Top 8 cuốn sách thuộc thể loại tự truyện hồi ký được mua nhiều nhất hiện nay

0
1454
Vật Phẩm Phong Thủy

Hãy tạo cho mình thói quen đọc sách thường xuyên. Đọc sách giúp chúng ta giảm căng thẳng, kích thích trí não,.. và hơn hết đó là giúp chúng ta ngẫm lại những việc mình làm là đúng hay sai,.. rất nhiều lý do để bạn lên đọc sách. Topxephang.com chia sẻ với các bạn 8 cuốn sách thuộc thể loại tự truyện hồi ký được mua nhiều nhất hiện nay

1 Hành Trình Hoàn Lương
Đánh giá một xã hội không chỉ dựa vào sự đối xử với cá nhân xuất sắc mà cả sự đối xử với những người phạm tội. (Fyodor Dostoyevsky).

Tác giả Nguyễn Hoàng Minh muốn mượn lời của tiểu thuyết gia người Nga mở đầu cho câu chuyện về một nhân vật, có một quá khứ không hề tốt đẹp. Quá khứ mà anh ấy đã từng muốn chôn chặt và lãng quên. Tác giả chia sẻ những câu chuyện vui buồn của cuộc đời anh, với những nốt thăng, nốt trầm và cả những thanh âm vô định. Hy vọng cuốn sách này có thể tiếp thêm động lực cho những người đồng cảnh ngộ như anh ấy – những người đã trót rơi vào vòng lao lý. Hy vọng họ sẽ nhận được cái nhìn tích cực hơn của xã hội và cộng đồng! Tác giả cũng hy vọng những trang sách này có thể làm cho ai đó cảm thấy được, mình cần phải biết trân quý những điều tưởng chừng nhỏ nhặt trong cuộc sống này mà có thể nó chỉ đến một lần duy nhất trong cuộc đời.

2 41 Năm Làm Báo
“… khi viết hồi ký nầy, tôi sẽ có dịp nhắc đến một số người, một số việc, một số cảnh vật, mà nếu tôi không nhắc đến, e sẽ bị chôn vùi trong lãng quên. Vậy thiên hồi ký nầy có thể kể là một chứng tích lịch sử, mà khi tôi nói đến “cái tôi”, ấy không phải vì mục đích muốn khoe mình, mà là muốn tài liệu nầy có tánh cách nhân chứng. Sử gia có thể lượm lặt trong thiên hồi ký nầy một ít tài liệu, về khoảng từ năm 1926 cho đến ngày nay. Ít nữa, công viết không hoài, đến nỗi tiếc sao đã phí phạm vô ích.”

41 năm làm báo không chỉ là câu chuyện đời chuyện nghề của một ký giả miền Nam lão thành mà cuộc đời gắn chặt cùng nhiều biến động của dân tộc, mỗi trang sách còn là một thước phim tài liệu sống động, đôi chỗ hài hước nhưng chân thực về cuộc đời viết sách, làm báo, làm chính trị của Hồ Hữu Tường và những đồng chí cùng thời với ông: Nguyễn An Ninh, Phan Văn Hùm, Tạ Thu Thâu – những con người thuộc một thế hệ trẻ trung, phóng khoáng,dấn thân, không chọn vinh thân phì gia mà coi cách mạng là con đường tất yếu của cuộc đời mình trong thời mất nước.

3 Dù Thế Nào Cũng Phải Đi
Nằm trong tủ sách du học – học tập (Tôi có một ước mơ…) song không chỉ là những kĩ năng, chỉ dẫn về du học mà còn là một cuốn sách thể hiện quan điểm của tác giả về học hành, du học và truyền cảm hứng động lực đến cho các bạn trẻ.

Đặc biệt, tác giả thể hiện cái nhìn rất độc lập, thú vị về việc học hành, lựa chọn của cá nhân, phá bỏ những ảo tưởng về chuyện du học bằng những câu chuyện rất chân thực về đời sống học hành vất vả của du học sinh. Trong cái nhìn của tác giả, học hành không chỉ nằm ở trường học, tuy thế cũng rất nhiều màu sắc và trải nghiệm. Kinh nghiệm về việc làm thêm cũng sẽ đem đến cái nhìn nhiều chiều về đời sống bên ngoài chuyện học hành.

Tác giả lựa chọn ngành học nấu ăn, vì thế những trải nghiệm sẽ nhiều điều thú vị và mới mẻ so với các ngành học khác.

Cuốn sách cho độc giả thấy một phần của chính mình trong một cô gái có chút thong dong nhưng nổi loạn giữa một cuộc đời bộn bề lo toan, một cô gái luôn sống đúng với bản thân từ những điều nhỏ nhặt nhất, từ suy nghĩ, lời nói, tới hành động. Dù bạn lựa chọn cách sống nào thì cũng đều tốt cả, vì một khi bạn thích thú với chuyện quan sát cuộc đời, và có mong muốn học hỏi từ thế ngoài kia, vậy trường đời sẽ cho bạn những bài học. Và quan trọng hơn cả là cái cách bạn đón nhận nó bằng sự trưởng thành, có trách hiệm với những gì mình đã lựa chọn. Có thể sẽ không có lựa chọn đúng nhất, chỉ là bạn cần biết mình đã học được gì từ những điều bạn đã trải qua đủ để sẵn sàng bước tiếp con đường của chính mình.

4 Góc Nhìn Sử Việt – Kỷ Niệm Thời Thơ Ấu
Hoàng Hoa Thám tức Đề Thám, một trong những gương mặt quan trọng nhất của lịch sử Việt Nam trong cuộc xung đột với Pháp, ông để lại một nguời con gái, Hoàng Thị Thế đã có một vận mệnh khác thường, cùng một người con trai sinh năm 1908, Hoàng Hoa Phồn, còn có tên Hoàng Bùi Phồn hay Hoàng Văn Vi, đã qua đời năm 1945.

Sinh ngày 31-3-1901 ở Phồn Xương, Hoàng Thế được hứa hôn với một người con của hoàng đế Trung Hoa lúc lên ba. Tháng 6 năm 1909, bà cùng mẹ bị người Pháp bắt. Lúc đầu được Bouchet nhận trông nom, sau giao cho nhà tư sản Nguyễn Hữu Thu ở Hải Phòng chăm sóc. Sau khi theo học trường Tây ở Bắc kỳ, bà bị đưa sang Pháp năm 1917 . Bà được Albert Sarraut (Toàn quyền Đông Dương) nhận làm con nuôi, và cho theo học ở trường nội trú Jeanne D’Arc ở Biarritz. Bà lấy tên là Marie Beatrice Destham.

Năm 1925, học xong tú tài phần một, bà được đưa về Việt Nam làm thủ thư ở Phủ Thống sứ Bắc Kỳ. Năm 1927, bà được đưa trở lại Pháp. Trở lại Paris, Albert Sarraut giới thiệu bà như là công chúa. Tổng thống nước Cộng hòa Paul Doumer, trở thành người cha đỡ đầu và cấp cho bà một khoản trợ cấp gây nên nhiều tranh cãi. Năm 1930, bà bắt đầu đóng phim. Vai diễn đầu tiên là vai một công chúa Trung Hoa tên là Li-Ti trong phim La Lettre (Bức thư) do hãng Paramout sản xuất tại Paris. Năm 1931 bà kết hôn với ông Robert Bourgès – người Pháp gốc Bỉ, sinh được một con trai là Jean Marie Bourgès (1935), bà tiếp tục có các vai diễn trong các phim La donna Bianca (1931), Le secret de l’émeraude (1935).

Năm 1940 bà ly hôn. Năm 1959, bà được Tổng thống Ngô Đình Diệm, người kế nhiệm vua Bảo Đại, mời về Sài Gòn. Trong một chuyến công cán sang Paris, người em dâu của tổng thống, bà Ngô Đình Nhu, định thuyết phục bà trở về, nhưng không có kết quả.

Khoảng năm 1960-1961 Bà quyết định trở về Hà Nội với sự giúp đỡ của Phan Kế Toại, Phó Thủ tướng nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa, vì thấy đây là một lợi thế về chính trị với danh nghĩa Đề Thám.

Ban đầu bà về sống ở Hà Bắc. Năm 1974, bà về Hà Nội và sống tại phòng 31, khu tập thể Văn chương.

Kỷ niệm thời thơ ấu, được viết năm 1963 tại Hà Bắc (nay là Bắc Ninh và Bắc Giang). Đây là những dòng hồi ức chân thực về tuổi thơ về cuộc sóng gió của gia đình, đánh dấu những giai đoạn đấu tranh và trốn tránh trong núi rừng Yên Thế.

5 Tâm Huyết Trao Đời
Trong cuộc sống, có những con người sinh ra đã phải chịu số phận rủi ro, bất hạnh, tưởng chừng như họ chỉ sống lay lắt, hoặc không thể tồn tại mà không có sự giúp đỡ của người khác. Thế nhưng, cũng không ít người không cam chịu những thiệt thòi của số phận, mà khó khăn tật nguyền càng đè nặng bao nhiêu họ càng bật dậy mạnh mẽ bấy nhiêu. Họ không chỉ tìm cho mình một ánh lửa niềm tin để tồn tại mà còn truyền lửa cho nhiều người lành lặn khác – Thầy giáo Nguyễn Ngọc Ký là một con người như thế.

Mấy chục năm qua, tấm gương vượt khó để học tập của Nguyễn Ngọc Ký từ trang sách giáo khoa, lan tỏa và truyền động lực cho nhiều thế hệ thanh niên, học sinh ở Việt Nam. Mấy chục năm qua cũng là quãng thời gian mà cậu học sinh tật nguyền Nguyễn Ngọc Ký kiên trì, vượt qua nhiều khó khăn của cuộc sống tật nguyền để trở thành Nhà giáo giàu tri thức, giàu tâm huyết. Thầy Nguyễn Ngọc Ký không chỉ thắp sáng cuộc đời mình bằng ý chí, bằng nghị lực mà còn thắp sáng cho bao nhiêu thế hệ học sinh bằng tất cả tâm huyết của mình. Bây giờ bước vào tuổi “thất thập cổ lai hy” tuy không còn lên lớp giảng bài, nhưng thầy Nguyễn Ngọc Ký vẫn miệt mài truyền lửa bằng ngòi bút của mình – đó chính là cuốn sách “Tâm huyết trao đời”.

Gần năm mươi câu chuyện trong cuốn tự truyện “Tâm huyết trao đời”, bao quát khoảng thời gian từ lúc chàng sinh viên Nguyễn Ngọc Ký tốt nghiệp Đại học Tổng hợp Hà Nội, theo lời khuyên của Cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng về quê dạy học, trở thành giáo viên dạy giỏi của toàn ngành, đến khi là cán bộ xuất sắc của Phòng Giáo dục Quận Gò Vấp, Thành phố Hồ Chí Minh, nghỉ hưu năm 2005… càng giúp bạn đọc thêm ngưỡng mộ một con người tuy bị tàn tật về thân thể, nhưng mạnh mẽ về trí tuệ, tinh thần, có lòng tha thiết yêu đời, yêu nghề, kiên cường vượt lên thử thách nghiệt ngã của số phận và đã làm nên những điều tuyệt vời mà không phải ai cũng có thể làm được.

Với tâm huyết cháy bỏng của mình, thông qua mỗi câu chuyện kể, Nhà giáo Ưu tú, Nhà văn Nguyễn Ngọc Ký cũng “trao đời” những bài học kinh nghiệm sâu sắc, đúc rút từ chính cuộc đời mình – người thầy dạy học, viết văn bằng chân đầu tiên ở Việt Nam, với tư duy đổi mới về dạy và học, về đào tạo phát triển toàn diện con người. Đó không chỉ là những chắt lọc mang tính chuyên môn mà còn là tâm hồn, tình cảm, nhân cách cao đẹp của một nhà giáo chân chính, có sức lan tỏa tích cực trong xã hội. Chính những ưu điểm trên, cuốn “Tâm huyết trao đời” của Nhà giáo Ưu tú, Nhà văn Nguyễn Ngọc Ký như người bạn hiền, luôn khích lệ bạn đọc mỗi khi họ phải đối mặt với khó khăn, thử thách. Cuốn sách cũng truyền cảm hứng yêu đời, luôn phấn đấu vượt lên chính mình, cho các thế hệ học sinh hôm nay và mai sau.

6 Khi Tổ Quốc Gọi
“Thế là cuộc chiến tranh phá hoại của Mỹ đã bắt đầu, miền Bắc đã có chiến tranh, và lập tức các lực lượng phòng không và pháo binh bờ biển cũng được chuyển sang tư thế sẵn sàng chiến đấu cao. Trước biến động to lớn này, là một người lính, tôi chợt nghĩ phải chăng một lần nữa Tổ quốc lại gọi đến tên, bảo mình phải sẵn sàng đi đến những nơi gian nguy ác liệt nhất để bảo vệ miền Bắc xã hội chủ nghĩa thân yêu, quê hương thứ hai của mình, cũng đồng thời là căn cứ địa vững chắc của miền Nam ruột thịt.”

7 Hơn Nửa Đời Hư
Việc in lại đầy đủ tác phẩm “Hơn nửa đời hư” thể hiện sự tôn trọng với một học giả – tác giả lớn, đồng thời qua đó giữ lại những “chứng tích” về ngôn ngữ, nhất là tiếng nói Nam bộ trong bối cảnh gần trọn thế kỷ 20 tác giả sống và tiếp nhận ảnh hưởng từ văn hóa Việt, Tàu, Khmer và Pháp, sự giao thoa đó làm nên một phong cách và cốt cách Vương Hồng Sển.

Với mong muốn bạn đọc có dịp thưởng thức “Hơn nửa đời hư’ một cách trọn vẹn, chúng tôi xem đây là lần ra mắt không kém phần quan trọng so với lần in đầu cách đây đã nhiều năm. Xin trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc.

8 Mạch Sống
Tôi vẫn thường nghĩ trong cuộc đời luôn tồn tại những mạch nguồn. Mạch nguồn từ tổ ấm gia đình mà cá nhân phải vun đắp và mạch nguồn từ sự nghiệp được xây dựng với rất nhiều mối quan hệ xã hội. Có những mạch nguồn nuôi dưỡng sự sống, tạo dựng nên tình yêu thương và có những mạch nguồn tạo nên khí chất và sự khát khao của cuộc sống. Tất cả những điều đó cho ta những cảm xúc, những kỷ niệm khó quên trong dòng chảy bất tận cuộc đời mỗi con người. Tôi gọi đó là MẠCH SỐNG.

Các Bài Hay Nên Xem Khác

Vật Phẩm Phong Thủy

BÌNH LUẬN