Môi giới nhà đất là một trong những dịch vụ hot nhất hiện nay không còn xa lạ gì với những người có nhu cầu mua bán nhà đất nữa. Dịch vụ môi giới này mang lại nhiều lợi ích vì nhờ thế mà giúp cho việc mua bán diễn ra thuận lợi, mang lại cả cho người bán hay người mua đạt được mục đích của mình. Tuy nhiên thì có một bộ phận “cò nhà đất” làm việc không có tâm và khiến cho nhiều người đang cảm thấy hoang mang vì bị lừa. Vậy những thủ đoạn ấy là gì, hãy cùng với chúng tôi cùng tìm hiểu để tránh ngay nhé.
Cò nhà đất vốn dĩ là một bộ phận không được xem là những người môi giới nhà đất có tâm và cho đến thời điểm này đang khiến cho nhiều người bao gồm cả người mua, người bán hay thậm chí là những công ty môi giới nhà đất uy tín cảm thấy bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Bởi vì ham muốn với những cái lợi trước mắt, bị tiền làm cho mờ mắt mà bộ phận ấy đang khiến cho cả thị trường bị nhiễu loạn.
Nếu bạn là người đang có nhu cầu mua bán nhà đất hãy tìm một dịch vụ môi giới nhà đất uy tín chứ đừng vội tin những lời đường mật của những người môi giới chiêu trò được gọi là “cò nhà đất ấy. Và nhớ phải ghi nhớ ngay các mánh khóe vẫn thường được áp dụng để bịp những người cả tin dưới đây nhé:
1 ăn gian vị trí
Có khá nhiều mánh khóe bịp từ cò nhà đất khiến cho người mua bán cả tin không lường trước được. Chẳng hạn như mánh bịp ăn gian vị trí nhà đất là mánh khá phổ biến. Chẳng hạn như khi giới thiệu về một miếng đất ở vị trí này nhưng chỉ nói chung chung nằm ở khu vực nào mà không nói địa chỉ cụ thể được giao bán với một mức giá cực hấp dẫn. Nhưng khi khách hàng hỏi về thông tin, địa chỉ cụ thể thì “cò đất” bỗng im và yêu cầu là phải hẹn để đi thăm trực tiếp. Nhưng đâu có đơn giản thế, chúng yêu cầu bạn phải đem theo tiền đặt cọc rồi bằng một thủ đoạn nào đó thuyết phục khác hàng để đặt luôn tiền kẻo người khác mua mất.
Kết quả là khi đi thăm đất, giới thiệu với khách đất ở nơi này nhưng lại đưa tận ra đâu đó để thăm đất. Vì thế mà nếu không được đưa địa chỉ, thông tin cụ thể thì tốt nhất là nên chú ý đến việc tránh xa những kiểu môi giới đó khi mua bán nhà đất.
2 Báo giá một phần
Một chiêu khác mà môi giới thường sử dụng để đánh lừa khách hàng đó là chỉ đưa một nửa giá bán thực tế. Trên các tuyến đường, nhiều người không khỏi ngạc nhiên bởi nhiều dự án căn hộ, đất nền có giá bán rẻ đến bất ngờ.
Một dự án đất nền trên đường Nguyễn Duy Trinh (quận 9) có giá bán được quảng cáo trên tờ rơi khoảng 300 triệu/nền. Tuy nhiên, khi liên hệ thì 300 triệu chỉ là khoảng tiền khách hàng đóng trước. Giá bán thực tế của nền đất này là hơn 700 triệu đồng.
3 Tiện ích bánh vẽ
Ngoài ra, để tăng tính hấp dẫn cho dự án không ít môi giới sẵn sàng đưa ra hàng loạt tiện ích nhưng thực tế các tiện ích này chỉ nằm trên quy hoạch không biết bao giờ mới thành hình.
Khu vực Mỹ Phước Tân Vạn (Bình Dương) nhiều nhân viên môi giới rao bán đất nền tại đây liên tục giới thiệu về cá tiện ích gần kề như trường đại học quốc tế, trung tâm thương mại, bệnh viện… Nhưng khi hỏi thì biết các tiện ích này vẫn đang là những bãi đất trống.
4 Thổi giá quá giá trị thực
Không chỉ dừng lại ở việc lừa dối thông tin đơn thuần, thời gian qua có không ít công ty môi giới bất động sản cố tình đánh tráo thông tin, đưa khách hàng sập bẫy.
Nổi cộm hơn cả là câu chuyện lừa gạt khách hàng mua nhà phố xảy ra tại dự án đất nền ở Trảng Bom, Đồng Nai của Công ty cổ phần địa ốc Kim Phát phân phối.
Được biết, đơn vị này chỉ là nhà phân phối nhưng đã tự ý thay đổi tên dự án, nâng giá bán nền đất và ký với khách hàng các hợp đồng thỏa thuận dân sự chồng chéo để hợp thức hóa khoản tiền chênh lệch và không xuất hóa đơn cho khách hàng.
Theo phản ánh của khách hàng, giá bán ban đầu chủ đầu tư đưa ra cho dự án này dao động từ 427 triệu đến 1,2 tỉ đồng/lô. Nhưng qua bàn tay phù phép của Kim Phát thì những nền đất đền được nâng giá lên nhiều lần.
5 Dùng “chim mồi” để bẫy khách
Một chiêu bẫy khách hàng khác mà nhiều môi giới đang thực hiện đó là dẫn khách hàng tới coi dự án, khi khách này đang coi, thì một người khác (chim mồi) cũng tới hỏi đất dự án này. Sau khi xem xét một vòng quanh dự án, khách hàng thứ hai này quyết định mua lô đất được môi giới giới thiệu là lô đất cuối cùng của dự án.
Trong trường hợp khách hàng thứ nhất vẫn phân vân, thì sẽ có khách hàng thứ ba (cũng là chim mồi) đến và cầm tiền đặt cọc ngay nền đất này. Khách hàng thứ nhất nếu không vững lòng tin, sẽ rất dễ sập bẫy của môi giới, xuống tiền đặt cọc mua đất với giá cao.
6 “Thả con săn sắt, bắt con cá rô”
Với chiêu này, môi giới sẽ cam kết với khách hàng chỉ cần đặt cọc, chưa cần vào tên hợp đồng, thì 2 tuần sau cũng đã có lãi. Khi khách hàng đặt cọc, khoảng hơn 1 tuần sau, môi giới sẽ thông báo với khách là có người muốn mua lại lô đất đó với giá chênh lệch 20 triệu đồng (thực chất đây là số tiền môi giới tự bỏ ra).
Sau khi khách hàng bán có lời, môi giới sẽ dụ khách mua thêm vài nền đất nữa và giá đất lúc này cũng được đẩy lên cao hơn. Môi giới sẽ vào luôn hợp đồng và yêu cầu khách thanh toán. Nhưng sau khi khách đã ký hợp đồng và thanh toán đủ theo hợp đồng thì môi giới sẽ “phủi tay”, lời lỗ khách tự chịu.
7 Kịch bản khan hàng, tăng giá
Trong thời gian gần đây, khi thị trường có dấu hiệu tăng thanh khoản, đặc biệt, khi phân khúc nhà giá rẻ, diện tích nhỏ được khách hàng săn đón, nhiều người phải mua với giá chênh, thì nhà giá rẻ đã trở thành mỏ vàng của nhà môi giới. Đội ngũ “cò” nhà đất nhờ vậy lại được dịp tung đủ chiêu trò để đẩy giá kiếm lời. Để khách hàng đi mua nhà bị sập bẫy, kịch bản khan hàng được sử dụng một cách bài bản, phối hợp nhuần nhuyễn giữa nhân viên môi giới và chủ đầu tư khéo đến độ nhiều khách hàng nóng như lửa đốt khi không mua được nhà trong khi đó số lượng căn hộ chưa bán được vẫn còn rất nhiều.
Trên thực tế, hù dọa khách hàng mua ban nha là thị trường đang khan hàng, căn hộ sẽ tăng giá để đẩy mức chênh lệch kiếm lời đã trở thành chiêu trò được áp dụng rất phổ biến trong giới “cò” đất. Trong khi đó, khách hàng lại có tâm lý cho rằng những dự án có giá chênh là đang hút hàng, không mua ngay sẽ lỡ nên thường tìm đến những dự án có dạng này để mua.
8 Tạo “cơn sốt” giả
Trên thực thế, không ít “chiêu thức” được giới bất động sản tung ra để bán bằng được bất động sản với giá cao mà khách hàng không hề hay biết mình đang mắc bẫy. Một trong những “chiêu thức” này là tạo nên các “cơn sốt” giả. Khi dự án mở bán nhưng không có mấy khách đến. Lúc này các chủ đầu tư vẫn thống kê con số bán hàng lên tới vài chục căn mỗi ngày. Một số sàn bất động sản còn để cho chính nhân viên môi giới của mình ôm các căn hộ đẹp, nhưng đến khi có khách hỏi thì lại thông báo là hết, nếu khách muốn được nhượng lại thì phải chịu tiền chênh cả trăm triệu.
9 “Ỉm hàng” chờ thời cơ tăng giá
Một trong những “chiêu thức” quen thuộc khác của giới đầu cơ bất động sản là ôm các suất bán rồi chờ cơ hội tăng nhẹ, bán phá giá, ăn chênh lệch. Ví dụ về chiêu thức này khá đơn giản, nếu đợt 1 mức giá của dự án chỉ 21 triệu đồng/m2, đợt 2 chủ đầu tư tăng lên 25 triệu đồng/m2. Giới đầu cơ thường ôm suất bán đợt 1 rồi ngồi đợi chủ đầu tư ra đợt sau với mức giá cao hơn, chỉ cần bán lại với mức giá 23 triệu đồng/m2 là đã hưởng hàng trăm triệu đồng chênh lệch.
Như vậy, dù là cùng một dự án, giới đầu cơ bất động sản chỉ cần thay đổi giá bán, khách hàng thấy giá lại rẻ hơn phát giá của chủ đầu tư nên nghĩ rằng mình mua được nhà giá rẻ. Thực trạng này kéo dài có thể gây nhiễu loạn thị trường, các chủ đầu tư bị cạnh tranh không lành mạnh, bị bán phá giá… lâu dần có thể không bán được bất động sản, lại tiếp tục tạo thành cơ hội cho giới đầu cơ gom hàng, ép giá người mua.