Top 6 tựa sách hay về nghiệp vụ báo chí được nhiều người mua nhất hiện nay

0
1684
Vật Phẩm Phong Thủy

Nếu bạn muốn thay đổi cuộc sống của mình, bạn sẽ phải làm những điều khác biệt. Tuy nhiên, đôi khi chỉ vài cuốn sách truyền cảm hứng cũng có thể thay đổi hoàn toàn cái nhìn của bạn và khiến cuộc sống của bạn bước sang trang mới. Dưới đây là 6 tựa sách hay về nghiệp vụ báo chí được nhiều người mua nhất hiện nay

1 Đường vào phóng sự điều tra – Ngọc Trân

Trong lời tựa cuốn sách, tác giả cho biết: Hiện giờ ở Việt Nam chưa có nhiều sách về báo chí, đặc biệt là sách về phóng sự điều tra, một thể loại mà bất cứ bạn trẻ nào muốn vào nghề báo hoặc đã hành nghề báo chí đều yêu thích. Vì vậy chúng tôi biên soạn cuốn sách này, mong góp một viên đá nhỏ vào việc xây dựng nền móng cho việc đào tạo nhà báo, nhất là nhà báo điều tra. Tuy vậy những bạn trẻ yêu thích viết lách, thường xuyên đưa bài lên mạng xã hội (Facebook, Google +, Twitter…) cũng dùng được sách. Và đương nhiên cả những bạn đang làm những nghề liên quan đến kinh doanh. Vì sách cung cấp những gợi ý có thể áp dụng ngay để soạn thảo các loại văn bản một cách chính xác, sâu sắc và hấp dẫn.

Phần lớn những gì được trình bày, thảo luận trong cuốn sách này đều dựa trên kiến thức, kinh nghiệm của nhiều phóng viên, nhà nghiên cứu trong nước lẫn ngoài nước và của tác giả sách. Có thể xem sách như một “thiên phóng sự điều tra” về báo chí điều tra theo một phương pháp nhất định. Đó là phương pháp của tác giả sách, mang tính kỹ thuật nhắm đến thực hành, nhưng vẫn có thêm một ít lý thuyết. Bởi không cách gì giải thích được thực hành nếu không viện đến lý thuyết.

Sách tập trung vào báo viết. Nhưng người đọc có thể sử dụng mọi kỹ năng được hướng dẫn ở đây cho bất cứ loại hình báo chí và viết lách nào. Nó gồm có hai phần chính – rất cổ điển: săn tin và viết lách. Mục tiêu của phần một là giúp người đọc nắm vững những kỹ năng điều tra rồi sử dụng chúng vào công việc hằng ngày. Nó được thiết kế nhằm cung cấp một số kỹ thuật nghiên cứu và phân tích cần thiết để chuẩn bị cho việc viết bài chuyên sâu và phóng sự điều tra, trong đó bao gồm cả những kỹ thuật mới liên quan đến Internet như tìm nguồn tin thông qua mạng xã hội. Mục tiêu của phần viết lách là giúp người đọc viết lách. Sách còn có một phụ lục về đạo đức của nhà báo tiếp cận theo hướng thực tế. Đó là một yêu cầu khách quan: hành xử theo các tiêu chuẩn đạo đức sẽ tạo thêm sự tin cậy nơi độc giả.Và giống như bất cứ nghề chân chính nào, nghề báo cũng phải có đạo đức.

2 Nhanh, Đúng, Trúng, Hay – Hải Đường

Tiểu luận này gồm 22 bài, nói về kinh nghiệm & kỹ thuật viết báo của nhà báo Hải Đường, nguyên Phó Tổng biên tập báo Nhân dân, chủ biên báo Nhân dân cuối tuần; tuy các bài viết của ông mang phong cách chính luận, nhưng đó chính là những bài học cần thiết cho các nhà báo đi theo “lề phải” cho đúng định hướng của Đảng. Các tiểu luận đều ngắn gọn, đi thẳng vào trọng tâm, có thể làm tài liệu tham khảo tốt cho học viên các lớp báo chí.

3 Báo chí lương tâm – Đỗ Đình Tấn

Người viết giới thiệu và cung cấp một cái nhìn chung về thông tin và đạo đức trong thông tin, đưa ra những phân tích, lý giải, những cách giải quyết xoay quanh cuộc tranh luận về đạo đức truyền thông.Cuốn sáchdành cho tất cảnhững ai quan tâm đến vấn đề đạo đức của các phương tiện truyền thông và ảnh hưởng của chúng đối với xã hội, nhất là đối với các cư dân mạng thường vào facebook, những người giờ đây đang cùng các nhà báo tạo ra thông tin và truyền tải thông tin.

4 Chuyện nghề báo, nhà báo Sài Gòn thưở ban đầu – Trần Nhật Vy

Nghề báo cũng như bao nghề khác, cũng có đủ hỷ nộ ái ố. Chỉ có ở trong nghề mới thấu những đêm nằm trăn trở, những ngày lang thang hoặc ngồi ngó mông lung chỉ để tìm cho ra một đề tài thú vị, hấp dẫn. Trong cái vòng xoay ấy, nào ai có biết nỗi đau, nỗi khổ tâm của nhà báo. Nhà văn có thể “sống đời” với một cuốn sách hay nhưng nhà báo thì không. Một bài báo hay hôm nay thì ngày mai rất cần một bài báo hay hơn nữa. Nếu không có thì nhà báo ấy dễ bị rơi vào quên lãng. Càng buồn lòng hơn khi sách hay thì có thể tái bản, còn tin tức thì… không thể in lại!
5 Sống tốt với nghề báo – Benjamin Ngô

Đây không phải là sách nghiệp vụ báo chí thuần túy, lý thuyết về đạo đức nghề báo, hay dạng tập hợp những bài kỷ niệm nhiều năm làm nghề báo như người ta vẫn thường thấy trên kệ sách mà nó mở ra những góc nhìn đa chiều về nghề báo, qua những câu chuyện, tình huống, chiêm nghiệm về nghề mà chỉ có người trong cuộc mới cảm nhận hết.

Đặc biệt, tác giả không né tránh những vấn đề liên quan mật thiết đến cuộc đời của một người làm báo, chẳng hạn: phong bì, nhuận bút, lương thưởng, mối quan hệ với đồng nghiệp, nguồn tin, nạn đạo bài, môi trường làm việc tại các tòa soạn, thách thức của người làm báo trong thời công nghệ thay đổi chóng mặt…

Tất cả được đề cập bằng giọng văn gần với cách diễn đạt trên mạng xã hội của tác giả, chi tiết sống động, liều lượng vừa đủ, có đôi chỗ tự trào và hóm hỉnh sâu cay.

Rất nhiều nhà báo danh tiếng, công danh sự nghiệp thênh thang nhưng bất hạnh trong đời sống riêng. Người thì đổ vỡ hôn nhân do không nhận được sự cảm thông từ phía bạn đời, kẻ chọn làm mẹ đơn thân cho nhẹ gánh… (Đâu là giải thưởng quý nhất với người làm báo?)

Tác giả Benjamin Ngô (bút danh của nhà báo Ngô Bá Nha, hoạt động báo chí từ năm 1997 tại các báo Người Lao Động, Phụ Nữ, Sài Gòn Tiếp Thị, Thế Giới Văn Hóa… cho biết: “Tôi không có ý định viết một cuốn tự truyện hay cẩm nang nghiệp vụ đầy những lý thuyết giáo điều về nghề báo bởi thị trường sách đã có nhiều cuốn như vậy. Thay vào đó, tôi muốn chia sẻ những trải nghiệm cá nhân và một số bí quyết để một bạn trẻ mới ra trường có thể sống tốt, sống vui với nghề báo và có điều kiện nuôi dưỡng khát vọng cùng ngòi bút”.

Sau 18 năm làm báo, từ kinh nghiệm và vốn sống của mình, tác giả nhận thấy nghề báo có thể tạo điều kiện cho bạn sống tốt và có những trải nghiệm thú vị và xen lẫn những thương đau. Miễn là bạn hết lòng với nghiệp vụ báo chí, hết sức để hoàn thành trọng trách người trung gian xã hội của mình.

6 Mỗi ngày dài hơn một ngày – Hồ Anh Tài

Mỗi ngày dài hơn một ngày, tên tập sách về nghiệp vụ báo chí này, cũng là ẩn dụ về thời gian eo hẹp, luôn eo hẹp của một người trong cuộc sống. Một ngày chừng đó mà bao nhiêu sự việc, bao nhiêu cung bậc cảm xúc trước lo âu và hạnh phúc, bao nhiêu tình huống ngặt nghèo… đổ lên đầu một người… Mà chỉ có chừng ấy thời gian thôi…

Tác giả đã làm một việc rất quan trọng phía sau công việc của tổng biên tập hằng ngày khi điều hành tờ báo. Hầu như số báo nào cũng cần một bài viết có tính chất khái quát cho những sự kiện xảy ra trong ngày. Chọn lấy một sự kiện nổi bật để viết một bài vài trăm chữ, gần giống như phát ngôn của tờ báo trong ngày cho mục xã luận.

Đọc Top 7 sách dạy làm bánh hay và bán chạy nhất hiện nay
Và bao nhiêu năm độc giả đã quen với bút danh Thăng Long, Văn Bông, Chân Phương… Có thể tính cấp thời của các bài viết làm người ta ít nhớ tới mấy ngày sau vì sự náo nhiệt của thông tin ở nhiều kênh khác.

Nhưng khi đã tập hợp, đã chọn lọc từ hàng ngàn bài báo để thành một tập sách, người đọc vô cùng thú vị khi đọc lại những điều xảy ra từ nhiều năm trước.

Thú vị nhất là tính xâu chuỗi các sự kiện. Từ việc xảy ra trong nghị trường đến việc xảy ra ở các cơ quan, ở cá nhân mỗi người nắm trọng trách các ngành… Những bài báo đã ghi lại không khí một thời. (trích giới thiệu của nhà văn Lê Minh Khuê)

Các Bài Hay Nên Xem Khác

Vật Phẩm Phong Thủy

BÌNH LUẬN