Top 8 cuốn sách chuyên ngành triết học phương đông được mua nhiều nhất hiện nay

0
2281
Vật Phẩm Phong Thủy

Với những bạn học sinh, sinh viên chuyên ngành triết học phương đông hoặc đơn giản là những ai đam mê bộ môn khoa học này thì đây chính là 8 cuốn sách chuyên ngành triết học phương đông hay và bán chạy nhất hiện nay bạn không thể bỏ qua

1 Trí Tuệ Khổng Tử
Khổng Tử được coi là bậc thánh nhân đạt đến trình độ tư tưởng vĩ đại và thế giới tinh thần phong phú.

Thái Sử Công Tư Mã Thiên từng ca ngợi Khổng Tử: “Núi cao cúi phục, thiên nhiên cũng kính nể ngừng khoe sắc đẹp. Thiên hạ biết không đuổi kịp được ông nhưng luôn hướng theo ông! Từ bậc quân vương đến thường dân lúc đó đều ca ngợi ông. Tuy chỉ là người mặc áo vải nhưng ông đời đời được tôn vinh, những người có học đều coi ông là thầy, có thể nói ông là thánh hiền!”. Bạn đọc thân mến, xin hãy tìm hiểu sâu hơn nữa Khổng Tử bằng thái độ đồng tình, hãy làm quen với Khổng Tử, hy vọng như vậy sẽ giúp ích được cho cuộc sống của bạn!

2 Hành Trình Về Phương Đông
Hành Trình Về Phương Đông, một trong những tác phẩm đương đại hay và độc đáo nhất về văn hóa phương Đông vừa tái ngộ bạn đọc trong một diện mạo hoàn toàn mới, sang trọng và ấn tượng. Đây là ấn bản có lượng phát hành ấn tượng, hơn 40.000 bản tại Việt Nam chỉ trong vài năm trở lại đây.

Hành Trình Về Phương Đông kể về những trải nghiệm của một đoàn khoa học gồm các chuyên gia hàng đầu của Hội Khoa Học Hoàng Gia Anh được cử sang Ấn Độ nghiên cứu về huyền học và những khả năng siêu nhiên của con người. Suốt hai năm trời rong ruổi khắp các đền chùa Ấn Độ, diện kiến nhiều pháp thuật, nhiều cảnh mê tín dị đoan, thậm chí lừa đào… của nhiều pháp sư, đạo sĩ… họ được tiếp xúc với những vị chân tu thông thái sống ẩn dật ở thị trấn hay trên rặng Tuyết Sơn. Nhờ thế, họ được chứng kiến, trải nghiệm, hiểu biết sâu sắc về các khoa học cổ xức và bí truyền của văn hóa Ấn Độ như yoga, thiền định, thuật chiêm tinh, các phép dưỡng sinh và chữa bệnh, những kiến thức về nhân duyên, nghiệp báo, luật nhân quả, cõi sống và cõi chết…

Cuốn sách là một phần trong bộ hồi ký nổi tiếng của giáo sư Blair T. Spalding (1857 – 1953), “Life and Teaching of the Masters of the Far East” (xuất bản năm 1953). Bộ sách có tất cả sáu quyển, ghi nhận đầy đủ về cuộc hành trình gay go nhưng lý thú và tràn đầy sự huyền bí ở Ấn Độ, Tây Tạng, Trung Hoa và Ba Tư. Ba quyển đầu ghi lại những cuộc thám hiểm của phái đoàn gồm các nhà khoa học hàng đầu của Hoàng gia Anh đi từ Anh quốc sang Ấn Độ, các cuộc gặp gỡ giữa phái đoàn và những vị thầy tâm linh sống ở châu Á và dãy Hy Mã Lạp Sơn. Ba quyển sau là những ghi nhận riêng của giáo sư Spalding về các cuộc hành trình, sự trao đổi kiến thức giữa phái đoàn và các vị thầy tâm linh, cùng bản tường trình của phái đoàn đã đưa đến những cuộc tranh luận sôi nổi. Cuối cùng thì ba người trong phái đoàn đã trở lại Ấn Độ sống đời ẩn sĩ.

Xuất bản lần đầu tiên tại NXB Adyar Ấn Độ năm 1924, Hành Trình Về Phương Đông đã gây ra một dư luận tranh cãi không chỉ ở nước Anh mà ở cả châu Âu và Mỹ. Sau đó, vì tự ái và sĩ diện, chính phủ Anh cấm phát hành cuốn sách này ở Anh Quốc, rồi chiến tranh thế giới lần thứ II xảy ra, cuốn sách đã không được tái bản ở bất kỳ NXB nào khác trên thế giới. Mãi đến năm 2009, NXB Booksurge Hoa Kỳ đã tìm mọi cách liên lạc với dịch giả Nguyên Phong để xin phép chuyển ngữ cuốn sách tiếng Việt này.

Có thể nói, Hành Trình Về Phương Đông là một trong những cuốn sách có số phận khá ly kỳ, một phần vì dịch giả của nó cũng bí ẩn không kém. Không xuất hiện trên truyền thông, mà chỉ sống ẩn danh nên có rất nhiều người không biết về Nguyên Phong. Và đó chính là bút danh của Giáo sư John Vu (tên thật là Vũ Văn Du). Ông là tác giả, dịch giả nổi tiếng của các tác phẩm về văn học, tâm linh phương Đông, về giáo dục, và công nghệ. Ông đã chuyển thể và phóng tác rất thành công nhiều tác phẩm của các học giả phương Tây sau quá trình tìm hiểu và khám phá các giá trị văn hóa phương Đông.

3 Nam Hoa Kinh
“Thầy Trang mặc áo vải to mà có chỗ vá, nối đai, buộc giày mà sang chơi vua nước Ngụy.

Vua Ngụy hỏi:

– Sao tiên sinh cùng đến thế?

Thầy Trang nói:

– Nghèo thôi, không phải cùng đâu! Kẻ sĩ: có đạo đức mà làm không được là cùng; áo rách, giày thủng là nghèo chứ không phải là cùng. Thế này tức gọi là không gặp thời. Riêng nhà vua chẳng thấy con vượn nhảy nhót sao? Khi nó được lim, trai, sến, táu, vin với các cành, mà làm chúa ở trong đó, thì tuy Nghệ hay Bàng Mông (hai người nổi tiếng bắn giỏi) không thể ngấp nghé được. Đến khi ở vào giữa đám luầng quầng, canh châu; đi rón rén, nhìn lấm lét; động thì run sợ… Đó không phải là gân xương có thêm cứng mà không mềm đâu: ở vào thế không tiện, chưa đủ để tỏ tài mình vậy. Nay ở giữa khoảng vua ngu, tướng nhảm, mà muốn không cùng, có dễ được sao?”

― Cây núi, Nam Hoa kinh

Nam Hoa kinh luôn được coi như tác phẩm sâu sắc, uyên áo bậc nhất trong số các trước tác triết học Trung Hoa. Tác phẩm bất hủ này có một ảnh hưởng lớn lao đến triết lí, văn chương, nghệ thuật… suốt trong nhiều thời đại ở cả trong lẫn ngoài Trung Hoa, và khiến tác giả của nó, Trang Tử, từ lâu đã trở thành một huyền thoại. Ở Việt Nam, Nam Hoa kinh được học giả Nhượng Tống dịch từ 1945, khá sớm so với nhiều tác phẩm kinh điển khác. Qua bản tiếng dịch tiếng Việt hàm súc, khúc chiết mà vẫn bay bổng, tài hoa của ông, Nam Hoa kinh thật sự là một trước tác luôn cần được đọc và đọc lại.

4 Văn Minh Đông Phương Và Tây Phương
Nhà giáo dục Đông phương có thể ví như một người trồng vườn, còn nhà giáo dục Tây phương như một người thợ gốm. Nhà trồng vườn thì chiều theo từng loại cây mà cho phân lựa đất, cốt giúp cho mỗi thứ cây phát triển đến cùng cực sở năng sở đắc của nó; còn anh thợ gốm thì phận sự họ là lo uốn nắn vật liệu thành những món đồ theo một kiểu mẫu chung nào.. theo nhu cầu của một lý tưởng hiện hành…

Với một quan niệm về sự hiểu biết như thế, người Tây phương vụ bề rộng, thí bề sâu… nghĩa là trọng cái Lượng mà xem thường cái Phẩm. Và cũng vì tin nơi cái thuyết bình đẳng hình thức là ai ai cũng có thể hiểu được bất cứ là món gì nếu mình đem ra dạy họ, người Tây phương mới có bày ra cái “học cưỡng bách” và cái ” học phổ thông” mà ta đã thấy tràn lan khắp thế giới bất cứ chỗ nào có vết chân họ bước đến.

– Thu Giang Nguyễn Duy Cần

5 Triết Lý Giáo Dục
Vấn đề giáo dục và văn hóa khỏi nói ai cũng nhận là quan trọng. Vì vậy ngoài Bộ Quốc gia Giáo dục còn có nhiều hội nghị giáo dục được nhóm để tìm giải đáp cho những vấn đề liên hệ.

Triết lý nhân sinh làm sao có thể hờ hững trước những vấn đề quan thiết đến sự sống còn của con người và vận mạng của quốc gia như thế được. Vì thế chúng tôi không ngần ngại đưa vào làm đề tài học hỏi suy luận cho các lớp triết. Trong vấn đề trọng đại như thế phải chia ra hai phần là lập pháp và hiến chương. Lập pháp là phần thuộc về bộ chúng tôi không bàn tới, nhưng chỉ bàn về hiến chương tức là nền tảng căn cơ của giáo dục và văn hóa. Trong phạm vi giáo dục và văn hóa có đến trăm ngàn đường lốỉ nhưng tất cả phải dẫn tới một trung tâm. Tìm ra và xác định cái điểm trọng tâm ấy, đó là việc của triết lý. Và đó là một việc làm dài hơi cần phải dành cho một loạt tiểu luân, ơ đây mới là mẫy bài khai mạc.

6 Lão Tử Đạo Đức Kinh
Lão Tử là người huyện Khổ, nước Sở, sống trong thời Xuân Thu Chiến Quốc. Tương truyền ông là người viết bộ sách Đạo Đức Kinh, chủ yếu bàn về Đạo học và cách sống để hòa hợp với Đạo.

Ở Việt Nam, có rất nhiều nhà nghiên cứu đã dịch và bình chú về cuốn Đạo Đức Kinh của Lão Tử. Nhờ những cách hiểu và khám phá mới mẻ của mỗi nhà nghiên cứu mà nội dung quyển Đạo Đức Kinh ngày càng trở nên phong phú và nhiều màu sắc. Lão Tử Đạo Đức Kinh được học giả Nguyễn Duy Cần dịch trực tiếp từ bản gốc tiếng Trung Quốc, có kèm theo phần chú giải để độc giả tiện theo dõi. Lão Tử tinh hoa là cuốn sách bàn rộng ra về những nội dung cốt lõi của Đạo Đức Kinh. Trân trọng giới thiệu đến quý độc giả cả nước.

7 Lịch Sử Triết Học Phương Đông Viết Cho Thanh Thiếu Niên
Một cuốn giáo khoa thư về triết học bao gồm toàn bộ lịch sử triết học Trung Quốc, Ấn Độ và Hàn Quốc!

Tóm lược hầu như toàn bộ lịch sử và triết lý phương Đông: từ thần thoại thời Thượng cổ cho đến những dòng chảy của triết học hiện đại!

Tuy mang tên Lịch sử triết học phương Đông viết cho thanh thiếu niên, nhưng cuốn sách này không chỉ dành cho thanh thiếu niên. Từ độc giả phổ thông cho đến sinh viên đại học đều có thể tiếp thu những tri thức cơ bản nhất về triết học cũng như theo dõi những cậu chuyện đặc thù mà chỉ có “triết học phương Đông” – ở đây chủ yếu là triết học của Trung Quốc, Ấn Độ và Hàn Quốc – mới kể ra cho chúng ta… Tranh ảnh cũng minh họa kèm theo khiến cho các câu chuyện trong đó trở nên sống động, thực tế, cũng như góp phần lý giải một cách thú vị các nội dung triết lý, các giai thoại về các triết gia độc đáo… Hãy lật trang sách để có thể thấy rằng “triết học” không phải chỉ là lý luận khô khan màu xám, mà cũng có thể xanh tươi gần gũi không ngờ.

8 Tâm Tư
Tại sao những người học triết đâm ra cù lần, hay tâm hồn khô đét mất cả khả năng uyển chuyển? Thưa là tại đã suy luận theo logic với những luật tắc của sự vật bất động. Nhiều người đã nhận ra chỗ tai hại đó nên muốn vượt qua nhưng lại trở thành mơ mộng, mất khả năng chinh phục vũ trụ, nhất là người Viễn Đông hầu hết chưa biết phân biệt được giữa thi ca và chân lý.

Vậy cần tìm ra một lối suy tư thứ ba có khả năng nối thơ với khoa học, để suy tư như thi sĩ nhưng lại rung cảm một cách khoa học. Đó là mục tiêu của Tâm tư mà tác giả gọi là thân-tâm-trụ. Thân là ý niệm rõ rệt, nhưng lại được bọc trong bầu khí Tâm linh. Cho nên Tâm tư trở thành đôi cánh cho con người tung bay vào cõi vô cùng.

Các Bài Hay Nên Xem Khác

Vật Phẩm Phong Thủy

BÌNH LUẬN