Với những bạn học sinh, sinh viên chuyên ngành lịch sử Châu Á hoặc đơn giản là những ai đam mê bộ môn học này thì đây chính là 8 cuốn sách chuyên ngành lịch sử Châu Á hay và bán chạy nhất hiện nay bạn không thể bỏ qua
1 Lịch Sử Hàn Quốc Trên Bàn Ăn
Việc nghiên cứu lịch sử của ẩm thực không phải là việc dễ dàng. Ai có thể dám chắc rằng cải thảo mà chúng ta ăn ngày nay giống với cải thảo có trong sách nấu ăn khoảng 100 năm trước? Liệu món kim chi cải thảo thời đại Triều Tiên được làm bởi “cải thảo” xuất hiện trong tài liệu ngày xưa có giống với kim chi cải thảo ngày nay? Cho dù có làm lại giống như vậy thì có thể chứa đựng cả tâm tư của người thời bấy giờ trong món ăn này không? Nếu chỉ đơn thuần liệt kê các món ăn qua từng thời đại lịch sử thì không thể gọi là lịch sử ẩm thực được. Một món ăn chỉ được xem là có lịch sử khi làm rõ được mục đích chế biến món ăn đó, lý do những món ăn đó chỉ có thể được chế biến theo cách như vậy… Lịch sử ẩm thực thực chất không thể hiện như các bộ phim mà trong đó còn bao hàm cả kinh tế, chính trị và xã hội.
2 Nhật Bản Cận Đại
Từ ngày cuốn Tân Việt-nam ra đời cho đến nay đã có hơn tám mươi năm, nhưng số sách do người Việt ta viết về Nhật Bản thì hãy đang còn quá khiêm tốn, về chất cũng như về lượng.
Về số lượng, những sách viết về Nhật Bản có thể đếm trên đầu ngón tay. Nhìn về nội dung, tuy những sách này nói chung là những cố gắng đáng kể, nhưng phần lớn tác giả không phải là những nhà chuyên môn nghiên cứu về lịch sử và văn hóa Nhật Bản, do đó không trách khỏi nhiều hạn chế.
Gần đây “Nhóm Tìm Hiểu Nhật Bản”, mà các thành viên là các cựu du học sinh Việt Nam ở Nhật, đã cho xuất bản tập san Tìm hiểu Nhật Bản ở Tokyo với những chuyên đề như “Chế độ giáo dục nhân viên và phương thức kinh doanh quản lý của xí nghiệp Nhật” (Số 1, 1983), “Bí quyết thành công của Nhật Bản trong việc kinh doanh và quản lý xí nghiệp” (Số 2, 1984). Tuy tập san này chưa được phổ biến rộng rãi cho lắm, nhưng đây là những gạch nối quan trọng đầu tiên giúp độc giả Việt Nam học hỏi kinh nghiệm của một nước láng giềng và đồng thời cũng là một trong những nước có nền công nghiệp tiên tiến nhất thế giới.
Ngày nay, với sự phát triển không lường của khoa học và kỹ thuật hiện đại, khoảng cách giữa các nước trên thế giới dường như được thu ngắn lại. dân tộc nào dẫu có tự hào về truyền thống văn hóa của họ đến đâu chăng nữa cũng phải đua tranh để học lấy kinh nghiệm của các nước khác. Nước nào chịu khó học hỏi một cách sáng tạo và uyển chuyển, thích ứng tiếp thu được cái hay của các nước khác thì tiến nhanh, nước nào cứ khu khu thủ cựu thì bị bỏ rơi trên đà tiến triển văn minh của nhân loại ngày càng gia tăng tốc độ. Trong hoàn cảnh đó, không bất cứ riêng gì cho nước ta, ngay cả những cười quốc Âu Mỹ hiện nay cũng đang nỗ lực tìm hiểu, nghiên cứu và tham khảo kinh nghiệm của Nhật Bản để có cái nhìn tổng quát và khách quan hơn trong các vấn đề về kinh tế, chính trị, xã hội, khoa học, và văn hóa. Tìm hiểu lịch sử và văn hóa của nước Nhật vừa giúp ta biết thêm kinh nghiệm của một dân tộc láng giềng, vốn cùng nằm trong vòng ảnh hưởng của văn hóa Trung Hoa, vừa tạo điều kiện để chúng ta có thể “nhìn lại chính mình” một cách khách quan hơn.
Khi nghiên cứu về Nhật Bản, các học giả đồng ý với nhau trên quan điểm là không thể giải thích tường tận, chu đáo về sự phát triển của nước Nhật ngày nay nếu không hiểu rõ về lịch sử và văn hóa của người Nhật. Với hoài bão giúp độc giả có một cuốn sách về lịch sử cận đại Nhật Bản mà đối tượng chính là người Việt, chúng tôi đã cố gắng đúc kết kinh nghiệm của nhiều năm nghiên cứu và giảng dạy về lịch sử Nhật Bản (ở Canada), đồng thời tổng hợp những thành quả nghiên cứu mới mẻ nhất của các học giả trong nghành, cố gắng phân tích những nét chính trong lịch sử Nhật Bản nhằm giúp độc giả trả lời những câu hỏi căn bản sau đây: Đâu là những nét căn bản trong lịch sử Nhật Bản? Những di sản văn hóa, chính trị, kinh tế của Nhật Bản trước Minh trị Duy tân (1868), và những cải cách nào đã tạo nền móng đưa nước Nhật tiến lên hàng cường quốc trong khoảng năm mươi năm sau đó? Tại sao trong các nước Đông Á chỉ có nước Nhật sớm trở nên cường quốc? Xã hội Nhật Bản đã biến dạng như thế nào trong hơn một trăm năm qua? Nguyên nhân nào đã đưa Nhật Bản đến con đường xâm lược Đại Đông Á tuyệt vọng để rồi bị phá sản hoàn toàn năm 1945? Làm sao giải thích sự phục hồi và phát triển kinh dị của kinh tế Nhật sau thế chiến thứ hai? Những vẫn đề nào cấp bách nhất đối với “cường quốc kinh tế” Nhật Bản ngày nay?
Trong sách này, để thích hợp với độc giả Việt Nam, những tên tiếng Nhật nào cần thiết đều có thêm âm Hán Việt để độc giả cảm thấy dễ quen thuộc và tiện bề tham khảo. Tuy vậy chúng ta cũng nên nhớ rằng âm tiếng Nhật mới là chính yếu và quan trọng trong việc nghiên cứu và tham khảo về Nhật Bản. Từ trước đến nay, có lẽ vì ảnh hưởng của sách vở bằng Hán văn, ta thường lẫn lộn tên của một số người Nhật; chẳng hạn như nhà chính khảo Inukai Tsuyoshi (1855-1932), ta gọi là Khuyển Dưỡng Nghị (còn khi viết với dấu ngang: Khuyển –Dưỡng – Nghị), hóa như họ cho ông ta là Khuyển và tên gọi là Dưỡng Nghị. Thật ra, họ của ông ta là Khuyển Dưỡng (Inukai) và tên của ông ta là Nghị (Tsuyoshi). Để tránh những lỗi lầm như vậy, trong sách này tên ông ta sẽ chú theo âm Hán Việt là “Khuyển – Dưỡng Nghị”. Trường hợp những tên khác cũng sẽ được giả quyết tương tự.
3 Xứ Sở Mặt Trời Mọc Và Đất Nước Những Đêm Trắng
Osaka vốn là thành phố thương mại của Nhật Bản từ thời trung cổ đến cận đại, từng là nơi tập trung đông đảo nhất các tầng lớp thương gia nước Nhật. Cho đến cuối năm 1990, sau khi công ty thương mại chủ yếu lần lượt chuyển về Tokyo, Osaka chuyển thành trung tâm công nghiệp như hiện nay, và đặc biệt đẻm nhiệm vai trò lịch sử vốn có là một hải cảng quan trọng của nước Nhật
Vào thời kỳ Edo (1603-1867), Osaka từng là thành phố cảng quan trọng bởi là một trong những hải cảng mở đầu giao lưu văn hóa, kinh tế với nhà Đường Trung Quốc.
4 Tìm Hiểu Về Hiệp Hội Các Quốc Gia Đông Nam Á – Asean: Ma-lai-xi-a
Những thông tin cơ bản nhất về điều kiện tự nhiên, kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, một số thành phố lớn và danh thắng tiêu biểu của các nước Đông Nam Á sẽ được giới thiệu một cách chi tiết trong bộ sách “Tìm hiểu về hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á”. Qua đó giúpchúng ta thấy được những nét tương đồng, cũng như những đặc trưng riêng của từng nước trong khu vực này.
5 Tìm Hiểu Về Hiệp Hội Các Quốc Gia Đông Nam Á – Asean: Mi-an-ma
Những thông tin cơ bản nhất về điều kiện tự nhiên, kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, một số thành phố lớn và danh thắng tiêu biểu của các nước Đông Nam Á sẽ được giới thiệu một cách chi tiết trong bộ sách “Tìm hiểu về hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á”. Qua đó giúpchúng ta thấy được những nét tương đồng, cũng như những đặc trưng riêng của từng nước trong khu vực này.
6 Tìm Hiểu Về Hiệp Hội Các Quốc Gia Đông Nam Á – Asean: Phi-líp-pin
Những thông tin cơ bản nhất về điều kiện tự nhiên, kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, một số thành phố lớn và danh thắng tiêu biểu của các nước Đông Nam Á sẽ được giới thiệu một cách chi tiết trong bộ sách “Tìm hiểu về hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á”. Qua đó giúp chúng ta thấy được những nét tương đồng, cũng như những đặc trưng riêng của từng nước trong khu vực này.
6 Tìm Hiểu Về Hiệp Hội Các Quốc Gia Đông Nam Á – Asean: Thái Lan
Những thông tin cơ bản nhất về điều kiện tự nhiên, kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, một số thành phố lớn và danh thắng tiêu biểu của các nước Đông Nam Á sẽ được giới thiệu một cách chi tiết trong bộ sách “Tìm hiểu về hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á”. Qua đó giúpchúng ta thấy được những nét tương đồng, cũng như những đặc trưng riêng của từng nước trong khu vực này.
7 Tìm Hiểu Về Hiệp Hội Các Quốc Gia Đông Nam Á – Asean: Xin-ga-po
Những thông tin cơ bản nhất về điều kiện tự nhiên, kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, một số thành phố lớn và danh thắng tiêu biểu của các nước Đông Nam Á sẽ được giới thiệu một cách chi tiết trong bộ sách “Tìm hiểu về hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á”. Qua đó giúp chúng ta thấy được những nét tương đồng, cũng như những đặc trưng riêng của từng nước trong khu vực này.
8 Tam Quốc Di Sự
Tam quốc di sự là một tác phẩm mang tính kinh điển của ngành Hàn Quốc học. Ý nghĩa của Tam quốc di sự không đơn thuần chỉ là kể lại những câu chuyện kỳ quái, lạ thường xoay quanh các nhân vật từ những vị vua có địa vị cao quý đến những cao tăng và cả những dân thường mà còn là sự miêu tả chi tiết, tỉ mỉ quá trình thành lập và phát triển của các vương triều cổ đại của Hàn Quốc (từ triều đại Cổ triều Tiên đến Hậu Tam Quốc), …
Nguyên tác của Tam quốc di sự được viết bằng tiếng Hán văn do Nhất Nhiên biên soạn đã được nhiều học giả Hàn Quốc dịch ra. Tuy nhiên, bản dịch Tam quốc di sự do giáo sư Kim Won-Jung thực hiện, được xuất bản vào cuối thu năm 2002 được rất nhiều độc giả yêu thích. Tháng 12 năm 2002, cuốn sách được chọn là cuốn sách thứ 12 của “Dấu chấm than MBC”, nhận được sự yêu chuộng của 40.000 độc giả.
Năm 2003, Tam quốc di sự được Hàn Quốc công nhận là quốc bảo. Bản Tam quốc di sự được tàng trữ tại Khuê chương các của trường Đại học Seoul và những bản được tàng trữ tại trường Đại học Korea và của chùa Phạm Ngư (Beom-eo) đều được công nhận là quốc bảo.
Với ý nghĩa đó, đọc Tam quốc di sự, độc giả Việt Nam không chỉ được tiếp cận với tinh hoa của lịch sử cổ đại Hàn Quốc mà còn tìm thấy trong đó nhiều giá trị văn hóa, tôn giáo, bản sắc dân tộc… của Hàn Quốc và của số nước lân cận thời bấy giờ.