TOP 7 bài thuốc dân gian trị hăm tã cho trẻ hiệu quả

0
1273
Vật Phẩm Phong Thủy

Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ có nàn da non nớt nhạy cảm với môi trường và rất dễ bị hăm khi đóng tã giấy hàng ngày vì vậy các mẹ cần phải có cách chăm sóc cẩn thận để tránh trẻ bị hăm. Dưới đây là 7 bài thuốc dân gian trị hăm tã hiệu quả nhất cho trẻ!

1. Chữa hăm bằng lá Khế

Chỉ cần lấy nắm lá khế rửa sạch, vẩy khô, giã nát cùng chút muối, cho thêm nước sôi để nguội rồi chắt lấy nước. Bạn lấy mảnh vải sạch, mềm, giặt trong chậu nước lá Khế để nguội, vắt khô và thấm vào vùng hăm của bé.

Lưu ý: không nên để khăn ngấm sũng nước, vì nếu quá nhiều nước khi thấm vào vùng hăm, nước chảy ra khiến vết hăm bị lở loét và tình trạng hăm trở nên nghiêm trọng hơn.

2. Chữa hăm bằng Lá Trà/ Chè

Trà là một trong những thảo dược đa năng trong việc giúp trẻ trịhăm tã. Kể cả trà túi hay trà xanh. Với trà túi, các mẹ có thể đặt một túi trà khô vào trong tã hoặc bỉm của trẻ để tinh chất tannin trong trà giúp cho da bé khô thoáng và phục hồi dần những vùng da bị tổn thương.

Còn với trà xanh, có thể dùng nước trà xanh đặc phun trực tiếp vào vùng hăm của bé. Hoặc dùng nước trà xanh để tắm cho bé, sau đó tắm lại bằng nước ấm sạch. Trong trà xanh có chất Lyzozym giúp sát trùng da và thổi bay những vi khuẩn gây bệnh bám trên da của trẻ.

3. Trị hăm bằng búp ổi non

Các mẹ cũng có thể lấy búp ổi hoặc lá ổi rửa sạch, đun lên lấy nước rửa chỗ hăm cho bé.

4. Chữa hăm bằng lá Trầu Không

Cách dùng: Các mẹ lấy khoảng 3 – 4 lá Trầu Không rửa sạch và đun sôi để nguội. Tiếp đến, dùng khăn sạch giặt ướt với nước Trầu Không đã nguội, nhẹ nhàng thấm lên các nếp gấp và vùng da bị hăm của bé. Mẹ nên làm liên tục một ngày ba lần trong vòng một tuần, thêm vào việc mặc đồ thoáng mát cho bé, chắc chắn sau 1 tuần, hăm da sẽ giảm rõ rệt

5. Chữa hăm tã bằng cây Mã Đề

Cây mã đề chữa hăm cho bé khá tốt mà cách thực hiện vô cùng đơn giản. Mẹ dùng một ít lá mã đề tươi, rửa sạch sau đó, ngâm qua nước muối và để ráo. Mẹ vò nát lá mã đề và thoa nhẹ nước lên da bé, nước cây mã đề có tác dụng làm dịu da và làm lành những tổn thương trên da do hăm tã gây ra.

6. Dùng dầu dừa để chữa hăm tã cho bé

Dầu dừa không chỉ có công dụng trong việc làm đẹp cho các mẹ mà còn có khả năng chữa hăm tã cho các bé. Trong dầu dừa có chất kháng viêm, kháng khuẩn, nuôi dưỡng làn da mà vô cùng an toàn.

Cách thực hiện:

– Sau khi vệ sinh xong cho bé, mẹ đổ dầu dừa lên tay, xoa đều rồi thoa lên vùng da bị hăm của bé.

– Để trong vòng 15-20 phút rồi rửa sạch bằng nước ấm và lau bằng khăn mềm.

– Thực hiện 2 lần/ ngày, chỉ sau khoảng 5-7 ngày sẽ thấy vùng da bị hăm dịu hẳn, không còn đỏ và viêm nữa.

7. Cách trị hăm tã cho trẻ sơ sinh bằng cỏ roi ngựa

Từ lâu, cỏ roi ngựa thường được dùng để trị lở ngứa, mụn nhọt,… Các mẹ lấy cỏ roi ngựa rửa sạch, phơi khô rồi cho vào nước đun sôi từ 10-15 phút. Sau đó, lấy miếng bông mềm hoặc tã vải màn thấm nước cỏ roi ngựa chấm vào các vết hăm cho bé, để tự khô, ngày làm 2-3 lần chứng hăm tã ở bé sẽ biến mất nhanh chóng.

Các Bài Hay Nên Xem Khác

Vật Phẩm Phong Thủy

BÌNH LUẬN