Theo các nhà chuyên môn, tầng lửng hay còn gọi là gác lửng, gác xép hoặc gọi đơn giản là lửng một tầng trong trong kiến trúc của một tòa nhà hoặc một ngôi nhà đó là một tầng trung gian giữa các tầng của một tòa nhà chính và do đó thường không tính trong số các tầng tổng thể của một tòa nhà. Thông thường, tầng lửng là trần thấp và nằm ở tầng một (tầng dưới cùng). Thuật ngữ tầng lửng bắt nguồn từng tiếng Ý là “mezzano”.
1 Công dụng
Công năng sử dụng của tầng lửng khá đa dạng. Có thể xây lệch tầng và ở đó dùng làm nơi sinh hoạt chung hay phòng làm việc hoặc đưa phòng khách, phòng ăn và bếp lên khu vực này. Cũng có thể sử dụng nơi đây để vừa làm phòng ngủ và phòng sinh hoạt chung.
– Khi diện tích xây dựng không được rộng lắm mà cần mặt bằng trệt để kinh doanh hoặc làm nơi để xe, nhà kho cũng có thể làm tầng lửng để tăng tối đa diện tích chứa đựng.
– Khi buộc phải giới hạn bởi chiều cao công trình mà cần mặt bằng rộng cũng có thể dùng tầng lửng. Trường hợp đủ diện tích, có thể đưa hết các không gian chức năng của tầng trệt lên tầng lửng như bếp ăn, phòng khách.
– Tầng lửng cũng có thể chỉ dùng với mục đích tiếp khách mà vẫn quan sát được việc mua bán ở tầng trệt. Tầng lửng có khi vừa là phòng khách vừa là phòng sinh hoạt chung gia đình vì vậy cần thiết kế nội thất đẹp.
– Với nhiều nhà ở, có thể bố trí tầng lửng như một phòng ngủ của gia chủ.
2 Độ cao tầng lững
Độ cao của tầng một và lửng thường khoảng 2,5 đến 2,8 m. Có nhiều nhà làm tầng lửng nhưng chỉ đúc ra 1,5 hoặc 2 m để bàn thờ hoặc kê vài cái ghế… tầng lửng chiếm khoảng 2/3 chiều sâu của căn nhà. Cầu thang từ trệt lên lửng có thể đặt ở vị trí nhỏ gọn vì số bậc ít và không chiếm diện tích. Cầu thang từ phần lửng lên các tầng trên có thể bố trí ở một khu vực khác thuận lợi hơn và phân chia không gian hợp lý.
3 Thiết kế tầng lửng
Tầng lửng có rất nhiều thiết kế và cách trang trí nội thất khác nhau tùy thuộc vào quan điểm thẩm mỹ và kết cấu kỹ thuật của tòa nhà. Một số căn nhà nhỏ và vừa, gia chủ dùng tầng trệt để làm nơi kinh doanh, thì phòng bếp, phòng ăn và phòng khách có thể được đưa lên tầng lửng. Từ tầng lửng gia chủ có thể giám sát được các hoạt động ở phía dưới và khiến cho không gian sống trở nên thoáng hơn.
Với nhà rộng và với mục đích thiết kế những không gian lạ thì không gian tầng lửng có thể là không gian trang trí hay phòng đọc sách thì có thể làm riêng một cầu thang. Với những căn nhà ống (có chiều sâu), gia chủ có thể thiết kế tầng lửng để làm nơi sinh hoạt chung.
4 Diện tích
Ở Việt Nam, theo quy định thì tẩng lửng chiếm diện tích khoảng 80% diện tích của sàn nhà. Đối với nhà ở riêng lẻ, nếu việc thay đổi kiến trúc bên trong công trình xây dựng không ảnh hưởng đến kết cấu chịu lực chính thì không xử phạt về hành vi xây dựng sai giấy phép xây dựng. Trường hợp chủ đầu tư xây dựng đúng số tầng, có phát sinh thêm tầng lửng nhưng không vượt quá chiều cao công trình theo giấy phép xây dựng thì không xử phạt về hành vi xây dựng sai giấy phép xây dựng.
Độ cao của tầng một và lửng thường khoảng 2,5 đến 2,8 m và và chiếm khoảng 2/3 chiều dài của ngôi nhà. Cầu thang đi lên thường sử dụng thang đứng hoặc có thiết kế nhỏ gọn, ít bậc để không tốn nhiều diện tích
5 Đặt cầu thang lên gác lửng
Một việc bắt buộc khi xây gác lửng là phải trang bị thêm cầu thang lên gác. Bạn nên chú ý là chọn cầu thang sao cho phù hợp để tiết kiệm không gian và thuận tiện cho việc đi lên. Cầu thang phải đảm bảo an toàn, dễ đi và không cần thiết phải quá lớn để tránh ảnh hưởng đến diện tích tầng trệt ở dưới. Vị trí đặt cầu thang cũng nên được cân nhắc để tiện lợi cho mọi người sử dụng.
6 Sử dụng các đồ dùng nội thất, trang trí phù hợp
Các loại đồ nội thất hay thiết kế nội thất dùng trên gác lửng đòi hỏi phải được lựa chọn phù hợp để phát huy tối đa công năng sử dụng của căn gác. Tùy theo mục đích sử dụng căn gác mà bạn chọn những đồ dùng cần thiết. Nhưng phải đảm bảo tất cả đồ dùng phải gọn nhẹ để đảm bảo an toàn khi sử dụng và tạo cảm giác căn gác rộng rãi hơn.