Top 4 Sigma Lens Filter Size 72 mm đang được sử dụng nhiều nhất hiện nay

0
1276
Vật Phẩm Phong Thủy

Mỗi loại filter đều có những tác dụng riêng và để dễ dàng hơn cho việc lựa chọn các loại filter cho máy ảnh Sigma , topxephang xin giới thiệu đến các bạn 4 loại filter seize 72mm đang được sử dụng nhiều nhất hiện nay.

1.Sigma 150mm F2.8 Macro
Tiếp nối thành công của ống kính APO MACRO 150mm F2.8 EX DG HSM sản xuất vào tháng 10 năm 2004, tại Photokina 2010, Sigma đã giới thiệu phiên bản ống kính chụp macro tiếp theo: Sigma APO MACRO 150mm F2.8 EX DG OS HSM với tính năng chống rung quang học.

Sigma APO MACRO 150mm F2.8 EX DG OS HSM không có nhiều sự thay đổi về thiết kế so với phiên bản cũ. Tuy nhiên, Sigma đã thay đổi cấu trúc hệ thống kính bên trong của mẫu ống kính này cho phù hợp với tính năng OS (Optical Stabilizer).

Ống kính mới gồm 19 thấu kính chia làm 13 nhóm hoạt động, trong đó có 3 thấu kính SLD (Super Low Dispersion) giúp giảm tối đa các hiện tượng quang sai. Thêm vào đó, lớp phủ SMC (Super Multi-Layer Coating) cũng được Sigma sử dụng để giảm thiểu các hiện tượng bóng mờ và lóe sáng trong ảnh.

APO MACRO 150mm F2.8 EX DG OS HSM được trang bị công nghệ chống rung hình ảnh mới nhất của Sigma với tên gọi OS (ổn định quang học – optical stabilizer). Với công nghệ OS mới này, APO MACRO 150mm F2.8 EX DG OS HSM có thể hỗ trợ chụp với tốc độ màn trập thấp hơn tới 4 stops so với tốc độ tiêu chuẩn.

Bên cạnh đó, mô tơ HSM giúp ống kính Sigma APO MACRO 150mm F2.8 EX DG OS HSM lấy nét nhanh, êm ái và chính xác.


2.Sigma 17-70mm F2.8-4 Macro
Sigma vừa chính thức ra mắt chính thức ống kính mới, đó là ống 17-70mm f2.8-4 DC Macro OS HSM. Lens này được hãng lần lượt chia làm thể loại: Contemporary (dành cho các mục đích chụp thông thường, bao gồm lens zoom linh hoạt). Ống kính mà hãng ra mắt đợt này sẽ tương thích với máy ảnh Nikon, Canon, Sony, Pentax và DSLR của chính Sigma. Thông tin về giá, ngày bán ra cho từng loại ngàm sẽ được công bố trong thời gian tới.

Ống 17-70mm f2.8-4 DC Macro OS HSM được thiết kế để dùng với các máy ảnh có cảm biến APS-C và bao trùm dải tiêu cự từ 25,5mm đến 105mm khi quy đổi tương đương máy phim 35mm. Đây là phiên bản nâng cấp cho người tiền nhiệm 17-70mm được ra mắt từ năm 2009 với thiết kế khác biệt một chút và nhỏ gọn hơn.

3.Sigma 18-35mm F1.8 Art
– Đây là loại ống kính dùng cho máy ảnh dSLR cảm biến APS-C (vì vậy Tôi đã chọn, sử dụng cho Canon 650D của Tôi). Tiêu cự quy đổi khổ phim 35mm khi gắn vào các máy APS-C là khoảng 27-52,2mm

# Thân ống kính
– Khá gọn gàng và trọng lượng nặng: 810g,
– Kích thước: chiều dài 122mm, đường kính 79cm, kích thước filter 72mm
– Số lượng lá khẩu: 9
– Khẩu độ cho phép: Nhỏ nhất là 16 và lớn nhất là 1.8
– Ống kính có thể cập nhật và điều chỉnh sắc thái cho phù hợp (cập nhật Firmware cho ống kính).
– Ống kính này thuộc dòng sản phẩm Art Series (Sigma có ba dòng sản phẩm chính: Contemporary, Art và Sport) với dòng này sẽ cho hình ảnh đậm chất hơn và đẹp hơn và khả năng tạo nghệ thuật cao.
– Ống kính được chế tạo từ vật liệu kim loại chịu nhiệt tốt, có khả năng chống nhiệt độ khắc nhiệt và môi trường hay thay đổi.
– Ống kính có bề mặt ngoài là 2 vòng cao su cao cấp
– Ống kính này tương thích với các Sigma USB Dock, cho phép thiết lập các thông số tối ưu hóa phần mềm Pro Sigma.
– Thân kính được thiết lập nút gạt AF và MF, với AF cho một động cơ nhanh nhẹn và chính xác. Có thể được ghi đè bằng tay bất cứ lúc nào bằng cách xoay vòng tấp trung.
– Tiêu cự cho phép là 18 đến 35mm với vòng zoom được thiết kế không thụt thò như các dòng ống kính trước đây mà nó được thiết kế zoom nội bộ và rất êm rất nhẹ nhàng.
– Tiêu cự khoảng cách lấy nét tối thiểu là 28 cm và cơ chế HSM (Hyper Sonic Motor) khá nhanh chóng và chính xác, đảm bảo yên lặng. vì vậy cũng rất thích hợp cho việc chụp ảnh liên tục và quay phim.

– Ống kính được thiết kế xây dựng 17 yếu tố trong 12 nhóm và có đến 5 thấu kính SLD + 4 yếu tố phi cầu glassmold vì thế ống kính sẽ cho bức ảnh sắc nét rõ ràng.
– Bộ lọc 72mm này rất phổ biến trong các dòng ống kính hiện nay, Một lớp siêu phủ cũng đã được áp dụng cho các yếu tố ống kính để giảm sự phản xạ bề mặt, ống kính flare và bóng mờ để tạo ra hình ảnh với độ tương phản cao hơn và màu sắc trung thực hơn.
– Nắp trước và nắp sau được thiết kế khá hiện đại, tiện dụng, dễ dàng tháo mở và gắn lại.
– Nắp trước có Logo Sigma danh tiếng in chìm (xu hướng bấm tháo cáp hiện nay giống các hãng khác như Canon, Nikon, và Tamron).
– Nắp sau có nút hướng dẫn chi tiết Tháo – Đóng và đặc biệt có Logo dùng cho dòng máy (for CANON, For Nikon).
– Che nắng (Hood) cũng được in mực hướng dẫn chi tiết xoay trái xoay phải để tháo lắp kèm logo Sigma. và có in thông tin mã sản phẩm và thông số tiêu cự – khẩu độ – phi ống kính.
– Khả năng chụp Macro khá tốt, cho DOF mỏng và nét, khoảng cách lấy nét tối thiểu là 28 cm.


4.Sigma 18-250mm F3.5-6.3 Marco
Sigma vừa ra mắt một ống kính zoom cho các dòng máy DSLR dùng cảm biến APS-C, đó là ống 18-250mm F3.5-6.3 Macro OS HSM. So với ống kính Sigma 18-250mm F3.5-6.3 không có tính năng Macro hiện đang bán trên thị trường, sản phẩm vừa ra mắt có thiết kế mới nhỏ gọn hơn và bền hơn nhờ sử dụng vật liệu Composite bền nhiệt (Thermally Stable Composite – TSC). Sigma cho biết họ là nhà sản xuất duy nhất sử dụng TSC cho các ống kính máy ảnh. Ống Sigma 18-250mm F3.5-6.3 DC Macro mới sẽ được bán ra vào tháng sau với ngàm tương thích cho các DSLR của Canon. Phiên bản dành cho Nikon, Sony, Pentax và Sigma sẽ dần được ra mắt sau đó nhưng Sigma chưa tiết lộ giá bán cụ thể.

Giải thích thêm về vật liệu cấu tạo ống kính, Sigma cho biết họ dùng TSC để tạo ra phần thân của ống kính. So với các ống kính thông thường cấu tạo từ polycarbonate, TSC có độ đàn hồi cao và độ biến dạng thấp trong môi trường nhiệt độ khắc nghiệt. Điều này có nghĩ là việc giãn nở hoặc co lại do thay đổi nhiệt độ đột ngột sẽ không gây ảnh hưởng nhiều đến cấu trúc của ống kính. TSC cũng đóng vai trò trong việc giảm kích thước của ống kính. Phiên bản không có macro của 18-250mm F3.5-6.3 không dùng TSC có trọng lượng 629g, đường kính 7,87cm, chiều dài 10,16cm. Trong khi đó, sản phẩm mới có trọng lượng chỉ 470g, đường kính 7,35cm, chiều dài 8,86cm.

Cấu hình của ống kính Sigma 18-250mm F3.5-6.3 DC Macro:

Tiêu cự: 18-250mm
Khẩu độ: F3.5-6.3
Cấu tạo: 16 thấu kính, xếp thành 13 nhóm, có thấu kính phi cầu hai mặt và thấu kính tán xạ thấp
Số lá khẩu: 7
Khoảng lấy nét gần nhất: 35cm
Đường kính filter: 62cm
Độ phóng đại tối đa: 1:2,9
Có ổn định hình ảnh quang học (Optical Stabilization – OS)
Bản dành cho Sony và Pentax không có OS vì đã có lấy nét trong thân máy
Có lớp phủ chống lóa, chống bóng ma
Có motor lấy nét siêu thanh Hyper Sonic Motor (HSM)

Các Bài Hay Nên Xem Khác

Vật Phẩm Phong Thủy

BÌNH LUẬN