Nếu bạn muốn thay đổi cuộc sống của mình, bạn sẽ phải làm những điều khác biệt. Tuy nhiên, đôi khi chỉ vài cuốn sách truyền cảm hứng cũng có thể thay đổi hoàn toàn cái nhìn của bạn và khiến cuộc sống của bạn bước sang trang mới. Dưới đây là 6 tựa sách hay về Khổng Tử được nhiều người mua nhất hiện nay
1 Khổng Tử Tinh Hoa
Cách đây hơn 2.500 năm, các học trò của nhà tư tưởng và triết học Khổng Tử đã cố gắng tìm tòi ghi lại từng mảnh rời rạc và từng câu chuyện rời rạc về cuộc đời và những lời dạy của ông. Những ghi chép, phần lớn dựa trên những bài thuyết giảng, sau này được tổng hợp lại thành sách “Luận Ngữ”.
Cách đây hơn hai ngàn năm, Hoàng đế Vũ của nhà Hán loại bỏ một trăm trường phái triết học khác để ủng hộ Khổng Tử, thực chất là biến nước Trung Hoa thành một nhà nước Khổng giáo.
Cách đây một ngàn năm, Vương An Thạch, tự Giới Phủ, tể tướng đầu tiên của nhà Tống, tự hào cho rằng ông có thể điều hành được thế giới này chỉ với một nửa cuốn Luận Ngữ.
Từ những điều đó, chúng ta có thể thấy vai trò cực kỳ quan trọng của Khổng Tử trong sinh hoạt chính trị và xã hội thời cổ đại, cũng như sự kính trọng mà người xưa dành cho những lời dạy được góp nhặt lại của ông.
Nhưng ý nghĩa thực hành của tư tưởng Khổng Tử trong xã hội và cuộc sống của chúng ta ngày nay là gì?
Có lần, trong một thị trấn nhỏ nổi tiếng với những suối nước nóng ở miền bắc Trung Quốc, tôi đọc thấy dòng chữ “Vấn Bệnh Tuyền” (Suối vấn bệnh). Người ta nói rằng bất cứ ai ngâm mình vào nước ở đây sẽ lập tức hiểu được nguồn gốc bệnh tật của mình: người bị viêm khớp sẽ có cảm giác ngứa ran ở các khớp xương; người có vấn đề về dạ dày sẽ cảm thấy nóng trong bao tử, trong khi người mắc bệnh về da sẽ cảm thấy một cơn nóng bừng lan khắp trên da, như thể một lớp da đang được tẩy sạch, như lớp da bị lột bỏ của con ve sầu.
2 Khổng Tử Tâm Đắc
Chúng ta biết rất ít về cuộc đời Trang Tử. Ghi chép chính xác về cuộc đời ông chỉ là vài dòng ngắn gọn trong sách Sử ký của Tư Mã Thiên: Trang Tử là người đất Mông thuộc nước Tống thời Chiến Quốc (nay thuộc huyện Thương Khâu, tỉnh Hà Nam). Ông từng giữ chức Tất Viên tiểu lại, tương đương với chức thủ kho ngày nay. Cả đời ông sống trong thời Chiến Quốc phân tranh, chiến loạn liên miên, khắp nơi cầu hiền như khát nước. Nhưng ông ẩn cư đến già, không chịu ra làm quan, không có bất kỳ một danh phận xã hội nào. Ông chỉ để lại một cuốn Trang Tử (hay còn gọi là Nam Hoa kinh) xưa nay được liệt vào hàng kinh điển. Giá trị của nó chính là ở tư tưởng vô biên vô cùng, kỳ dị mà độc đáo.
Những câu chuyện về Trang Tử cách đây hàng ngàn năm với những vấn đề nóng bỏng như “Danh”, về “Lợi”, về “Nhận thức chính mình” và về vấn đề sinh tử vẫn còn vô cùng hấp dẫn với bạn đọc ngày nay. Cùng với những phân tích, bình luận giản dị, trực tiếp và tinh tế của Yu Dan – Bà hiện là giáo sư tại Đại học Bắc Kinh – đã đưa những tư tưởng của Trang Tử gần gũi hơn với độc giả hiện nay, chính vì thế mà “Trang Tử Tâm Đắc” đã được phát hành 10 triệu bản tại Trung Quốc.
3 Khổng Tử – Tinh Hoa Trí Tuệ Qua Danh Ngôn
Nhắc đến các bài giảng của Khổng Tử không thể không đề cập đến cuốn Luận ngữ, một tập hợp những “mẩu chuyện ngắn” được các học trò của ông biên soạn trong nhiều năm sau khi ông qua đời. Trong cuốn Luận ngữ, Khổng Tử khiêm tốn tự xem mình chỉ là “người truyền đạt lại cái đã có mà không phát minh ra thứ gì khác”. Dẫu vậy, những “cái đã có ấy” chính là tinh hoa xử thế, là trí tuệ sâu rộng của các bậc tiền nhân. Tiếp thu lời dạy khôn ngoan và minh triết của người đi trước luôn là con đường ngắn nhất giúp chúng ta biết cách ứng xử với mọi người và với chính mình.
Sách Khổng Tử – tinh hoa trí tuệ qua danh ngôn trích dẫn những câu cách ngôn đặc sắc trong cuốn sách Luận ngữ, qua đó gợi ra nhiều bài học nhân sinh bằng những mẩu chuyện nhỏ, sẽ giúp bạn nắm được tư tưởng cốt lõi của Khổng Tử về nhiều phương diện để có thể vận dụng hiệu quả vào cuộc sống.
4 Câu chuyện về Khổng Tử
Khổng Tử – một nhà triết học lớn của Trung Hoa cổ đại, một người thầy vĩ đại trong lịch sử. Ông là người rất thông minh, ham học hỏi. Bất cứ việc gì, ông cũng để ý xem xét rất kỹ lưỡng cho đến khi hiểu rõ mới thôi. Các câu chuyện trong cuốn sách được xây dựng dựa trên các sự kiện trong cuộc đời Khổng Tử, để từ đó thấy được giá trị và ý nghĩa của lòng trung thực.
5 Đàm Đạo Với Khổng Tử
Phần 1 cuốn sách “Đàm đạo với Khổng Tử” giới thiệu tới người đọc các nội dung: Thiên tự truyện, thiên thất truyền, thiên khen chê, thiên về nhân, thiên về lễ, thiên về đức, thiên bàn về con người. Mời các bạn cùng tham khảo nội dung chi tiết.
6 Khổng Tử
Triết học của ông nhấn mạnh trên sự tu dưỡng đức hạnh cá nhân và cai trị bằng đạo đức: “tu thân, tề gia, trị quốc, bình thiên hạ”, sự chính xác của các mối quan hệ xã hội, đạo đức và quy phạm làm người, “Đạo Trung Dung” và các đức tính “Nhân, Lễ, Nghĩa, Trí, Tín”. Các giá trị đó đã có được tầm ảnh hưởng lớn trên mọi học thuyết khác ở Trung Quốc như Pháp gia hay Đạo gia trong suốt triều đại nhà Hán. Các tư tưởng của Khổng Tử đã được phát triển thành một hệ thống triết học được gọi là Khổng giáo.
Khổng giáo được một người Italia là Matteo Ricci đưa vào Châu Âu, ông cũng là người đầu tiên La tinh hoá tên Khổng Tử thành “Confucius”. Khổng giáo còn được xem là một tôn giáo lớn của loài người, nhất là dân tộc Trung Hoa.