Những loài động vật dưới đây đều thuộc lớp có vú và được xem là những gã khổng lò trong lớp của chúng .
1.Cá voi xanh
Cá voi xanh, còn gọi là cá ông là một loài cá voi thuộc về phân bộ Mysticeti (cá voi tấm sừng hàm). Dài 30 mét (98 ft)[10] và nặng 180 tấn (200 tấn thiếu)[ hay thậm chí hơn nữa, nó là động vật lớn nhất còn tồn tại và nặng nhất từng tồn tại.
Cơ thể cá voi xanh dài và thon, có thể có màu hơi xanh-xám ở mặt lưng và sáng màu hơn ở mặt bụng. Có ít nhất 3 phân loài cá voi xanh: B. m. musculus sống ở vùng biển bắc Đại Tây Dương và bắc Thái Bình Dương, B. m. intermedia sống ở Nam Băng Dương và B. m. brevicauda (cá voi xanh lùn) sống ở Ấn Độ Dương và nam Thái Bình Dương. Giống như các loài cá voi khác, thức ăn của chúng chủ yếu là sinh vật phù du và giáp xác nhỏ.
2.Cá voi đầu cong
Cá voi đầu cong, cá voi Bắc cực, cá voi Greenland hay cá voi Nga (danh pháp hai phần: Balaena mysticetus) là một loài cá voi tấm sừng hàm thuộc họ Balaenidae trong phân bộ Mysticeti. Loài cá voi chắc nịch, sẫm màu này không có vây lưng, dài từ 14-18m, nặng từ 60-80 tấn. Nó sống hoàn toàn ở vùng biển Bắc cực và gần Bắc cực giàu thức ăn, không giống như các loài cá voi khác di cư tới vùng vĩ độ thấp để kiếm ăn hoặc sinh sản. Cá voi đầu cong là động vật có vú sống lâu nhất, và có miệng lớn nhất trong số các loài động vật.
Cá voi đầu cong đã là mục tiêu của nghề săn bắt cá voi từ rất lâu. Quần thể của nó đã bị suy giảm mạnh trước khi có sự tạm ngừng săn bắt năm 1966. Quần thể hiện tại được ước tính là trên 24.900 cá thể trên toàn thế giới, giảm từ khoảng 50.000 con trước khi có nghề săn bắt cá voi.
3.Cá voi trơn Bắc Đại Tây Dương
Cá voi trơn Bắc Đại Tây Dương (danh pháp hai phần: Eubalaena glacialis) là một loài cá voi thuộc họ Cá voi trơn (Balaenidae). Cá voi trơn Bắc Đại Tây Dương phân bố ở Bắc Đại Tây Dương. Thân dài cm. Thức ăn của chúng gồm chủ yếu là copepoda và nhỏ khác động vật không xương sống như nhuyễn thể, pteropoda, và ấu trùng hàu. Con trưởng thành dài trung bình 45-55 foot (14–17 m) và nặng tới 70 tấn, các mẫu vật lớn nhất đo được 60 foot (18 m) và 117 tấn. Con cái lớn hơn con đực.
4.Cá voi vây
Cá voi vây (Balaenoptera physalus), còn gọi là cá voi lưng xám, là một loài động vật có vú sống ở biển thuộc phân bộ cá voi tấm sừng hàm. Chúng là loài cá voi và loài động vật còn tồn tại lớn thứ hai sau cá voi xanh, có thể dài từ 18-22m và nặng từ 40-60 tấn. Chiều dài tối đa là 27m và cân nặng tối đa được ghi nhận là 73 tấn, nhưng nhiều người ước tính chúng có cân nặng tối đa là 120 tấn.
Cơ thể dài và dẹt, có màu xám nâu với phần dưới có màu xanh xám. Chúng có ít nhất 2 phân loài khác nhau: Cá voi vây Bắc vùng Bắc Đại Tây Dương, và cá voi vây Nam Cực lớn hơn vùng Nam Đại Dương. Chúng có thể được tìm thấy ở tất cả các đại dương, từ các vùng cực tới vùng nhiệt đới. Chúng chỉ không được nhìn thấy ở các khu vực băng trôi ở cả cực Bắc và Nam. Mật độ quần thể lớn nhất tồn tại ở vùng ôn đới và nước lạnh.Thức ăn của chúng bao gồm cá theo đàn, mực, và giáp xác kể cả nhuyễn thể.
Như tất cả các loài cá voi khổng lồ khác, cá voi vây bị săn bắn nghiêm trọng trong suốt thế kỉ 20 và là một loài bị đe dọa. Gần 750.000 con cá voi vây đã bị đánh bắt ở Bán cầu Nam từ năm 1904 đến 1979 và hiện chỉ còn ít hơn 3,000 cá thể còn tồn tại trong vùng. Ủy ban Đánh Bắt Cá Voi Quốc tế (IWC) đã ban hành một lệnh cấm săn bắt thương mại loài cá voi này,dù Iceland và Nhật Bản vẫn tiếp tục săn bắt: năm 2009, Iceland bắt 125 con cá voi vây trong mùa săn cá voi, và Nhật Bản đã bắt một con trong màu săn Nam Cực 2008-2009. Loài này cũng bị săn bởi người Greenland. Va chạm với tàu thuyền và tiếng ồn từ hoạt động của con người cũng là những mối đe dọa cho chúng.
5.Cá nhà táng
Cá nhà táng (Physeter macrocephalus, tiếng Anh: sperm whale), là một loài động vật có vú sống trong môi trường nước ở biển, thuộc bộ Cá voi, phân bộ Cá voi có răng và là thành viên duy nhất của chi cùng tên. Cá nhà táng đã từng có tên khoa học là Physeter catodon. Nó là một trong ba loài còn tồn tại của siêu họ Cá nhà táng cùng với cá nhà táng nhỏ (Kogia breviceps) và cá nhà táng lùn (Kogia sima).
Một con cá nhà táng đực trưởng thành có thể dài tới 20,5 mét (67 ft). Nó là loài động vật có răng lớn nhất trên thế giới. Đối với những con đực, đầu có thể dài đến bằng 1/3 tổng chiều dài thân mình – nói đến đầu thì cá nhà táng là loài động vật có bộ não lớn nhất trên thế giới.. Nó phân bổ toàn thế giới trên khắp các đại dương. Cá nhà táng chủ yếu ăn mực – thậm chí các loài mực khổng lồ và mực Nam Cực khổng lồ cũng là nạn nhân của nó – nhưng đôi khi chúng cũng đánh chén các loài cá và có thể lặn sâu tới 3 kilômét (9.800 ft), khiến nó trở thành loài động vật có vú lặn sâu nhất thế giới. Và âm thanh lách cách của cá nhà táng cũng là loại âm thanh lớn nhất được tạo ra bởi các loài động vật. Âm thanh này được dùng để định vị vật cản, mục tiêu cũng như trong các mục đích khác. Cá nhà táng sống trong các nhóm nhỏ gọi là “đơn vị xã hội”. Các đơn vị của cá cái và cá con sống tách biệt với cá đực trưởng thành. Cá cái hợp tác với nhau để bảo vệ con cũng như giúp nhau cho con bú. Cứ cách ba đến sáu năm thì cá nhà táng sinh con một lần và thời gian chăm con có thể kéo dài đến hơn 10 năm. Cá nhà táng có rất ít kẻ thù tự nhiên, rõ ràng có rất ít sinh vật đủ mạnh để tấn công một con cá nhà táng trưởng thành khỏe mạnh; tuy nhiên một bầy cá hổ kình có thể tiêu diệt những con cá nhà táng con. Tuổi thọ của cá nhà táng có thể lên tới hơn 70 năm.
Trước đây, cá nhà táng được gọi là “cá răng” (cachalot, từ tiếng Pháp có nghĩa là “răng”). Trong suốt từ đầu thế kỷ 18 đến cuối thế kỷ 20, cá nhà táng thường xuyên bị săn bắt để lấy các sản phẩm như dầu cá – dùng để làm nến, xà phòng, mỹ phẩm, dầu máy,… – và long diên hương. Do kích thước lớn, đôi khi cá nhà táng có thể chống trả lại những kẻ săn bắt nó, điển hình như vào năm 1820 một con cá nhà táng đã tấn công và đánh chìm chiếc tàu săn cá voi mang tên Essex. Hiện nay, IUCN xếp cá nhà táng vào danh sách loài dễ thương tổn.