Ung thư phổi là căn bệnh nghiêm trọng hàng đầu trong nhóm bệnh ung thư. Tại Trung Quốc, tỉ lệ mắc bệnh ung thư phổi được xem là cao nhất, tỉ lệ tử vong cũng cao nhất do phát hiện bệnh muộn, khả năng điều trị thấp.
Với những hậu quả nghiêm trọng như vậy, việc phòng ngừa bệnh ung thư phổi là vô cùng cần thiết, bất kỳ ai cũng không nên coi nhẹ nguy cơ này, thậm chí, ngay cả khi đang trẻ khỏe, bạn đã phải quan tâm đặc biệt đến vấn đề đó.
Làm sao để ngăn chặn được nguy cơ mắc ung thư phổi? Hãy xem những nguyên nhân dưới đây và bạn tự rút ra cho mình những điều nên làm và không nên làm. Nếu bạn đang có những thói quen xấu này thì nên tránh càng sớm càng tốt.
1 Uống bia rượu quá nhiều
Dù là loại rượu nào, có cồn hay không, thậm chí là bia các loại, rượu nho hoặc các loại rượu mạnh khác, nếu uống quá nhiều với số lượng lớn, bạn có thể có nguy cơ cao mắc bệnh ung thư miệng, ung thư vòm họng và ung thư thanh quản với tỉ lệ rất cao và rõ ràng dễ bị yếu sinh lý.
Vì vậy, hãy luôn nhớ rằng, rượu bia là “kẻ thù” của sức khỏe, không nên lạm dụng hoặc thỏa hiệp với việc uống rượu. Nếu vì lý do ngoại giao hoặc công việc, bạn có thể uống một ít khi không thể từ chối, mỗi ngày không nên uống quá 2 cốc/chén bia rượu.
2 Hút thuốc lá quá mức
Hút thuốc lá là nguyên nhân quan trọng nhất gây ung thư phổi, và những người hút thuốc có nguy cơ phát triển bệnh ung thư cao gấp từ 7-11 lần so với người không hút thuốc.
Hơn 30% các ca ung thư như ung thư phổi, ung thư thanh quản và ung thư thực quản có liên quan mật thiết với việc hút thuốc lá. Vì vậy, nếu bạn không muốn bị ung thư phổi, tốt nhất là không hút thuốc, hoặc càng ít càng tốt.
3 Không đeo khẩu trang
Dù không phải là nguyên nhân chính nhưng không đeo khẩu trang cũng là tác nhân nguy hiểm gây ra bệnh ung thư phổi. Thực tế, việc thường xuyên tiếp xúc trực tiếp với môi trường ô nhiễm, bụi đường, khói bẩn và xăng xe mỗi ngày là lí do khiến nhiều người mắc các bệnh về đường hô hấp như ho, khó thở, viêm phổi, viêm phế quản và làm việc chăm sóc da không hiệu quả…
Tình trạng này nếu kéo dài có thể dẫn đến căn bệnh nguy hiểm ung thư phổi. Đặc biệt, nếu thường xuyên làm việc trong môi trường có nhiều bụi, khí thải như khai thác than, xi măng, hàn điện, đóng tàu… mà không đeo đồ bảo hộ chuyên dụng thì nguy cơ mắc phải căn bệnh này là rất cao đấy.
4 Sử dụng phấn rôm
Có rất nhiều cách chống hăm cho trẻ nhỏ rất tốt mà không có tác dụng ngoài mong muốn. Nhiều bậc cha mẹ thường có thói quen sử dụng phấn rôm như một “công cụ” để chống hăm cho trẻ, nhưng các bác sĩ lại khuyên không nên dùng phấn rôm để tránh gây ảnh hưởng đến phổi. Thành phần chính của phấn rôm là bột talc, chất hóa học này là thủ phạm gây nên những rắc rối với đường hô hấp trẻ hít phải rất dễ gây viêm phổi.
5 Thói quen ngồi quá nhiều cũng gây ung thư phổi
Mới đây, một nghiên cứu đăng trên tạp chí của Viện Ung thư Quốc gia đã cảnh báo những người có thói quen ngồi lâu khi làm việc hay xem tivi…sẽ có nguy cơ mắc các bệnh ung thư đại tràng, ung thư phổi và ung thư nội mạc tử cung cao hơn người thường xuyên vận động. Nghiên cứu này cũng khuyến cáo không nên ngồi lâu quá hai tiếng bởi sẽ càng làm nguy cơ mắc bệnh tăng cao.
Vì vậy, nếu muốn bảo vệ cơ thể khỏi căn bệnh ung thư nguy hiểm này thì bạn nên dành ra khoảng 30 phút- 1 tiếng mỗi ngày để đi bộ, vận động hay tập thể dục nhé!
6 Bị ung thư phổi vì thói quen ăn nhiều thịt
Thật bất ngờ phải không? Nhưng mới đây, các nhà khoa học của Mỹ đã tiến hành nghiên cứu và cho biết những người thường xuyên ăn thịt động vật thường có tuổi thọ ngắn hơn so với người bình thường. Những người này cũng có nguy cơ chết vì ung thư phổi cao gấp 4 lần so với người không ăn hoặc ít ăn thịt.
Nguyên nhân là do trong các loại thịt động vật chứa rất nhiều protein, có khả năng chuyển hóa thành carbohydrate đi nuôi các tế bào ung thư. Do đó, thay vì bổ sung quá nhiều đạm động vật, bạn nên cân bằng và thay thế bằng các loại đạm từ thực vật như rau củ, trái cây tươi, ngũ cốc nguyên hạt…sẽ tốt cho sức khỏe và giúp giảm cân hiệu quả hơn đấy!