Có những thói quen, quan niệm về sức khỏe trong cuộc sống mà lâu nay chúng ta thường cho rằng đúng nhưng thực ra nó lại hoàn toàn sai lầm. Dưới đây là 7 sai lầm đang khiến cuộc sống của bạn trở nên rắc rối!
1. Ăn một quả táo mỗi ngày để không phải gặp bác sĩ
Táo tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, từ “apple” (táo) trong câu trên là nhằm chỉ tất cả các loại trái cây. Do vậy, hãy ăn tất cả các loại trái cây theo mùa và luôn rèn luyện để có hệ thống miễn dịch khỏe mạnh.
2. Tiêm văc-xin sẽ không bị bệnh
Bạn cần hiểu rằng, virus có rất nhiều và tăng số lượng đột biến.
Không những thế, hiệu quả bảo vệ của văc-xin không thể đạt 100%, nên khi tiêm văc-xin vào cơ thể, chúng chỉ làm yếu virus, làm cho bệnh tình của bạn sẽ không quá nặng, ít gặp biến chứng hơn mà thôi.
3. Uống 8 cốc nước mỗi ngày
Chúng ta thường được khuyên nên uống 8 cốc nước (tương đương 2 lít nước) mỗi ngày để duy trì sức khỏe. Tuy nhiên, thực tế là mỗi người có cơ thể khác nhau và nhu cầu về nước cũng khác nhau. Hơn nữa, lượng nước uống vào phụ thuộc rất lớn vào điều kiện thời tiết và các hoạt động thể chất. Vì vậy, quan niệm uống 8 ly nước mỗi ngày dù đã tồn tại từ lâu nhưng hoàn toàn sai.
4. Sử dụng càng nhiều vitamin sẽ càng có lợi
Các chuyên gia cho rằng, việc sử dụng nhiều vitamin chỉ tốt khi bạn gặp vấn đề về sức khỏe. Khi bạn mắc bệnh, cơ thể sẽ cần một số lượng lớn vitamin để có thể bù đắp những chất quan trọng đã bị mất. Trong điều kiện bình thường, việc quá lạm dụng vitamin sẽ gây nguy hại cho cơ thể, thậm chí dẫn đến bệnh ung thư.
5. Đi đại tiện mỗi ngày
Quan điểm này cũng sai. Đó là vì dù bạn có đi đại tiện mỗi ngày, điều đó cũng không chứng minh được rằng bạn đang hoàn toàn khỏe mạnh. Hoặc hai ngày bạn mới đi đại tiện một lần cũng không có nghĩa là bạn đang có vấn đề về sức khỏe.
Tần suất đi đại tiện bình thường giao động từ 3 lần một ngày tới 3 lần một tuần. Bạn nên quan tâm khi bị đau đớn hoặc đi đại tiện kèm máu, phân nước.
6. Ăn nhiều sôcôla dễ bị mụn đầu đen
Các nhà khoa học đã tiến hành một thí nghiệm bằng cách cho những người tham gia thử nghiệm ăn những thanh sôcôla có hàm lượng sôcôla gấp 10 lần bình thường. Sau đó khi so sánh số mụn đầu đen của những người này trước và sau thí nghiệm, các nhà khoa học đã không tìm thấy sự khác biệt.
Do đó, những lầm tưởng về việc ăn sôcôla sẽ gây ra mụn đầu đen chỉ là “tin đồn” hoàn toàn vô căn cứ.
7. Ăn nhiều đường dễ gây nghiện
Có một cuốn sách đã tiết lộ kết quả của một thí nghiệm vào năm 2009 rằng, những con chuột thí nghiệm được cho ăn một lượng đường lớn trong vài ngày. Khi trải qua chế độ ăn uống này, chúng không thể sống mà không có đườnhg.
Tuy nhiên, khi thí nghiệm được áp dụng với con người, tác động tương tự đã không xảy ra. Và tất nhiên, con người cũng không thể tồn tại được nếu chỉ ăn mỗi đường. Chính vì thế, hiện giờ vẫn chưa có một nghiên cứu nào chứng minh con người ăn nhiều đường sẽ bị nghiện cả.
8. Nuốt kẹo cao su sẽ bị “dính ruột”
Chúng ta khi còn nhỏ thường xuyên tin vào câu chuyện nuốt kẹo cao su sẽ bị dính ruột. Tuy nhiên, các nhà khoa học đã chứng minh: kẹo cao su bị nuốt sẽ được tiêu hóa như những đồ ăn bình thường.