Top 10 cách hay giúp cho con ham học

0
1264
Vật Phẩm Phong Thủy

Phương pháp giúp trẻ ham học và học giỏi hơn. Bạn suốt ngày la mắng đứa con “lười biếng” của mình, thậm chí cả nhà “lên cơn sốt” khi thành tích học tập của trẻ thua bạn kém bè. Làm thế nào giúp trẻ ham học mà cả bé và cha mẹ đều không bị áp lực?

1 Tạo một không gian học tập:

Không gian học tập không đơn thuần là cái bàn học, mà còn là khung cảnh xung quanh. Tùy theo điều kiện gia đình, nhưng bố mẹ hãy sắp xếp để trẻ có được:

– Một góc học tập tương đối yên tĩnh, thoáng mát, sáng sủa và không bị các hình ảnh xung quanh chi phối. Cần bố trí ánh sáng phù hợp (từ trên và từ bên trái phía sau chiếu đến).

– Trong giờ học, tránh việc cắt ngang (trẻ đang học chạy đi vệ sinh, uống nước, người giám sát việc học bỏ đi làm việc khác, anh chị em của trẻ đến bàn học nói chuyện…).

2 Bàn học thích hợp:

– Chuẩn bị đủ học cụ: bút, thước, hồ dán, kéo, giấy, sách học, không để tình trạng ngồi vào bàn rồi mới đi kiếm cái này cái nọ.

– Không bầy biện lung tung trên mặt bàn, chỉ để những gì cần thiết có liên quan đến bài học.

– Bàn học và ghế ngồi cần phù hợp với chiều cao của trẻ, tránh việc ngồi một cách gò bó, phải cố gắng trong việc viết và nhìn bài tập.

3 Thời điểm thích hợp:

– Thời điểm tốt nhất là vào đầu giờ chiều, trẻ sẽ nhớ tốt hơn. Nếu trẻ phải đi học cả ngày thì hãy sắp xếp để trẻ học và làm bài cách bữa ăn chiều ít nhất là một giờ (khoảng 7h30-8h30).

– Học tốt nhất khi có được đủ khoảng thời gian liên tục trong 20-30 phút và sau đó sẽ nghỉ ngơi 5-10 phút (uống nước, vệ sinh trong thời điểm này). Sau đó trước khi quay lại việc học, nên cho trẻ chơi một số trò trí tuệ, hỗ trợ cho việc nâng cao sự chú ý.

– Dừng học khi mệt mỏi hoặc bắt đầu thấy thiếu tập trung. Nghỉ 10 phút sau đó trở lại làm việc.

4 Chuẩn bị tâm lý học tập:

– Hãy giúp trẻ thực hiện một lịch hoạt động trong ngày, trong đó xác định rõ ràng thời gian học tập tại nhà mỗi ngày. Trước khi bước vào giờ học trẻ phải đánh dấu vào việc đã làm để thấy rõ là sau việc này sẽ đến giờ học.

– Tạo sự thoải mái, vui vẻ, không tạo những tình huống hay thông tin chi phối sự tập trung của trẻ trước giờ học như không la mắng các sai phạm (nếu có) của trẻ, không nói về buổi đi chơi cuối tuần hay một chương trình, một bộ phim hay…

5 Không nhắc con học.
Ồ, nhiều cha mẹ sẽ thốt lên là tại sao lại không nhắc, không nhắc nó không học đâu. Đúng, không nhắc nó sẽ không học. Tuy nhiên, việc học là việc của chúng, không phải của ta, nếu nhắc thì sau này trẻ cứ chờ ta nhắc rồi nó mới học. Do đó nó sẽ nghĩ việc học là việc của bố mẹ nên bố mẹ mới sốt sắng đến thế chứ. Tôi từng chứng kiến một cậu bé, khi bố mẹ không cho sử dụng điện thoại đã quắc mắt lên quát: “Nếu vậy thì con không học nữa”. Ý chừng của nó là: “Bố mẹ có muốn con học thì đưa điện thoại đây. Con đã học cho bố mẹ vui còn gì”

6 Luôn phối kết hợp chặt chẽ với cô giáo để tố cáo những vụ quên làm bài tập.
Đương nhiên, khi đứa trẻ không bị nhắc học, nó sẽ quên luôn. Người có đủ tư cách nhắc nó học mà nó vẫn hiểu việc học là của nó chính là cô giáo. Khi cô giáo phạt vì tội không hoàn thành bài tập được giao, đứa trẻ hiểu việc học là của nó chứ không phải của ai khác. Cô giáo, người đánh giá nó đã nói nó không hoàn thành bài tập tức là sai. Phụ huynh hãy để cô giáo làm nhiệm vụ của mình.

7 Tuyệt đối không bênh con khi con bị cô la.
Các bố mẹ đương nhiên sẽ xót con vô cùng vì nó bị mắng, nhưng con sẽ ngoan hơn với lời mắng của cô giáo. Kể cả trong trường hợp con bị trù dập thì việc đó cũng rất tốt cho con. Bởi vì sau này ra đời, sẽ còn vô khối người trù dập con. Để con có sức đề kháng về việc này và biết cách xử trí, một năm học bị trù dập trong trường học thật có nhiều giá trị.

8 Phạt nặng khi con không hoàn thành nhiệm vụ và bị cô giáo mách.
Nghĩa là khi con bị cô mách, bố mẹ hãy phạt, đừng phạt ngay khi con có biểu hiện lười. Khi con thấy cả ba mẹ lẫn cô giáo đều không đồng tình với hành vi lười biếng của con, chắc chắn con sẽ sửa chữa.

9 Khuyến khích trẻ phát huy năng khiếu
Bé King, con trai chị Minh Hằng – kiến trúc sư – bộc lộ năng khiếu hội họa từ khi còn bé. Vui mừng vì con thừa hưởng gien di truyền của mẹ, chị Hằng quyết tâm hướng con theo học ngành kiến trúc. Thế nhưng, King lại tỏ ra không hào hứng với việc theo nghề của mẹ. Sau một thời gian “vật lộn” cùng King với bao bực tức, tiếng la và nước mắt, chị Hằng chợt hiểu ra, nếu cứ ép con sẽ khiến King chán nản, vô tình làm thui chột năng khiếu của bé.
Một người bạn khuyên chị Hằng hãy để King tự lựa chọn theo sở thích của bé. Kết quả, King được mẹ cho học lớp hội họa của Nhà Văn hóa thiếu nhi TP. Cậu bé tỏ ra rất hào hứng và đạt được vài thành tích nhỏ trong các cuộc thi vẽ cấp quận.

Kinh nghiệm của chị Hằng cho thấy, để trẻ phát huy tốt nhất khả năng của mình, bạn nên cho trẻ tự lựa chọn theo sở thích, tất nhiên có sự hướng dẫn, góp ý của người lớn. Được làm theo ý thích và có sự khuyến khích của cha mẹ, trẻ sẽ nỗ lực hơn.

10 Chia sẻ với trẻ ý nghĩa của việc học
Đôi khi trẻ cho rằng học là việc cha mẹ ép chúng. Thậm chí có trẻ nghĩ học là một cực hình, không cần thiết. Trẻ chây lười và ỳ ra khi bạn hò hét ép trẻ ngồi vào bàn học. Đừng vội nổi nóng trước thái độ đó của trẻ.
Hãy tìm những từ ngữ phù hợp với độ tuổi của trẻ để giải thích cho bé về lợi ích của việc học. Có thể trẻ sẽ không đồng tình với bạn, không nên bực mình hay cáu gắt, vì những gì bạn nói với trẻ sẽ lưu lại trong ý thức của bé, dần dà, qua thời gian và với sự trưởng thành, trẻ sẽ hiểu việc học mang lại nhiều điều bổ ích cho mình.
Bạn cũng cần dành thời gian cùng học, cùng chơi với trẻ. Việc này giúp trẻ hiểu rằng, ngay cả người lớn cũng cần phải học, và khiđó, trẻ sẽ không thấy mình bị áp đặt, học sẽ trở thành một việc rất tự nhiên.

Các Bài Hay Nên Xem Khác

Vật Phẩm Phong Thủy

BÌNH LUẬN