo tiếng Quảng Đông, họ này cũng được viết với ký tự Latinh là Chan. Một số cách viết Latinh khác (từ các phương ngữ khác nhau) cũng có thể bắt gặp là Tan (Tân) , Tang, Ding (tiếng Phúc Châu), Chin (tiếng Khách Gia, tiếng Nhật: ちん), Chun hay Jin (진) (tiếng Triều Tiên), Zen (giọng Thượng Hải).

Theo lối chiết tự, Trần còn được gọi ẩn dụ là Đông A (do chữ Trần 陳 được ghép từ hai thành phần là Đông (東) và A (阿)). Khi nhà Trần tại Việt Nam giành chiến thắng trong ba cuộc kháng chiến chống quân Mông Nguyên, khí thế chiến đấu của quân dân nhà Trần được gọi là “hào khí Đông A”.


3.Lê (họ)
Lê (chữ Hán: 黎) là một họ của người Việt Nam và Trung Quốc. Họ Lê phổ biến ở miền nam Trung Quốc (Quảng Đông, Hồng Kông). Họ “Lê” của người Trung Quốc (chữ Hán: 黎; bính âm: Lí) thường được chuyển tự thành Li, Lai hoặc Le), có thể bị nhầm lẫn với họ Lý (chữ Hán: 李; bính âm: Lǐ) cũng được chuyển tự thành Li hoặc Lee.

Họ Lê Việt Nam là 1 họ lớn và lâu đời.

Một nhánh lớn của họ Lê có xuất phát từ họ Phí: Bùi Mộc Đạc là một danh thần đời nhà Trần, vốn tên thật là Phí Mộc Lạc nhưng vì vua Trần Nhân Tông cho là Mộc Lạc là tên xấu, mang điềm chẳng lành (Mộc Lạc trong tiếng Hán nghĩa là cây đổ, cây rụng) nên vua đổi tên Phí Mộc Lạc thành Bùi Mộc Đạc với nghĩa Mộc Đạc là cái mõ đánh vang. Trong quá trình làm quan, Bùi Mộc Đạc được ghi nhận làm việc hết sức tận tụy, công minh, đem lại nhiều điều lợi cho nhân dân, hiến nhiều kế hay cho triều đình, nổi tiếng trong giới nho học, sách Đại Việt sử ký toàn thư ghi nhận “Sau này, người họ Phí trong cả nước hâm mộ danh tiếng của Mộc Đạc, nhiều người đổi làm họ Bùi”. Đến nay giữa họ Bùi và họ Phí thường có quan hệ hữu hảo tốt đẹp với nhau là vì thế. Chắt nội Bùi Mộc Đạc là Bùi Quốc Hưng là người tham gia hội thề Lũng Nhai và cuộc khởi nghĩa Lam Sơn. Sau khi Lê Lợi lên ngôi, phong ông là Nhập nội Thiếu úy, tước Hương thượng hầu, sau thăng Nhập nội Tư đồ, được vua ban Quốc tính họ Lê, nên đổi là Lê Quốc Hưng. Hậu duệ của ông nay sinh sống khắp từ Nam chí Bắc


4.Phạm
Phạm 范 và Phạm 範 là hai họ đồng âm nhưng khác nhau về ý nghĩa và chữ Hán dùng để ghi lại . Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa khi tiến hành giản hoá chữ Hán đã lấy chữ 范 làm chữ giản hoá của chữ 範 nhưng chữ 範 khi dùng làm họ tên thì vẫn viết là 範, không giản hoá thành 范 .Đây là họ của người Việt Nam và Trung Quốc.


5.Hoàng (họ)
Hoàng hay Huỳnh (chữ Hán: 黃) là một họ ở Việt Nam, Trung Quốc, Đài Loan, Hàn Quốc, và Triều Tiên. Họ Hoàng trong tiếng Trung có thể phiên âm Latinh thành Huang, Wong, Vong, Bong, Ng, Uy, Wee, Oi, Oei or Ooi, Ong, Hwang, hay Ung theo phương ngữ từng vùng. Họ Hoàng trong tiếng Triều Tiên được phiên âm thành Hwang.

Ở miền Nam Việt Nam, do kỵ húy chúa Nguyễn Hoàng nên họ Hoàng được đọc chệch thành Huỳnh từ hàng trăm năm nay.[1] Nhiều người Hoa khi đăng ký hộ tịch, không dùng phiên âm Hán-Việt để ghi tên mình ra chữ Quốc ngữ, mà dùng phiên ấm trực tiếp từ một phương ngôn tiếng Hoa nào đó. Vì thế, tại Việt Nam họ Hoàng còn có một biến thể khác là Vòng.

Họ Hoàng là họ phổ biến thứ 7 ở Trung Quốc. Tổng số người họ Hoàng ở Trung Quốc và Đài Loan ước tính 29 triệu người, ngoài ra còn có hơn hai triệu người Hoa kiều mang họ này. 4,3 triệu người Việt và 1 triệu người Triều Tiên có họ Hoàng. Điều tra dân số năm 2000 của Hàn Quốc cho thấy đây là họ của 644.294 người, xếp thứ 17.

6.Phan (họ)
Phan (chữ Hán: 潘) là một họ tại Trung Quốc, Việt Nam và Triều Tiên (Hangul: 반, Hanja: 潘, phiên âm theo Romaja quốc ngữ là Ban).


7.Vũ (họ)
Vũ (武 hoặc 禹) hay Võ (武) là một họ phổ biến tại Việt Nam và Trung Quốc. Số lượng người mang họ Vũ phổ đứng thứ bảy với 3.9% dân số tại Việt Nam.

Tương truyền họ Vũ ở Hải Dương có nguồn gốc đầu tiên tại làng Mộ Trạch tỉnh Hải Dương, miền Bắc Việt Nam. Tuy nhiên, không phải tất cả các gia tộc họ Vũ tại Hải Dương và Việt Nam đều có cùng gốc từ đây. Theo gia phả, tộc phả và thần phả ở làng Mộ Trạch, tỉnh Hải Dương, ông tổ họ Vũ là Vũ Hồn (804-853), là quan đô hộ của nhà Đường cắt cử xuống Việt Nam. Hiện có đền thờ tại Mộ Trạch, huyện Bình Giang, tỉnh Hải Dương.

Bắt đầu từ Quảng Bình cho tới hết các tỉnh miền Nam, do kiêng húy thụy hiệu của chúa Nguyễn Phúc Khoát (hiệu Vũ Vương), “Vũ” được đổi thành “Võ”.

Theo Lê Trung Hoa trong cuốn Họ và tên người Việt Nam, tại Việt Nam số lượng người mang họ Vũ xếp thứ bảy, với 3,9% dân số.Hiện tại, hai dòng họ Vũ và họ Võ tồn tại độc lập, có thờ cúng tổ tiên chung hoặc riêng nên việc nhận định họ này chung một họ còn nhiều tranh cãi.


8.Đặng (họ)
Đặng là một họ người Việt. Phiên âm họ này cũng được xem là đồng nhất với họ Deng (phồn thể: 鄧 / giản thể: 邓; ký âm: Teng (Wade-Giles), Dahng (tiếng Quảng Đông), Tēng (tiếng Đài Loan) của người Hoa. Phiên âm họ này cũng được dùng cho Deung của người Triều Tiên nhưng rất hiếm.


9.Bùi (họ)
Bùi (chữ Hán: 裴) là một tên họ phổ biến thứ 9 trong hơn 200 dòng họ ở Việt Nam và phổ biến ở các tỉnh phía bắc Trung Quốc.

Họ Bùi là dòng họ có lịch sử tại Việt Nam. Theo dã sử, thời nhà Đinh đã xuất hiện nhân vật Bùi Quang Dũng. Còn nhân vật họ Bùi đầu tiên xuất hiện trong lịch sử là Bùi Mộc Đạc. Bùi Mộc Đạc là một danh thần đời nhà Trần, vốn tên thật là Phí Mộc Lạc nhưng vì vua Trần Nhân Tông cho là Mộc Lạc là tên xấu, mang điềm chẳng lành (Mộc Lạc trong tiếng Hán nghĩa là cây đổ, cây rụng) nên vua đổi tên Phí Mộc Lạc thành Bùi Mộc Đạc với nghĩa Mộc Đạc là cái mõ đánh vang. Bùi Mộc Đạc làm đại thần trải 3 triều vua Trần.

Theo Đại Việt sử ký toàn thư: “Sau này, người họ Phí trong cả nước hâm mộ danh tiếng của Mộc Đạc, đua nhau đổi làm họ Bùi”. Chắt nội Bùi Mộc Đạc (Phí Mộc Lạc) tên là Bùi Quốc Hưng là người tham gia hội thề Lũng Nhai và cuộc khởi nghĩa Lam Sơn. Sau khi Lê Lợi lên ngôi, phong ông là Nhập nội Thiếu úy, tước Hương thượng hầu, sau thăng Nhập nội Tư đồ, được vua ban Quốc tính họ Lê, nên đổi là Lê Quốc Hưng. Theo gia phả của nhánh họ Bùi gốc Phí ở Nam Sách (Hải Dương) thì một trong số hậu duệ của cụ Bùi Mộc Đạc là Bùi Thị Hý chính là người đã khai sinh ra làng gốm Chu Đậu, được thờ là tổ nghề của làng gốm Chu Đậu.Những phát hiện mới về bà Bùi Thị Hý qua cuộc khai quật khảo cổ học tại Quang Tiền, Đồng Quang, Gia Lộc

10.Đỗ
Đỗ (杜) là một họ tương đối phổ biến tại Việt Nam.

Năm 1997, Ban liên lạc Họ Đỗ Việt Nam được sáng lập bởi cố Phó Giáo sư Đỗ Tòng.

Hiện nay, trụ sở Hội đồng họ Đỗ Việt Nam đặt tại nhà ông Đỗ Ngọc Liên, số 27 Đào Tấn-Hà Nội.

Họ Đỗ Việt Nam có truyền thống hiếu học và đỗ đạt, là dòng họ xếp thứ 6 về khoa bảng. Trong các triều nhà Hậu Lê, nhà Mạc, vào khoảng các năm 1463 – 1733, họ Đỗ Việt Nam có 60 người đỗ đại khoa, gồm:

8 người đỗ Đệ nhất giáp Tiến sĩ (2 Trạng nguyên, 2 Nhất giáp, 3 Bảng nhãn và 1 Thám hoa)
13 người đỗ Hoàng giáp
39 người đỗ Tam giáp Tiến sĩ xuất thân.

Các Bài Hay Nên Xem Khác

Vật Phẩm Phong Thủy

BÌNH LUẬN