Top 5 hội chứng “sợ” kì lạ nhưng nhiều người mắc phải

0
4053
Vật Phẩm Phong Thủy

Để tìm hiểu, nghiên cứu về tâm lý, sinh lý con người là một điều vô tận và… vô cùng thú vị.

5 hội chứng sợ dưới đây chắc chắn bạn mắc một trong số đó. Cùng tìm hiểu rõ hơn về nó nhé!

1. Chứng sợ vi khuẩn (Bệnh sạch sẽ)

Bạn có để ý những người luôn kì cọ tay thật kĩ, xịt nước thơm, diệt khuẩn tứ lung tung chỉ vì… sợ vi trùng lây bệnh? Đò là những biểu hiện của “hội chứng sợ bẩn”, một dạng bệnh tâm thần với tên gọi các rối loạn ám ảnh cưỡng chế.

Thường thì một người mắc”hội chứng sợ bẩn” sẽ cho rằng nơi nào cũng “độc hại”, trừ một góc an toàn duy nhất, bởi vì sự ô nhiễm đã lây lan ra, và sẽ dẫn đến một căn bệnh hay bệnh tật kinh khủng nào đó.

Và tất nhiên, họ cảm thấy mình phải “có trách nhiệm” bảo vệ bản thân và những người khác khỏi sự ô nhiễm đó. Đây cũng chính là nơi mà căng thẳng được hình thành khi mà những người mắc chứng sợ bẩn sẽ liên tục yêu cầu bạn bè, người thân tránh khỏi sự ô nhiễm này vì sợ lây lan vi trùng vào vùng an toàn của chính họ.

2. Chứng sợ độ cao

Theo thống kê, một nửa dân số thế giới gồm cả nam lẫn nữ đều có thể bị sợ độ cao, đặc biệt nếu ở độ cao từ 2.400m trở lên. Chứng say độ cao phổ biến hơn ở người có vấn đề về phổi và ở những người thường sống ở những nơi có độ cao rất thấp nên không quen với điều kiện không khí và áp suất ở những nơi có vị trí cao.

Triệu chứng của chứng sợ độ cao có thể là nhức đầu, buồn nôn, nôn mửa, khó thở, khó ngủ, chóng mặt, mệt mỏi. Các triệu chứng này thường kéo dài từ 6-48 giờ sau khi lên cao.

Trong một số trường hợp hiếm, chứng sợ độ cao có thể làm tích tụ dịch lỏng ở não và phổi (phù não và phù phổi).

3. Chứng sợ rắn

Có đến một phần ba nhân loại chúng ta mang trong mình nỗi sợ hãi những con rắn, và đó là điều bí ẩn mà các nhà khoa học luôn cố gắng tìm cách giải thích. Nếu bạn nhiễm hội chứng sợ rắn ở mức độ nhẹ, bạn chỉ cảm thấy hoảng hốt khi thấy những con rắn lớn hoặc rắn độc. Nhưng nếu nhiễm hội chứng ở mức nặng, bạn có thể sợ cả rắn không độc và rắn nhỏ.

Triệu chứng của hội chứng sợ rắn có thể bao gồm run, khóc, bỏ chạy, khó thở, tim đập nhanh khi thấy rắn.

Mọi người cần phân biệt giữa hội chứng sợ động vật bò sát và sợ rắn. Nếu bạn sợ cả thằn lằn, rồng Komado, cá sấu, chắc chắn bạn mắc hội chứng sợ động vật bò sát.

4. Chứng sợ kim tiêm

Một số người sợ kim tiêm vì chúng có liên quan đến biến cố lớn. Thường những người bị ám ảnh bởi kim tiêm đã phải trải qua rất nhiều xét nghiệm máu hoặc những thủ tục tiêm thuốc khác khi còn nhỏ. Việc tìm hiểu căn nguyên gây nên nỗi sợ có thể giúp bạn đương đầu với khó khăn này.

Một trong những cách hiệu quả nhất để khắc phục nỗi sợ hãi, và giảm huyết áp dẫn đến ngất đi đó là thực hành áp lực thực tiễn. Nếu bạn bắt đầu cảm thấy muốn ngất xỉu hoặc đã từng ngất khi thấy kim tiêm, áp lực thực tiễn có tác dụng điều hòa huyết áp có thể giúp bạn tránh bị ngất một lần nữa. Bạn cần tìm hiểu cách thức thực hiện trước khi tiến hành tiêm thuốc. Khi bắt đầu cảm thấy sợ hãi, bạn nên áp dụng căng thẳng thực tiễn để xoa dịu tinh thần trước khi tiêm. Để thực hành căng thẳng thực tiễn, làm theo các bước sau đây:
– Ngồi thoải mái.
– Co thắt cơ tay, chân, và phần trên cơ thể và duy trì co thắt từ 10 đến 15 giây, hoặc đến khi khuôn mặt cảm thấy căng cứng.
– Thư giãn cơ bắp.
– Sau 30 giây, co thắt cơ bắp một lần nữa.
– Lặp lại sau khi thực hiện năm lần.

5. Chứng sợ bóng tối

Sợ bóng tối là một hiện tượng tâm lý xuất hiện ở cả trẻ em lẫn người lớn. Chứng sợ bóng tối được gọi tên bằng nhiều thuật ngữ khác nhau, nhưng thông dụng nhất vẫn là “Nyctophobia”.

Ở mức độ nghiêm trọng, chứng sợ bóng tối có thể gây ảnh hưởng tiêu cực đến cuộc sống hàng ngày của chủ thể, khiến cho người này thường xuyên sống trong tình trạng lo âu, trầm cảm hoặc căng thẳng suốt phần lớn thời gian trong ngày. Những người sợ bóng tối thường ngại ra đường khi trời tối và không thích ngủ một mình, gây ảnh hưởng lên cả sinh hoạt hàng ngày của những thành viên khác trong gia đình.

Việc trẻ nhỏ sợ bóng tối ở một độ tuổi nhất định là một hiện tượng bình thường trong quá trình học hỏi và phát triển của trẻ. Nhưng nếu nỗi sợ này kéo dài cho đến khi trưởng thành và gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống của bạn, cách tốt nhất vẫn là tìm đến sự tham vấn của bác sĩ và chuyên gia tâm lý để có được những giải pháp hiệu quả và lành mạnh nhất nhằm khắc phục nỗi sợ của mình.

Các Bài Hay Nên Xem Khác

Vật Phẩm Phong Thủy

BÌNH LUẬN