Top 8 cuốn sách chuyên ngành triết học phương tây được mua nhiều nhất hiện nay

0
1659
Vật Phẩm Phong Thủy

Với những bạn học sinh, sinh viên chuyên ngành triết học phương tây hoặc đơn giản là những ai đam mê bộ môn khoa học này thì đây chính là 8 cuốn sách chuyên ngành triết học phương tây hay và bán chạy nhất hiện nay bạn không thể bỏ qua

1 Giáo Dục Và Ý Nghĩa Cuộc Sống
Hoàn toàn có thể ví cuốn sách Giáo dục và Ý nghĩa cuộc sống (Education & The Significance Of Life) là cuốn “thánh kinh” của giáo dục vì khối giá trị quý giá ẩn tàng trong đó. Đây là tác phẩm đầu tay của nhà Hiền triết, nhà Tư tưởng vĩ đại J.Krishnamurti, người đã được vinh danh là có ảnh hưởng sâu sắc nhất với ý thức của nhân loại trong thời đại hiện nay.

Krishnamurti là tác giả của rất nhiều cuốn sách. Ở tuổi 90, Krishnamurti đã diễn thuyết tại Liên Hợp Quốc về chủ đề hòa bình và nhận thức. Được trao tặng Huân chương Hòa bình của Liên Hợp Quốc vào năm 1984, ông được xem là một hiền nhân, triết gia và nhà tư tưởng đã tạo ra ý nghĩa căn bản và mới mẻ cho tôn giáo bằng cách chỉ rõ một cách sống vượt khỏi tất cả các tôn giáo. Ông can đảm đối diện với những vấn đề của xã hội và phân tích bằng sự rõ ràng, tính khoa học những hoạt động của tâm trí con người. Ông không trình bày bất kỳ triết thuyết nào, trái lại chỉ nói về những sự việc có liên quan đến tất cả chúng ta trong cuộc sống hàng ngày.

Khi phát biểu rằng: nếu ta được giáo dục chỉ để trở nên khác biệt, giành lấy một công việc tốt hơn, có nhiều năng lực hơn, thống trị người khác nhiều hơn, thì cuộc sống của ta sẽ trở nên hời hợt và trống rỗng vô cùng, J.Krishnamurti đã tạo nên sự rúng động không chỉ ở Ấn Độ, quê hương ông, mà còn với cả thế giới.

Càng đi sâu vào tác phẩm, càng nhận ra, Giáo Dục Và Ý Nghĩa Cuộc Sống mang đến câu chuyện hoàn toàn mới về giáo dục. Theo đó, con người là một tổng thể hài hòa được tạo thành từ nhiều khía cạnh khác nhau. Nền giáo dục phải mang đến sự hợp nhất các khía cạnh riêng biệt này – vì nếu không có sự hợp nhất ấy, cuộc sống sẽ trở thành một chuỗi những cuộc xung đột và nỗi bất hạnh. Muốn tạo dựng một nền giáo dục đúng đắn, ta phải hiểu rõ ý nghĩa cuộc sống trong tính toàn thể của nó.

Bằng lối hành văn khúc triết, gần gũi, J.Krishnamurti cho rằng “dạy học” không nên trở thành một nghề của những chuyên gia như nó đang là như vậy, bởi vì khi đó tình thương sẽ phai tàn, trong khi tình thương chính là yếu tố cốt lõi của quá trình phát triển toàn diện. Thông điệp cuốn sách đưa ra rất nhân văn: Tất cả chúng ta nhất thiết phải học cách trở thành người có lòng trắc ẩn, biết bằng lòng với những cái tối thiểu và tìm kiếm cái tối cao. Chỉ khi đó nhân loại mới thực sự được cứu rỗi. Đó chính là lý do Giáo Dục Và Ý Nghĩa Cuộc Sống trở thành tác phẩm có lượng phát hành cực kỳ ấn tượng trên thế giới suốt nhiều năm qua.

2 4 Cây Đại Thụ Của Triết Học Phương Tây Cận Đại
Descartes, Kant, Hegel, Marx là bốn cây đại thụ của triết học Phương Tây cận đại. Đó là bốn triết gia lớn nhất và quan trọng nhất, không những đã đưa triết học qua những hướng mới khác hẳn với tư tưởng truyền thống mà còn có ảnh hưởng lớn lao đến nền tư tưởng hiện đại. Descartes ảnh hưởng trên Husserl, Kant trên Heidegger, Lévi-Strauss và Hegel, Marx trên Sartre, Marcuse…

Cuốn sách Đại cương triết học cận đại của Thạc sĩ Lê Tử Thành được tái bản lần thứ 3 dưới nhan đề 4 Cây Đại Thụ Của Triết Học Phương Tây Cận Đại. Đây là tập hợp những bài giảng dành cho sinh viên chuyên triết tại Đại học Văn khoa Sài Gòn và Đại học Vạn Hạnh trước năm 1975. Sau năm 1975 bài giảng được tiếp tục cập nhập và giảng dạy tại Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn.

3 Triết Học Kinh Điển – Ý Niệm Hiện Tượng Học
Năm bài giảng về “Ý niệm hiện tượng học” (1907) có vị trí đặc biệt như là văn bản “xác lập” triết học Husserl, nơi triển khai lần đầu tiên khái niệm “quy giản hiện tượng học”, đặt cơ sở cho triết học như là một “khoa học nghiêm ngặt”. Và cũng là tác phẩm đầu tiên của Huserl được dịch ra tiếng Việt và chú giải cặn kẽ.

4 Từ Điển Triết Học Hegel
TỪ ĐIỂN tập trung vào khoảng 100 thuật ngữ then chốt của triết học Hegel, giải thích và trình bày cặn kẽ từ nguồn gốc từ nguyên cho đến tiến trình phát triển của chúng. Chúng tôi tin rằng bạn đọc khó tính nhất cũng sẽ thấy hài lòng trước nỗ lực đặc sắc của soạn giả khi giới thiệu những tư tưởng khó khăn, phức tạp của Hegel – triết gia đỉnh cao của triết học cổ điển Đức – một cách vừa sáng sủa, vừa chặt chẽ, chuẩn xác, đáp ứng yêu cầu rất cao về học thuật.

TỪ ĐIỂN thật sự là một “giáo trình” vô song, giúp ta làm quen sơ bộ với những gì mới mẻ, rồi từng bước thâm nhập sâu vào hệ thống khái niệm và cung cách tư duy đặc thù của Hegel. Kiên nhẫn “đọc” Từ Điển cũng đồng thời là cách “học” và “ôn tập” hiệu quả, cả trước lẫn sau khi đọc chính văn bản của triết gia này.

5 Sự An Ủi Của Triết Học
Chúng ta sống ngày này qua ngày khác cùng những nỗi bận tâm: không tiền, thất tình, thiếu thốn vật chất và tinh thần, lo lắng, sợ thất bại và giảm áp lực phải hành xử theo chuẩn mực… Nỗi bận tâm nhỏ khiến ta dằn vặt. Nỗi bận tâm lớn có thể hủy hoại cả đời người. Alain de Botton viết về cách mà các bộ óc vĩ đại nhất trong lịch sử triết học bàn về những nỗi bận tâm, niềm đau khổ trong cuộc sống thường ngày ấy. Khi không được ưa thích, khi chịu áp lực phải hành xử theo chuẩn mực…, ta có thể tìm đến Socrates. Khi không có tiền, ta có thể hỏi ý kiến Epicurus. Còn khi thất tình, ta hoàn toàn có thể chia sẻ với Schopenhauer.

Qua tư tưởng của sáu triết gia vĩ đại, de Botton đã đưa triết học trở lại với mục đích giản dị và quan trọng nhất của nó: giúp chúng ta sống cuộc đời của mình.

“Gần gũi và dễ đọc… Độc đáo một cách thú vị, tràn ngập những… câu chuyện ngụ ngôn hiện đại dí dỏm”

6 Biết Ta Đích Thực Là Ai
Biết ta đích thực là ai – Cuốn sách về một cấm kỵ – có lẽ là một trong những tác phẩm nổi tiếng và có ảnh hưởng nhất của học giả, triết gia Alan Watts. Trong đó, tác giả nghiền ngẫm về một cấm kỵ không được thừa nhận, nhưng đầy sức mạnh: sự thông đồng im lặng của chúng ta về câu hỏi ta thực sự là ai, hoặc là cái gì. Nỗ lực này là đi tìm lời đáp cho câu hỏi: Nếu cảm thức của chúng ta về mình dưới dạng ngã biệt lập trong chiếc bao da là ảo tưởng, không phù hợp cả với những khám phá của khoa học phương Tây lẫn với triết giáo phương Đông, vậy thì bản tính đích thực của chúng ta là gì?

Đưa người đọc chìm đắm vào bầu không khí chiêm nghiệm triết học và tìm ra trong các triết thuyết cổ xưa những điểm nhìn cách mạng và hiện đại, Alan Watts đã trình bày con đường nhận thức mang tính tâm lý học của riêng ông về chân tướng của cái cảm thức mơ hồ gọi là tôi, mà trên thực tế chính là cội nguồn và căn gốc của Vũ trụ.

7 Đối Thoại Với Thượng Đế
Cuốn sách này đề cập hầu hết, nếu không phải tất cả, các câu hỏi mà chúng ta vẫn luôn đặt ra về cuộc sống và tình yêu, mục đích và chức năng, con người và các mối quan hệ, thiện và ác, mặc cảm và tội lỗi, tha thứ và cứu độ, đường đưa đến Thượng đế cũng như lối vào hỏa ngục… tất tần tật mọi thứ. Nó cũng bàn đến các đề tài tính dục, quyền lực, tiền bạc, chuyện con cái, hôn nhân, ly dị, về sự nghiệp, sức khỏe, về đời sau, đời trước… về mọi thứ. Nó phân tích chiến tranh và hòa bình, biết và không biết, cho và nhận, vui và buồn. Nó xem xét cái cụ thể và trừu tượng, hữu hình và vô hình, chân lý và phi chân lý.

Bạn có thể nói rằng cuốn sách này là “những lời mới nhất của Thượng đế về mọi sự”, dù có một số người sẽ cảm thấy khó chịu vì điều này. Nhất là nếu họ cho rằng Thượng đế đã ngưng nói từ 2.000 năm trước đây, hoặc nếu Thượng đế còn tiếp thụ thông truyền, Người sẽ chỉ làm điều đó với những bậc thánh nhân, hoặc với những người đã cầu nguyện trong vòng 30 năm, hay 20 năm, hay ít ra là 10 năm.

Sự thật, Thượng đế nói với tất cả mọi người. Người tốt cũng như kẻ xấu. Thánh nhân và kẻ gian tà. Và chắc chắn, Người nói chuyện với tất cả chúng ta, những người nằm giữa hai loại trên. Cứ lấy chính bạn làm thí dụ. Trong đời bạn, Thượng đế đã đến với bạn bằng nhiều cách và cuốn sách này là một trong những cách ấy. Đã có khi nào bạn nghe câu châm ngôn này chưa: Hữu cầu vi sư? Cuốn sách này là thầy của chúng ta đấy.

Là một cuốn sách phi hư cấu và có đề tài tôn giáo, nhưng Đối thoại với Thượng đế đã được dựng thành bộ phim nổi tiếng, còn tác giả của nó, Neale Donald Walsch, thì lừng danh khắp thế giới, thậm chí còn cả một blog cá nhân rất đông người xem. Từng ấy thông tin đã nói lên mức độ hấp dẫn của cuốn sách, nơi suy tư siêu hình được diễn giải bằng một giọng văn hài hước nhẹ nhõm nhưng không bất kính, và Thượng đế đáp lại lời một con người phàm tục bằng lối nói bình dị, gần gũi, nhiều khi bông đùa. Ý tưởng về tác phẩm hết sức đặc biệt này, như chính tác giả kể lại trong một lần trả lời phỏng vấn của Larry King trên kênh CNN, xuất phát từ một lần Walch viết một lá thư cho Thượng đế phàn nàn về cuộc đời không suôn sẻ của mình – cũng giống như tất cả chúng ta, luôn bị ám ảnh bởi một số câu hỏi cốt tử về cuộc sống hàng ngày…

8 Hành Trình Khám Phá Thế Giới Triết Học Phương Tây
Triết học hiện diện trong cuộc sống hàng ngày của con người. Những suy nghĩ và hành vi cũng như những thắc mắc và chủ đề trò chuyện của chúng ta thông thường là thấm đẫm ý nghĩa triết lý.

Một khi đã biết về lịch sử triết học và nếu chú ý, bạn sẽ nghe được tiếng nói của các triết gia trong các câu chuyện hàng ngày, trên báo chí, truyền hình và trong những biến động xã hội diễn ra khắp mọi nơi. Triết gia có thể dùng những ngôn từ trừu tượng để theo đuổi các ý tưởng có vẻ rất mơ hồ, nhưng những dẫn xuất của các ý tưởng và ngôn từ ấy luôn đề cập đến mọi vấn đề của đời thường và liên quan sâu sắc đến đau khổ và hạnh phúc của mỗi con người.

Cuốn sách này là một cẩm nang hướng dẫn tìm hiểu lịch sử triết học phương Tây, từ thời kỳ cổ đại của văn minh Hy Lạp cho đến những diễn biến mới nhất của thế giới triết học trong thế kỷ 20. Mỗi chương sách đều kèm theo các câu hỏi để hệ thống hóa kiến thức và mở rộng tầm suy nghĩ, đây là một giáo trình hàm súc và sinh động dành cho mọi độc giả.

Các Bài Hay Nên Xem Khác

Vật Phẩm Phong Thủy

BÌNH LUẬN