Top 14 nghề ngành khoa học tự nhiên đang hot nhất hiện nay

0
2686
Vật Phẩm Phong Thủy

Chọn ngành, chọn nghề là câu chuyện muôn thuở của nhiều bạn trẻ khi đứng trước ngưỡng cửa đại học, là trăn trở của nhiều thế hệ. Trong thời đại có nhiều biến động như hiện nay, lựa chọn cho mình một ngành nghề đã không dễ, xác định con đường sự nghiệp lâu dài còn khó khăn hơn. Để giúp các bạn trẻ và các ứng viên có nhu cầu tìm việc Mạng Việc Làm xin giới thiệu các nghề hot thuộc ngành khoa học tự nhiên

1 KHÍ TƯỢNG THỦY VĂN – HẢI DƯƠNG HỌC
Khí tượng thủy văn: Là chuyên ngành khoa học nghiên cứu về khí hậu, thời tiết nhằm theo dõi và dự báo khí hậu, thời tiết. Những biểu hiện thời tiết là những sự kiện quan sát và giải thích được bằng khí tượng học. Những biểu hiện của thời tiết phụ thuộc vào các tham số khí quyển, Trái đất như nhiệt độ, áp suất, độ ẩm cũng như sự biến thiên và tác động tương hỗ của các tham số này và những biến đổi theo thời gian, không gian của chúng. Phần lớn các quan sát về thời tiết được theo dõi ở tầng đối lưu. Bên cạnh đó Thủy văn học nghiên cứu về sự vận động, phân phối, và chất lượng của nước trên Trái Đất, nó đề cập đến cả vòng tuần hoàn nước và các nguồn nước. Những người nghiên cứu về thủy văn học được gọi là nhà thủy văn học, họ làm việc trong cả lĩnh vực khoa học Trái Đất hay khoa học môi trường, địa lý tự nhiên hay kỹ thuật xây dựng và kỹ thuật môi trường.
Các lĩnh vực của khí tượng thủy văn học bao gồm:

– Khí tượng – thủy văn

– Thủy văn nước mặt

– Địa chất thủy văn

– Quản lý lưu vực sông và chất lượng nước những nơi mà nước đóng vai trò chủ đạo.

Hải dương học: Là tập hợp các môn khoa học nghiên cứu những khía cạnh tự nhiên của Đại Dương thế giới như: vật lý biển, hoá học biển, sinh vật biển, địa chất biển. Hải dương học nghiên cứu tính chất vật lý và hoá học của môi trường nước, xác định quy luật của những quá trình, hiện tượng vật lý, hoá học của Đại dương thế giới trong mối tương tác của nó với khí quyển, lục địa và đáy đại dương… Hải dương học hiện đại được coi như một khoa học thống nhất về lớp thuỷ văn – khí quyển của Trái Đất – Đại dương thế giới.

2 KỸ SƯ CÔNG NGHỆ CƠ KHÍ
Cán bộ nghiên cứu khoa học và giảng dạy: Làm việc trong các viện nghiên cứu, trung tâm nghiên cứu, các trường đại học, cao đẳng, dạy nghề.

Công việc chính của người làm trong nghề này là tìm kiếm, thu thập, xử lý thông tin và ứng dụng các thành quả khoa học công nghệ đã đạt được. Từ đó, họ sáng tạo ra các mô hình công nghệ mới (hoặc phát triển mở rộng mô hình đã có), tối ưu hóa hệ thống công nghệ, so sánh tính chính xác giữa lý thuyết nghiên cừu và thực nghiệm. Những kết quả tìm được sẽ là cầu nối giữa lý thuyết với thực tế ứng dụng, là cơ sở lý thuyết cần thiết cho công tác giảng dạy…

Bên cạnh đó, họ còn nghiên cứu cho ra đời những phương pháp công nghệ gia công cơ khí mới, ứng dụng các loại vật liệu mới, chế tạo các chi tiết máy mới.

Cán bộ nghiên cứu khoa học và giảng dạy dành phần lớn thời gian làm việc trong phòng thí nghiệm, thư viện cùng với những thiết bị, dụng cụ chuyên dụng. Họ cũng thường xuyên lên lớp truyền đạt những tri thức của mình cho thế hệ trẻ yêu thích ngành cơ khí và không quên chuyển giao các kết quả nghiên cứu thành công cho các cơ sở sản xuất ứng dụng.

Kỹ sư điều hành công nghệ: Khi đã tốt nghiệp đại học ngành cơ khí và có một thời gian thực tế sản xuất lấy kinh nghiệm (thường từ một đến hai năm), kỹ sư cơ khí sẽ làm công việc giám sát, điều khiển hoạt động của một thiết bị hoặc dây chuyền cơ khí.

Trong quá trình làm việc, ngoài trách nhiệm giám sát, đảm bảo chất lượng của sản phẩm, kỹ sư điều hành luôn chăm chú quan sát, tìm tòi để cải tiến công nghệ tốt hơn. Hoạt động này nhằm nâng cao năng suất, chất lượng và giảm giá thành phẩm, vì lợi ích của cả doanh nghiệp và người tiêu dùng, thể hiện trách nhiệm tình yêu nghề nghiệp của các kỹ sư điều hành.

Người kỹ sư trực tiếp gắn bó với các dây chuyền, thiết bị cơ khí trong phân xưởng sản xuất cùng công nhân để kịp thời khắc phục, xử lý các sự cố có thể xảy ra và giám sát công việc, đảm bảo dây chuyền hoạt động đều đặn, đạt chất lượng yêu cầu.

Kỹ sư giám sát: Những kỹ sư giàu kinh nghiệm và có nhiều cơ hội đi tham quan học tập ở các c sở, các hội thảo trong và ngoài nước sẽ được tiến cử vào làm việc trong các phòng quản lý sản xuất như: phòng kỹ thuật, phòng chất lượng sản phẩm, đôi khi là ngay trong phân xưởng sản xuất.

Kỹ sư giám sát thực hiện việc kiểm tra, giám sát các công đoạn trong dây chuyền gia công sản phẩm cơ khí, đảm bảo thực hiện đúng quy trình công nghệ với các điều kiện kỹ thuật, quy phạm, tiêu chuẩn của ngành cơ khí cũng như tiêu chuẩn của quốc gia, quốc tế. Gắn bó với địa điểm sản xuất, với các sản phẩm từ khi đang thực hiện đến lúc ra lò. Kỹ sư giám sát cũng luôn dành thời gian tìm hiểu và cập nhật tin tức về các quy phạm, tiêu chuẩn, quy trình công nghệ mới trong nghề.

Kỹ sư thiết kế: Kỹ sư có từ ba đến năm năm kinh nghiệm thực tế sản xuất sẽ có cơ hội tham gia công tác thiết kế tại phòng thiết kế của các công ty hay viện, trung tâm nghiên cứu…

Căn cứ vào các yêu cầu về sản phẩm mà chính công ty mình hay đối tác đưa ra, kỹ sư thiết kế sẽ tính toán, thiết kế các mô hình máy móc theo quy trình công nghệ tối ưu, phù hợp với điều kiện sản xuất của cơ sở, đảm bảo giá thành rẻ và chất lượng tốt.

Họ làm việc phần lớn trong văn phòng với các máy móc, thiết bị chuyên dụng cho công tác thiết kế như máy tính cài đặt phần mềm phù hợp, giá vẽ, bút thước… Kỹ sư thiết kế luôn tư duy và tìm tòi để thiết kế ra những dây chuyền công nghệ ngày một tốt hơn. Họ cũng dành nhiều thời gian xuống phân xưởng để trực tiếp quan sát rút kinh nghiệm.

Cán bộ tư vấn và chuyển giao công nghệ: Trong quá trình hội nhập với nền kinh tế thế giới, các ngành sản xuất của nước ta cần chủ động tiếp cận với nền sản xuất tiên tiến của các quốc gia công nghiệp. Vì vậy, chính các công ty, nhà máy, trung tâm sản xuất, thậm chí các cơ quan quản lý đều phải nhập từ nước ngoài các dây chuyền công nghệ, trang thiết bị cơ khí chất lượng tốt, giá cả phải chăng, phù hợp với những đặc điểm riêng của đất nước, con người Việt Nam.

Các cán bộ ngành cơ khí giàu kinh nghiệm sẽ là người trực tiếp tư vấn hoặc chuyển giao công nghệ cho các Bộ, Ngành, cơ quan Nhà nước, các công ty, nhà máy…lựa chọn nhập khẩu các dây chuyền thiết bị chất lượng, đem lại hiệu quả kinh tế tốt nhất.

3 KỸ SƯ CÔNG NGHỆ HÀN
Kỹ sư điều hành hàn: Sau khi tốt nghiệp đại học và có một thời gian thực tế sản xuất để lấy kinh nghiệm trong các nhà máy, xí nghiệp, bạn đã có thể điều khiển, giám sát hoạt động của cả một dây chuyền hàn (hoặc một thiết bị hàn) sản xuất ra các sản phẩm hàn đạt chất lượng cao. Hầu hết thời gian kỹ sư điều hành làm việc tại phân xưởng sản xuất với các dây chuyền, thiết bị chuyên dụng.

Kỹ sư giám sát: Các kỹ sư giàu kinh nghiệm hoặc đã có cơ hội tham gia nhiều khóa đào tạo chuyên ngành trong nước và quốc tế nắm vững quy trình công nghệ hàn và có khả năng kiểm tra đánh giá trình độ của đội ngũ nhân công và chất lượng công việc sẽ làm việc tại các phòng quản lý sản xuất (phòng kỹ thuật, phòng chất lượng sản phẩm).

Kỹ sư giám sát thực hiện việc kiểm tra giám sát các công đoạn hàn trong dây chuyền hàn xem có đạt được các quy phạm, tiêu chuẩn của ngành cũng như quốc gia, quốc tế hay không. Nếu không sẽ yêu cầu sửa chữa hoặc làm lại, nghiêm túc rút kinh nghiệm cho các lần sau.

Họ có văn phòng riêng nhưng thường xuyên làm việc trực tiếp trong phân xưởng sản xuất và sản phẩm. Yêu cầu của người làm ở vị trí này là phải luôn cập nhật đầy đủ thông tin mới nhất về các quy phạm tiêu chuẩn, công nghệ mới của ngành.

Kỹ sư thiết kế: Phòng thiết kế của các công ty hoặc các Viện, trung tâm nghiên cứu là nơi làm việc của các kỹ sư thiết kế có chuyên môn cao, năng động, nhạy bén và giàu kinh nghiệm thực tế.

Công việc chính của họ là căn cứ vào các sản phẩm mới của nhà máy, công ty để tính toán, thiết kế và cải tiến các quy trình công nghệ hàn tối ưu, phù hợp với điều kiện sản xuất của cơ sở và vẫn đem lại năng suất, chất lượng cao.

4 KỸ SƯ CÔNG NGHỆ LUYỆN KIM
Luyện kim là một ngành công nghiệp rộng lớn, phức tạp và còn non trẻ ở nước ta. Việt Nam nằm trong số mười nước giàu tài nguyên khoáng sản, nhưng chủ yếu đang ở dạng tiềm năng, chưa được thăm dò, khảo sát đầy đủ. Chúng ta đã thấy có các mỏ sắt, mangan, crôm, nhôm, đồng, chì kẽm, thiếc, titan, wonfram, vàng, bạc,…

5 KỸ SƯ CÔNG NGHỆ NANO
Kỹ sư Công nghệ nano có môi trường làm việc rộng lớn và rất linh hoạt. Bạn sẽ làm việc tại các tập đoàn, nhà máy trong các lĩnh vực như: điện tử (sản xuất thiết bị máy tính, đồ điện tử gia dụng v.v…), sản xuất các thiết bị phục vụ các ngành công nghiệp (công nghiệp ô tô, công nghiệp hàng không vũ trụ, công nghiệp năng lượng v.v…), y học (chẩn đoán và điều trị bệnh) hoặc các lĩnh vực an ninh – quốc phòng v.v…

6 KỸ SƯ LỌC HÓA DẦU
Về nghề Kỹ sư lọc hóa dầu: Kỹ sư lọc hóa dầu làm việc trong các nhà máy lọc hóa dầu, các công ty dầu khí như Tổng công ty Dầu khí Petro Việt Nam, Tổng công ty Xăng dầu Việt Nam Petrolimex, Công ty phụ gia dầu mỏ (APP)…Công việc của kỹ sư lọc hoá dầu là thiết kế và vận hành các quy trình ứng dụng, các thiết bị, máy móc trong nhà máy lọc hóa dầu. Họ điều khiển các dây chuyền chưng cất, đảm bảo hoạt động đồng

7 KỸ SƯ VÀ KỸ THUẬT CÔNG NGHỆ HÓA HỌC
Nhà kỹ thuật là cầu nối biến các nghiên cứu công nghệ trong phòng thí nghiệm thành những dây chuyền sản xuất trong các nhà máy, xí nghiệp để làm ra các sản phẩm mà chúng ta vẫn dùng hàng ngày hay nghe nói tới.

Anh ta làm việc với các bản vẽ, các phản ứng và tính toán, từ những khối thiết bị cồng kềnh đến những thiết bị nhỏ xíu. Tất cả phải sắp xếp chính xác, an toàn, để chỉ cần nhấn nút điều khiển, cả đây chuyền sản xuất sẽ hoạt động nhịp nhàng.

Kỹ sư điều hành

Kỹ sư CNHH làm việc trong các nhà máy, xí nghiệp, điều khiển và giám sát hoạt động của một hay nhiều dây chuyền sao cho hiệu quả nhất. Kỹ sư điều hành giỏi giang là người có đầu óc tìm tòi và cải tiến. Anh ta luôn quan sát và suy nghĩ về việc cải tiến các phương pháp sản xuất cho hiệu quả hơn.

Cuộc sống của kỹ sư điều hành gắn chặt với những dây chuyền máy móc, những quy trình sản xuất đang hoạt động thực tế.

8 NHÀ KHOA HỌC CÔNG NGHỆ NANO
Như bạn đã khám phá ra từ các hàng ghế trước, ngành Công nghệ nano đang cần được nghiên cứu một cách nghiêm túc và có hệ thống. Đây là một ngành còn quá mới mẻ (thậm chí còn rất nhiều người chưa hề nghe nhắc tới nó), nhưng đem lại những thay đổi vĩ đại cho cuộc sống con người.

Do vậy xu hướng nghiên cứu của các phòng thí nghiệm trên thế giới cũng như ở Việt Nam hiện nay đều tập trung vào đối tượng vật liệu nano. Với tư cách là nhà nghiên cứu, bạn sẽ là một trong những người tiên phong khám phá ra những tính chất kỳ thú của các vật liệu tí hon này.

Nhiệm vụ của các nhà khoa học Công nghệ nano là tìm ra những quy luật vật lý và hóa học của một dạng vật chất cụ thể khi chúng tiến tới kích thước nano. Họ so sánh các quy luật mới tìm được với những quy luật con người đã biết đến khi loại vật chất đó ở dạng to lớn.

Một nhà khoa học trong lĩnh vực Nano sẽ có cuộc sống trong phòng thí nghiệm, gắn chặt với các máy móc tinh vi, khối lượng công việc chuyên sâu. Điều thú vị là bạn được nghiên cứu, tiếp cận những kiến thức tiên tiến nhất về công nghệ của thế giới. Bạn có cơ hội áp dụng tất cả những kiến thức liên ngành mà mình đã tích lũy. Bạn sẽ khám phá vẻ đẹp của một thế giới siêu nhỏ và thấy những kết quả nghiên cứu của mình được áp dụng đầy hiệu quả trong cuộc sống.

9 NHÀ KHOA HỌC VỀ LỌC HÓA DẦU
Nhà khoa học về lọc hóa dầu: Nhà khoa học làm việc trong các viện nghiên cứu như Viện Hóa học công nghiệp (thuộc Bộ Công nghiệp), Viện Công nghệ hóa học (thuộc Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam) hoặc trong các phòng thí nghiệm, nghiên cứu của các trường Đại học, các công ty dầu khí.Dầu mỏ là hỗn hợp của những hợp chất hiđrocacbon phức tạp. Nhà khoa học nghiên cứu những hợp chất này cùng với cách thức chưng cất, tổng hợp, chế biến chúng dưới những điều kiện cụ thể, xúc tác ra sao để tạo thành những sản phẩm phong phú, có ích cho cuộc sống con người.

10 NHÀ TOÁN HỌC

Nhà toán học lý thuyết tập trung nghiên cứu, thúc đẩy sự tiến bộ của những lý thuyết, kiến thức toán học. Chẳng hạn họ phát triển những học thuyết, nguyên tắc hay công thức toán học mới v.v… Chính những phát hiện, sáng tạo mới này là nền tảng cho nhiều tiến bộ vượt bậc của khoa học và công nghệ.

Nhà toán học ứng dụng sử dụng những học thuyết và kỹ thuật tính toán (như các mô hình toán học, phương pháp tính toán…) để phân tích và giải quyết những vấn đề thực tế phát sinh trong các lĩnh vực công nghệ, kỹ thuật và thương mại v.v… Ví dụ họ phân tích, giúp thiết lập đường bay hiệu quả nhất giữa các thành phố cho các chuyến bay nội địa, hay phân tích những đặc trưng về khí động học của một chiếc ô tô thử nghiệm v.v…

11 NHÀ TƯ VẤN VÀ QUẢN LÝ CÔNG NGHỆ NANO
Với kỹ năng quản lý tốt cộng với những kiến thức chuyên sâu về Công nghệ nano, bạn sẽ trở thành một nhà tư vấn, chuyên gia chuyển giao công nghệ tới các dây chuyền sản xuất dựa trên các bằng phát minh sáng chế.

Ở mức độ cao hơn nữa, bạn sẽ là người giữ trọng trách quản lý những chương trình tầm cỡ quốc gia để thực hiện các hướng phát triển tương lai về công nghiệp, năng lượng, y tế, nông nghiệp và quốc phòng v.v..

Những nhà tư vấn, quản lý công nghiệp đòi hỏi đã có rất nhiều kinh nghiệm về nghiên cứu hoặc thực tiễn trước đó trong các lĩnh vực Công nghệ nano có liên quan.

Công việc tư vấn và quản lý hết sức thú vị và cũng đầy thách thức. Bạn cần rất giỏi trong một địa hạt nào đó của Công nghệ nano. Đồng thời, bạn cũng cần có cái nhìn bao quát thời cuộc để việc tư vấn và quản lý đạt hiệu quả cao.Nghề nghiệp này hiện nay còn chưa phát triển tại Việt Nam, nhưng chúng ta hoàn toàn có thể tin tưởng vào tương lai. Không xa nữa, chỉ năm, mười năm tới thôi, với tốc độ phát triển của đất nước, sẽ rất cần những nhà tư vấn và quản lý công nghiệp giỏi trong lĩnh vực Công nghệ nano.

12 NHÀ TƯ VẤN, QUẢN LÝ CÔNG NGHỆ HÓA HỌC
Nhà nghiên cứu

Liên tục nghiên cứu, tìm tòi những sản phẩm hoá học mới với những tính năng mới, hợp chất hữu cơ hay vô cơ mới, các công nghệ sản xuất mới… Cuộc sống của người làm trong nghề gắn bó với các thư viện, phòng thí nghiệm, thiết bị mô phỏng, mô hình sản xuất thử nghiệm và những bộ máy tính có hiệu năng cao.

Nhà tư vấn, quản lý và chuyển giao

Hiện nay nước ta nhập khẩu rất nhiều dây chuyền công nghệ sản xuất. Với kiến thức và kinh nghiệm hoạt động thực tiễn, bạn là người tư vấn cho Nhà nước và các công ty lựa chọn nhập khẩu những dây chuyền phù hợp với nước ta và cách ứng dụng công nghệ đó.

Nhà giáo

Nếu bạn say mê CNHH và có khả năng sư phạm, bạn sẽ trở thành chiếc cầu nối tri thức, trao chìa khóa kho tàng tri thức CNHH vào tay những người trẻ tuổi. Không chỉ vậy, một nhà giáo đa năng còn có thể kiêm luôn vị trí của nhà nghiên cứu, nhà kỹ thuật hay nhà tư vấn chuyển giao công nghệ.

13 NHÀ VẬT LÝ
Nhà vật lý học chuyên nghiên cứu và làm sáng tỏ cấu trúc, hoạt động… của thế giới vật chất như những nguyên lý và quy luật tác động tới chuyển động, lực hấp dẫn, sự phát sinh và chuyển hóa năng lượng, sự tương tác giữa năng lượng và vật chất v.v…

Như vậy, nhà vật lý học tìm kiếm và sáng tạo ra những kiến thức vật lý mới để ứng dụng trong mọi lĩnh vực của đời sống như khoa học và công nghệ, sản xuất, y tế v.v…

14 NHÀ ĐỊA LÝ
Địa lý học là khoa học nghiên cứu các hợp phần tự nhiên, các quy luật và hiện tượng tự nhiên diễn ra trên bề mặt Trái Đất, mối tương tác giữa xã hội loài người và môi trường tự nhiên…

Địa lý học gồm hai nhóm ngành khoa học chính là Địa lý tự nhiên và Địa lý kinh tế – xã hội.

Nhà địa lý là nhà khoa học về địa lý, chuyên làm công tác nghiên cứu tổng thể các điều kiện tự nhiên của các vùng, miền trên bề mặt Trái Đất; mối tương tác giữa hoạt động sống của con người với điều kiện tự nhiên; đặc điểm văn hóa và đời sống của các dân tộc, các tổ chức dân cư trên các vùng, miền khác nhau…

Các Bài Hay Nên Xem Khác

Vật Phẩm Phong Thủy

BÌNH LUẬN