Có một thực tế rằng xã hội ngày càng hiện đại nhưng tủ bếp thì vẫn giữ nguyên những thiết kế từ hàng chục, thậm chí hàng trăm năm trước đó. Thế nên những sai lầm trong thiết kế là không thể tránh khỏi. Bài viết dưới đây chúng tôi sẽ liệt kê một số sai lầm cơ bản trong thiết kế tủ bếp gỗ hiện nay.
1 Không chú ý tới không gian làm việc: bồn rửa – bếp – tủ lạnh
Ngay từ những thiết kế đầu tiên của tủ bếp, bạn cần quan tâm đến khối tam giác: bồn rửa – bếp – tủ lạnh này. Bạn cần phải thiết kế sao cho khoảng không gian di chuyển giữa các khu vực này được thuận tiện.
Cho dù tủ bếp nhà bạn được thiết kế theo hình dạng như thế nào: chữ L, chữ U hay chữ G,… thì khoảng cách giữa bếp – chậu rửa, bếp – tủ lạnh, chậu rửa – tủ lạnh cần nằm trong khoảng từ 1m đến 2,5m. Nếu dưới 1m sẽ khiến bạn dễ bị vấp ngã và quá 2,5m sẽ khiến bạn mỏi chân vì phải đi lại quá nhiều.
2 Không coi trọng vẻ ngoài của bếp
Nhiều gia đình khi thiết kế nội thất chỉ chú trọng phòng khách và phòng ngủ mà không chú tâm đến phòng bếp. Do vậy không gian bếp thường tẻ nhạt và nhàm chán. Vì vậy hãy chăm chút cho việc trang trí tủ bếp gỗ tự nhiên của gia đình hơn sẽ tạo thêm hứng khởi khi nấu nướng của bạn, cũng như thể hiện được sự nữ tính và đảm đang trong vai trò “nữ tướng” của gia đình.
3 Mua tủ bếp kém chất lượng
Việc mua tủ bếp gỗ công nghiệp kém chất lượng để tiết kiệm chi phí là một việc làm hoàn toàn sai lầm. Bởi vì, tủ bếp kém chất lượng được làm từ những loại gỗ có độ bền không cao sẽ nhanh bị hỏng trong quá trình sử dụng. Dễ nhận thấy nhất là cánh cửa tủ hay ngăn kéo tủ bếp là những thứ thường xuyên mở, đóng. Do đó, tủ bếp tốt sẽ kéo dài thời gian bạn phải bỏ tiền thay mới.
4 Đừng lựa chọn sai một bàn đảo.
Khi nói đến hòn đảo bếp chúng ta thường nghĩ về lưu trữ bổ sung, chuẩn bị và phục vụ không gian trong nhà bếp, nhưng thực tế của vấn đề là đảo bếp có thể lãng phí một không gian rất nhiều. Chọn bàn đảo sai hoặc đặt nó ở vị trí sai có thể là một thảm họa, đặc biệt là trong một khu vực làm việc có thể tạo sự lộn xộn.
Bàn đảo làm cản trở dòng chảy của lưu lượng truy cập đến và đi từ các chậu rửa, tủ lạnh, bếp tạo ra tắc nghẽn và rắc rối lớn. Ở mức tối thiểu, một hòn đảo nên có 4 chân dài và sâu hơn một chút so với 2 chân, nhưng nó cũng phải có chỗ cho mọi người để di chuyển và làm việc xung quanh nó. Các chuyên gia khuyên rằng khi nhà bếp ít nhất rộng 2,5 m và dài hơn 3,7 m, ta không nên thậm chí xem xét một hòn
5 Chọn chất liệu để đóng tủ bếp
Trên thị trường hiện đang có rất nhiều loại chất liệu để đóng tủ bếp như: gỗ xoan đào, gỗ sồi Nga, gỗ sồi Mỹ, gỗ dổi, gỗ laminate, gỗ acrylic, gỗ hương, gỗ verneer, gỗ giáng hương, gỗ tự nhiên, gỗ công nghiệp… Rất nhiều loại gỗ đẹp nhưng tùy theo ngân sách, thẩm mỹ của từng gia đình mà mỗi loại gỗ sẽ có những ưu thế riêng thích hợp với từng điều kiện hoàn cảnh và nhu cầu của gia chủ. Gỗ sồi tự nhiên đang là loại gỗ được ưa chuộng nhất để làm tủ bếp do độ cứng, chắc, bền lâu với thời gian, khả năng chịu nước tốt, vân đẹp. Các loại gỗ sồi nhập khẩu từ Nga, Mỹ nơi có điều kiện khí hậu và giống tốt hơn sẽ cho sản phẩm với vân đẹp hơn và độ cứng bền chắc tốt hơn so với cùng loại gỗ sồi ở các nơi khác. Những tủ bếp gỗ sồi có màu sắc sáng, vân nổi rõ mang lại phong cách hiện đại và trẻ trung cho ngôi nhà. Gỗ xoan đào giá rẻ hơn và thích hợp với những gia đình có mức ngân sách ít ỏi nhưng mong muốn có một chiếc tủ bếp gỗ tự nhiên và bền lâu. Với đường vân và màu sắc trầm gỗ xoan đào mang lại phong cách gần gũi và cổ điển cho các căn bếp ấm cúng hơn. Các loại gỗ tự nhiên quý hiếm như dổi, hương, giáng hương… với giá thành cao tới vài chục triệu/m3 nhưng chất lượng, độ bền đẹp và vân gỗ đều đặc biệt sang trọng thích hợp cho những căn biệt thự, chung cư cao cấp để khẳng định đẳng cấp. Các chất liệu gỗ công nghiệp MDF, MFC, gỗ nhựa, gỗ figer, gỗ ván dán, gỗ ván dăm… được phủ dán các lớp laminate, acrylic, verneer… với độ bóng, kiểu dáng màu sắc vân gỗ đa dạng và đẹp mắt mang lại cho căn bếp sự mới lạ, hiện đại và tinh tế đến từng đường nét.