Top 5 quốc gia có tỷ lệ thất nghiệp cao nhất thế giới

0
2188
Vật Phẩm Phong Thủy

Những yếu tố tác động bên ngoài đã làm cho những quốc gia sau đây trở thành các nước có tỷ lệ thất nghiệp cao nhất trên thế giới.

1.Cộng hòa Zimbabwe
Mugabe chỉ ra các chính phủ nước ngoài và cái gọi là “sự phá hoại ngầm” là nguyên nhân dẫn tới sự sụp đổ của kinh tế Zimbabwe, cũng như tỷ lệ thất nghiệp chính thức lên tới 80% ở nước này. Những lời chỉ trích với chính quyền Mugabe, gồm cả đại đa số cộng đồng quốc tế, buộc tội chương trình gây tranh cãi của Mugabe, tìm cách chiếm đoạt đất đai từ những nông dân da trắng.[cần dẫn nguồn] Mugabe đã nhiều lần lên án các lệnh cấm vận áp đặt lên Zimbabwe bởi Cộng đồng châu Âu và Hoa Kỳ gây ra tình trạng hiện tại của nền kinh tế Zimbabwe. Tuy nhiên, theo Hoa Kỳ, những mục tiêu cấm vận chỉ nhắm tới bảy lĩnh vực kinh doanh riêng biệt thuộc sở hữu hay dưới quyền kiểm soát của các quan chức chính phủ chứ không phải những công dân bình thường Trong một cuộc họp của Cộng đồng Phát triển Miền nam châu Phi năm 2007, đã có một lời kêu gọi dỡ bỏ các lệnh cấm vận được đưa ra.

2.Nauru
Không có thuế cá nhân tại Nauru. Tỷ lệ thất nghiệp ước tính là 90%, và 95% trong số những người có việc làm là người làm việc cho chính quyền. Ngân hàng Phát triển châu Á lưu ý rằng mặc dù chính quyền có chỉ thị công khai mạnh mẽ về thi hành các cải cách kinh tế, song trong khi không có nguồn thay thế cho khai thác phosphat, triển vọng trung hạn của kinh tế Nauru tiếp tục phụ thuộc vào giúp đỡ từ bên ngoài.


3.Liberia
Cộng hòa Liberia là một quốc gia nằm ở Tây Phi, giáp giới với các nước Sierra Leone, Guinée, và Côte d’Ivoire.

Nội chiến và sự quản lý yếu kém của chính phủ đã tàn phá nền kinh tế Liberia, đặc biệt là cơ sở hạ tầng trong và xung quanh thủ đô Monrovia, trong khi lệnh trừng phạt quốc tế vẫn còn hiệu lực đối với xuất khẩu gỗ và kim cương sẽ tiếp tục hạn chế triển vọng tăng trưởng trong tương lai. Nhiều doanh nhân đã bỏ chạy khỏi đất nước mang theo tiền bạc và chất xám. Một số quay trở lại nhưng nhiều người sẽ không quay về. Được ban tặng nguồn nước, khoáng sản, rừng và khí hậu thì rất phù hợp với nông nghiệp, Liberia đã trở thành một nước sản xuất và xuất khẩu những sản phẩm cơ bản – chủ yếu là gỗ chưa chế biến và cao su. Chế tạo trong nước, chủ yếu là do nước ngoài đầu tư chỉ chiếm quy mô nhỏ. Sự ra đi của tổng thống tiền nhiệm Charles Taylor sang Nigeria vào tháng 8 năm 2003, việc thành lập chính phủ quá độ và sự có mặt của Uỷ ban Liên Hiệp Quốc đã giúp giảm bớt cuộc khủng hoảng chính trị, nhưng không giúp nhiều cho việc khuyến khích phát triển kinh tế. Các nhà tài trợ quốc tế giàu có luôn sẵn sàng trợ giúp cho những nỗ lực tái thiết giờ rút lại ý định tài trợ trừ khi Quốc hội Liberia thực sự cai quản và thực hiện kế hoạch hành động quản lý kinh tế. Kế hoạch này được Nhóm Liên hệ quốc tế vì Liberia lập ra tháng 10 năm 2005 nhằm giúp đảm bảo việc thu và phân bổ một cách trong sạch – một điều không có được dưới chế độ của chính phủ quá độ và điều đó đã ngăn cản sự hồi phục của nền kinh tế Liberia. Công cuộc tái thiết cơ sở hạ tầng và việc tăng thu nhập của nền kinh tế bị tàn phá này sẽ phụ thuộc rất nhiều vào sự trợ giúp tài chính và sự trợ giúp kỹ thuật hảo tâm từ các nước viện trợ.


4.Burkina Faso
Burkina Faso (phiên âm Tiếng Việt: Buốc-ki-na Pha-xô[2]) là một quốc gia nằm ở Tây Phi. Nó có biên giới với Mali về phía bắc, Niger về phía đông, Bénin về phía đông nam, Togo và Ghana về phía đông nam, và Côte d’Ivoire về phía tây nam. Trước đây gọi là nước Cộng hòa Thượng Volta, sau đó tháng 4 năm 1984 tổng thống Thomas Sankara đổi tên gọi để có nghĩa “Đất những người đứng lên” trong tiếng Moré và Dioula, ngôn ngữ dân tộc chính của đất nước. Trong tiếng Moré, “Burkina” nghĩa là “Những người đàn ông vẹn toàn”, còn trong tiếng Dioula “Faso” có nghĩa là “Cái nhà của cha”. Đất nước này giành độc lập từ Pháp năm 1960. Sự bất ổn về chính thể đã xảy ra trong thời gian từ năm 1970 đến năm 1980. Cuộc bầu cử nhiều đảng phái đầu tiên được tổ chức vào những năm 1990. Mỗi năm hàng trăm nghìn nông dân nước này di cư sang Côte d’lvoire và Ghana tìm công việc. Họ được gọi là Burkinabé.

Burkina Faso là một trong những quốc gia nghèo nhất thế giới. Thu nhập (GDP) bình quân đầu người của nước này chỉ có 1.200 USD. Được xếp thứ 27 trong các nước nghèo nhất thế giới. Nông nghiệp chiếm 32% sản lượng nội địa và tạo việc làm cho 80% dân chúng. Chủ yếu là chăn nuôi gia súc, nhưng ở miền nam và tây nam, người ta cũng trồng cây lúa miến, cây kê ngọc trai, ngô, cây lạc, lúa và bông.


5.Cộng hoà Djibouti
Cộng hòa Djibouti (Tiếng Việt: Cộng hòa Gi-bu-ti[3]; tiếng Ả Rập: جمهورية جيبوتي Jumhuriyaa Jibuti; tiếng Pháp: République de Djibouti) là một quốc gia ở Đông Châu Phi (sừng châu Phi). Quốc gia này giáp Eritrea về phía bắc, Ethiopia về phía tây và nam, và Somalia về phía đông nam. Phần còn lại của biên giới là Biển Đỏ và vịnh Aden.

Tỷ lệ thất nghiệp cao, lên đến 60% khu vực thành thị là một vấn đề Chính phủ Djibouti phải giải quyết. Tiêu dùng thực tế giảm sút khoảng 35% trong thời gian từ năm 1999 đến năm 2006 vì các lý do nền kinh tế suy thoái, nội chiến và dân số tăng nhanh (bao gồm cả tăng dân số cơ học).

Các Bài Hay Nên Xem Khác

Vật Phẩm Phong Thủy

BÌNH LUẬN