TOP 10 loại rau thơm nên sử dụng trong bữa ăn hằng ngày

0
1339
Vật Phẩm Phong Thủy

Trong ẩm thực Việt Nam, rau thơm là một nguyên liệu quan trọng, không chỉ là rau, là gia vị, là nguyên liệu giúp điều tiết tác dụng của các loại thực phẩm. Dưới đây là 10 loại rau thơm nên sử dụng trong bữa cơm hàng ngày và có công dụng tốt cho sức khỏe!

1. Rau ngò rí

Mùa đông và đầu xuân là thời điểm thích hợp nhất để trồng mùi. Mùi được trồng bằng hạt, trước khi trồng cần nghiền nhẹ cho hai phần hạt tách rời ra cho dễ nảy mầm, ngâm hạt qua đêm trong nước ấm rồi gói trong khăn ẩm trong vài ngày. Khi mầm đã nứt vỏ, bạn có thể gieo vào đất.

2. Mùi tàu

Là loại rau thơm được trồng bằng hạt, có thể gieo thẳng vào đất, tưới nước cho đất đủ ẩm. Cây dễ sống, ít sâu bệnh nên việc chăm sóc khá đơn giản, có thể trồng nhiều lần trong năm do ít bị ảnh hưởng của thời tiết.

3. Thìa là

Rau thìa là và hạt của nó được dùng làm gia vị rất phổ biến. Trong thành phần của chúng có nhiều khoáng chất và vitamin như C, B3, mangan, chất xơ, kali, canxi, magie, sắt và các kích thích tố nhữ như fenchone, caretenoids, flavonoid, anethole và camphene..

Hạt thì là được sử dụng để trị đầy hơi, khó tiêu, tăng huyết áp, tăng sữa cho sản phụ sau sinh, tăng ham muốn tình dục… Một vài cọng rau thìa là gia giảm vào món ăn sẽ giúp bạn ngon miệng, dễ tiêu. Tuy nhiên không nên dùng hạt thìa là với lượng lớn vì nó có thể gây ảo giác, co giật.

4. Rau răm

Theo đông y, rau răm có vị cay nồng, mùi thơm hắc, tính ấm. Rau răm khi ăn sống thì ấm bụng, tiêu thực, kích thích tiêu hóa, sát trùng, tán hàn. Rau răm làm sáng mắt, ích trí, mạnh gân cốt, trị co gân (chuột rút), chữa dạ dày lạnh, đầy hơi, đau bụng, kém ăn, tiêu chảy. Nhờ có vị cay, tính ấm, tiêu thực, kích thích tiêu hóa nên rau răm thường được dùng ăn cùng trứng vịt lộn, thịt bò, thịt gà, cháo trai, hến để giúp ngon miệng, làm ấm tì vị. Tuy nhiên, không nên ăn nhiều rau răm vì sẽ làm giảm tinh khí, thương tổn đến tủy, suy yếu tình dục ở cả đàn ông lẫn phụ nữ.

5. Húng quế

Là một loại gia vị quen thuộc trong gia đình, nhưng húng quế đồng thời cũng là loại thảo dược tốt cho gan, ổn định lượng đường trong máu và có tính kháng khuẩn.

Cạnh đó, húng quế còn là loại húng chứa nhiều tinh dầu chứa các vitamin và chất khoáng, nhất là magie rất tốt cho cơ bắp, tim mạch. Tinh dầu này cũng có chất chống oxy hóa mạnh có thể làm chậm quá trình lão hóa, phòng chống ung thư. Tinh dầu chưng cất từ húng quế được nhiều spa sử dụng trong dưỡng da, làm đẹp da, trị mụn trứng cá và bệnh vảy nến.

6. Húng chanh

Còn gọi là cây rau tần. Trong dân gian thường dùng lá tươi làm rau sống trong các bữa ăn. Húng chanh vị chua the, thơm hăng, tính ấm, vào phế có công dụng giải cảm, tiêu đờm, khử độc và các chứng bệnh cảm cúm, lạnh phổi.

7. Bạc hà (húng cây)

Bạc hà là một bài thuốc khá hữu hiệu trong việc chữa trị cảm cúm và các vết côn trùng cắn, giúp lọi tểu hóa, chữa chứng đầy hơi, thấp khớp, nấc cục, thông cổ, trị viêm xoang nhẹ… Dầu bạc hà cay có thể làm dịu cơn hen suyễn nhẹ bằng cách ngửi. Phụ nữ có mang thì nên thận trọng khi dùng vì rất có thể dẫn đến sẩy thai.

8. Lá đinh lăng

Thông thường ta biết đến cây đinh lăng chủ yếu ở bộ phận rễ của chúng trong việc phơi khô làm thuốc hoặc ngâm rượu, rất tốt cho sức khỏe. Nhưng lá đinh lăng cũng có nhiều công dụng tuyệt vời khác. Lá được dùng chống bệnh co giật cho trẻ em, lấy lá non và lá già phơi khô đem lót vào gối hoặc trải giường cho trẻ nằm. Lá non đinh lăng còn được dùng làm rau ăn sống, làm gỏi cá,… và cũng là vị thuốc bổ tốt cho cơ thể.

9. Tía tô

Được đánh giá là có hương vị của sự pha trộn giữa hồi hương, cam thảo, quế và bạc hà sát khuẩn, tía tô là loại rau thơm được dùng rất rộng rãi. Tía tô có tác dụng giải cảm, hạ sốt, trị mụn. Khi bụng bị đầy hơi, bạn dùng lá tía tô giã nhỏ hòa với nước sạch, uống một lần là khỏi. Trong trường hợp bị nôn mửa, đau bụng do trúng thực, cũng có thể dùng cách này.
Nếu bị cảm lạnh, một tô cháo nóng có lá tía tô xắt nhỏ (thêm hành lá nếu muốn) cũng sẽ giúp bạn toát mồ hôi, sớm khỏi bệnh.

10. Rau dấp cá (diếp cá)

Dấp cá đã được sử dụng rộng rãi như một loại rau thơm hàng ngày giúp kích thích tiêu hóa, tăng thêm mùi vị món ăn tạo cảm giác ngon miệng.

Theo Đông y diếp cá có vị cay, hơi tanh, tính hơi lạnh, giúp thanh nhiệt giải độc cho cơ thể, lợi tiểu, sát trùng. Có thể có nhiều người rất ngại với vị tanh của loại rau này nhưng thực sự chúng có rất nhiều tác dụng trong việc điều trị sốt cho trẻ, mụn nhọt, làm đẹp da, kinh nguyệt không đều, viêm phế quản,..

Các Bài Hay Nên Xem Khác

Vật Phẩm Phong Thủy

BÌNH LUẬN