Top 7 món ăn truyền thống vào dịp Tết ở miền Bắc

0
1209
Vật Phẩm Phong Thủy

Vào dịp Tết, mỗi vùng miền trên đất nước Việt Nam lại có những món ăn đặc trưng khác nhau. Bạn hãy cùng mình khám phá những món ăn phổ biến trong mâm cỗ Tết của người miền Bắc ngay dưới đây nhé.

1. Bánh chưng
Bánh chưng xanh là món ăn đầu tiên mà chúng ta không thể bỏ qua khi nhắc đến ngày Tết cổ truyền của người miền Bắc, là sự kết tinh của đất trời qua bàn tay khéo léo của con người. Sự kết hợp dẻo thơm của lớp vỏ bằng gạo nếp cùng thịt, đỗ xanh, hạt tiêu được gói bên ngoài bởi lá dong mang đến những hương vị vô cùng hấp dẫn đặc biệt khi thưởng thức món bánh chưng người ta còn ăn kèm với một loại mật cũng rất đặc trưng mà chỉ dịp Tết mới có đó là mật mía, cả 2 hòa quyện vào nhau tạo nên một hương vị không thể quên được khi thưởng thức nó.

2. Dưa hành
Dưa hành thường được nhắc đến như một món ăn kèm cùng bánh chưng xanh cũng như với một số món ăn đặc trưng khác gồm có thịt đông, thịt kho tàu, thịt luộc. Món ăn có vị chua, cay dịu nhẹ sẽ giúp chúng ta tận hưởng được vị ngon của những món ăn khác cũng như giúp cơ thể dễ tiêu hóa thức ăn. Điều đặc biệt là khi nén hành để làm dưa chúng ta cho thêm các đoạn mía đã được tiện vỏ sạch sẽ rồi để lót ở bên dưới hũ dùng để nén hành như thế hành nén sẽ rất thơm và ngon hơn.

3. Giò
Từ xưa đến nay, giò luôn là món ăn không thể thiếu trong mâm cỗ Tết của người Việt. Các món giò cũng vô cùng phong phú như giò lụa, giò bò, giò thủ… Khi bày cỗ, giò thường được thái theo khoanh, chia thành miếng gọn gàng, trông đẹp mắt và dễ gắp.

4. Thịt bò kho
Thịt bò kho là món ăn thường được chuẩn bị từ những ngày 29-30 Tết. Món ăn này sử dụng thịt bò ướp chung với tỏi, chút mắm muối, ngũ vị hương, củ cà rốt, khoai tây và cho vào nồi kho. Thường món này được ăn kèm với bánh chưng hay cơm nếp cũng có thể ăn với bánh mỳ.

5. Canh măng
Ngày Tết mà không nhắc đến canh măng thì quả thật là điều vô cùng sai sót. Măng khô sẽ được ngâm nước qua đêm, sau đó luộc qua nhiều nước rồi nấu chung với móng giò hoặc cổ, cánh, chân gà, 1 chút miến dong, 1 ít mộc nhĩ và nấm hương sẽ làm tăng thêm phần hấp dẫn cho món canh… Vị ngậy của thịt lợn hòa quyện với vị ngọt bùi của măng tạo nên sức cuốn hút lạ kỳ.

6. Canh bóng thập cẩm
Canh bóng thập cẩm là sự kết hợp của bóng, su hào, cà rốt, đậu Hà Lan, giò lụa, trứng thái chỉ, tôm nõn, thịt thăn… và xếp trên cùng là mấy cọng rau mùi. Đây là món ăn đặc trưng mà ai đi xa miền Bắc cũng đều thấy nhớ.

7. Chạo (tái)
Trong mâm cỗ ngày Tết cũng không thể thiếu món chạo chân giò hoặc thịt vai, có nơi còn gọi là tái. Sự kết hợp hoàn hảo giữa thịt được áp chảo với các loại lá thơm (lá sả, lá bòng, lá ổi…) khi thịt chuyển màu vàng thì lấy ra thái mỏng từng miếng bé trộn với 1 ít riềng say, á chanh, củ sả, khế chua hoặc xoài xanh thái nhỏ, gia vị trộn đều lên khi ăn gói với lá sung và các loại rau thơm chấm với nước mắm pha thêm chanh, tỏi, ớt, đường. Ai chưa từng ăn hãy làm thử 1 lần đi ạ.

Các Bài Hay Nên Xem Khác

Vật Phẩm Phong Thủy

BÌNH LUẬN