Top 5 công trình kiến trúc La Mã cổ đại đẹp nhất trên thế giới

0
2742
Vật Phẩm Phong Thủy

Kiến trúc La Mã cổ đại đã áp dụng kiến trúc Hy Lạp bên ngoài cho các mục đích riêng của họ, tạo ra một phong cách kiến trúc mới. Người La Mã đã hấp thụ ảnh hưởng của Hy Lạp, rõ ràng trong nhiều khía cạnh liên quan chặt chẽ đến kiến trúc, ví dụ, điều này có thể được nhìn thấy trong phần giới thiệu và sử dụng các Triclinium trong các villa La Mã làm nơi và cách thức ăn uống. Người La Mã, tương tự như vậy, đã vay mượn các nước láng giềng của họ và cha ông Etruscan đã cung cấp cho họ với vô số kiến thức cần thiết cho các giải pháp kiến trúc tương lai, chẳng hạn như hệ thống thuỷ lực và xây dựng các vòm.Sau đâylà top 5 công trình kiến trúc La Mã còn tồn tại tới hiện nay.

1.Tháp Hércules
Hải đăng Hercules, (tiếng Galicia và tiếng Tây Ban Nha: Torre de Hércules) nay là tháp Hercules, là một ngọn hải đăng xây từ thời La Mã nằm gần La Coruña, Galicia, Tây Ban Nha. Hải đăng bao gồm 7 tầng, trên cùng có một ngọn đèn biển. Năm 2009, tháp hải đăng Hercules được công nhận là di sản thế giới UNESCO và được xếp hạng là Di tích lịch sử quốc gia ở Tây Ban Nha.

2.Thư viện Celsus
Thư Viện Celsus là một công trình kiến trúc La Mã cổ đại ở Ephesus, Tiểu Á, bây giờ là một phần của Selçuk, Thổ Nhĩ Kỳ. Thư viện là “một trong những tòa nhà ấn tượng nhất trong Đế chế La Mã”, hoàn thành vào khoảng những năm 114-117 và xây dựng để chứa 12.000 cuộn sách và để phục vụ như một lăng mộ cho Celsus, người được chôn cất trong một hầm mộ bên dưới thư viện ở trong quan tài bằng đá cẩm thạch. Thư Viện Celsus là “thư viện lớn thứ ba trong thế giới cổ đại” sau Thư viện Alexandria và Pergamum.


3.Khải hoàn môn Constantinus
Khải hoàn môn Constantinus (tiếng Latinh: Arcus Constantini, tiếng Ý: Arco di Costantino) là một Cổng chào chiến thắng tại Roma, nằm giữa Đấu trường La Mã và đồi Palatine. Cổng được lập nên bởi Viện Nguyên lão La Mã để kỷ niệm chiến thắng của Hoàng đế La Mã Constantinus I trước Maxentius trong trận chiến trên cầu Milvius năm 312 CN.[a] Cổng được khánh thành năm 315 CN và là khải hoàn môn lớn nhất Roma hiện tại. Cổng án ngữ con đường Via triumphalis, nơi lễ khải hoàn diễn ra khi các vị Hoàng đế La Mã tiến vào trung tâm thành Roma qua con đường này.

Mặc dù được xây dựng dành riêng cho Constantinus, nhưng phần lớn Khải hoàn môn lại là sự chắp vá từ các vật liệu trang trí của các công trình kiến trúc xây dựng dưới thời các hoàng đế Traianus (98-117), Hadrianus (117-138) và Marcus Aurelius (161-180) trước đó. Cổng cũng sử dụng kiểu kiến trúc spolia, tái sử dụng nhiều mảnh phù điêu từ các tượng đài chiến thắng vào thế kỷ thứ 2, do đó đem lại sự nổi bật và độ tương phản kiểu cách cho các tác phẩm điêu khắc mới được tạo ra cho cổng.


4.Đấu trường La Mã
Đấu trường La Mã (hay Đại hý trường La Mã) được biết đến đầu tiên dưới cái tên Amphitheatrum Flavium theo tiếng Latinh hoặc Anfitea41°53′24,61″B 12°29′32,17″Đtro Flavio tiếng Ý, sau này gọi là Colosseum hay Colosseo, là một đấu trường lớn ở thành phố Roma. Công suất chứa lúc mới xây xong là 50.000 khán giả. Đấu trường được sử dụng cho các võ sĩ giác đấu và nô lệ có nguồn gốc tù binh chiến tranh thi đấu và trình diễn công chúng. Đấu trường được xây dựng khoảng năm 70 và 72 sau Công Nguyên dưới thời hoàng đế Vespasian. Đây là công trình lớn nhất được xây ở Đế chế La Mã được hoàn thành năm 80 sau Công Nguyên dưới thời Titus, với nhiều chỉnh sửa dưới thời hoàng đế Domitian.

5.Cầu máng Segovia
Cầu máng ở Segovia là cây cầu dẫn nước dài nhất được xây dựng từ thời La Mã cổ đại và theo phong cách Kiến trúc La Mã cổ đại còn lưu giữ ở Tây Ban Nha (Tây Âu) tại thành phố Segovia. Cầu có chiều dài 728m và chiều cao 28m. Đây là công trình đã được UNESCO công nhận là di sản kiến trúc thế giới năm 1985.

Cầu được xây dựng từ thời kỳ hoàng kim của đế chế La Mã và trong nhiều thế kỷ dẫn nước từ sông Río Frío và vùng núi Sierra de Fuenfría cách đó 17 km vào thành phố.

Cầu có lẽ do Hoàng đế Domitianus (trị vì từ năm 81-96) cho phép xây dựng và hoàn thành năm 98 vào đời hoàng đế La Mã Traianus.Trong thời kỳ Hồi giáo Moor (1072), máng nước đã bị hư hại một phần; và được sửa chữa trong những năm cuối thế kỷ 15 thời Quân chủ Công giáo bằng cách chèn cẩn thận 36 vòm Gothic. Các cầu máng còn hoạt động cho đến năm 1974.

Các Bài Hay Nên Xem Khác

Vật Phẩm Phong Thủy

BÌNH LUẬN