Phần lớn trong đó là do những thói quen đã ăn sâu vào tiềm thức mà người dân không hề hay biết. Trong bài viết về cuộc sống kì này, mình sẽ giới thiệu về 7 thói quen nguy hiểm tiêu biểu nhất của người Việt Nam.
1. Không đội nón bảo hiểm khi lái xe
Nhiều người Việt Nam thường cho rằng chiếc nón bảo hiểm là một sự phiền phức và gây mất đi thẩm mỹ khi ra đường. Thế nhưng cũng không phải ngẫu nhiên mà nhà nước lại ban hành luật yêu cầu mọi người dân đều phải đội nón bảo hiểm khi tham gia giao thông. Nhiều người thường lười biếng đội nón bảo hiểm khi di chuyển với khoảng cách gần và đặc biệt là trẻ em – những đối tượng sẽ dễ gặp nhiều nguy hiểm nhất lại thường bị các bậc phụ huynh bỏ qua và mặc định suy nghĩ “nó còn nhỏ, đội nón bảo hiểm làm gì cho nặng đầu”. Hãy nhớ rằng nón bảo hiểm là một công cụ bảo hộ an toàn, bất kì ai dù người già hay trẻ đều cần đội nón bảo hiểm khi tham gia giao thông trên đường.
2. Chạy xe lấn tuyến đường
Những năm gần đây, lượng người nhập cư từ các tỉnh thành đổ về các thành phố lớn ngày càng nhiều khiến cho lưu lượng xe cộ tăng lên một cách đột biến. Và trong khi nhà nước vẫn chưa kịp mở rộng những tuyến đường mới thì tình trạng kẹt xe vào giờ cao điểm là điều thường xuyên xảy ra. Để tiết kiệm thời gian chờ đợi, nhiều người lựa chọn cách chạy vào làn đường của xe ô tô vì nơi đây rộng rãi và thoáng đãng, tuy nhiên đây là một việc làm vô cùng nguy hiểm bởi vận tốc cho phép của các xe ô tô, ô tô tải là rất lớn, khi đột ngột xuất hiện xe mô tô hoặc có sự cố xảy ra thì rất khó để các xe lớn dừng lại với khoảng cách gần, dẫn đến những tai nạn nguy hiểm chực chờ mọi lúc.
3. Vượt đèn đỏ
Hiện nay, trên các tuyến đường Việt Nam đều nhan nhản treo những dòng khẩu hiệu “Không được vượt đèn đỏ. Nhanh một phút chậm một đời”. Đèn giao thông ra đời như một tín hiệu sắp xếp trật tự khi lưu thông trên đường. Điều này giúp người lái xe kiểm soát được tốc độ cũng như làn đường dành cho mình, hạn chế được tình trạng kẹt xe và tai nạn giao thông. Những cá nhân vượt đèn đỏ thường khiến cho người bên làn đường được phép di chuyển không thể kịp thời nắm bắt tình hình, dẫn đến các sự cố không mong muốn. Bên cạnh đó, vượt đèn đỏ còn gây nguy hiểm cho người đi bộ khi sang đường.
4. Buôn bán tràn ra lòng đường
Các cột đèn giao thông ở Việt Nam nhiều nên hầu hết các tiểu thương thường tranh thủ khoảng thời gian người đi đường dừng đèn đỏ để buôn bán. Không chỉ buôn bán tràn lan trên khắp các vỉa hè mà các hộ kinh doanh còn tràn ra cả lòng đường khiến phương tiện đi lại khó khăn và dễ gây ra những tai nạn nguy hiểm vào giờ cao điểm cho cả người bán lẫn người điều khiển phương tiện giao thông.
5. Bán thực phẩm giả
Thời gian gần đây, các sản phẩm nhái được bày bán tràn lan trên thị trường Việt Nam khiến nhiều người cảm thấy hoang mang, lo sợ. Bên cạnh việc trách các nhà sản xuất nước ngoài sử dụng hóa chất, lừa dối người tiêu dùng thì trước hết cần cảnh tỉnh những thương gia ham lời nhiều mà nhập hàng kém chất lượng về buôn bán cho người dân. Điều này ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và dễ gây nên tình trạng dịch bệnh lan rộng trong cộng đồng.
6. Xả rác xuống sông hồ, kênh rạch
Những hộ gia đình ven sông hồ, kênh rạch thường có thói quen bỏ chất thải sinh hoạt xuống sông để tiết kiệm…thời gian đi đổ rác. Dù nhiều lần nhà chức trách địa phương đã tiến hành nạo vét lòng sông thế nhưng nhìn chung sau thời gian ngắn thì mặt sông vẫn phủ đầy rác thải. Thế nhưng nhiều người lại không nhận thức được rằng việc làm của mình là sai khiến chất thải không được xử lý, vừa ảnh hưởng nguồn nước của thành phố mà còn khiến sức khỏe của chính bản thân và gia đình bị đe dọa nghiêm trọng.
7. Sang đường không đúng vạch cho người đi bộ
Nhiều người nước ngoài khi sang Việt Nam rất lo sợ với việc sang đường bởi tình hình xe cộ quá đông và hầu như người Việt Nam đều không đi đúng vạch quy định. Vào giờ tan tầm, nhiều công nhân tại các khu công nghiệp thản nhiên bước qua làn phân cách của làn đường ô tô tải để sang đường…nhanh chóng hơn thay vì đi bộ một đoạn xuống vạch đường quy định. Cầu đi bộ đường xây dựng tại các quốc lộ lớn lại trở thành điểm tập thể dục cho những người lớn tuổi bởi hầu như chẳng ai hứng thú với việc sang đường bằng cây cầu này. Vận tốc của các loại xe ô tô tải là rất lớn nên việc thản nhiên băng qua đường ở bất cứ nơi nào của người Việt Nam là một điều nguy hiểm vô cùng.
8. Chạy xe ngược chiều
Vì lối suy nghĩ “chỉ chạy ngược chiều một đoạn cho ngắn” mà nhiều vụ tai nạn thương tâm đã xảy ra. Một số người vì lười biếng chạy vòng một đoạn xuống đoạn giao phân cách mà ngang nhiên chạy ngược chiều để tiết kiệm xăng và thời gian. Điều này khiến người di chuyển đúng tuyến đường rất khó kiểm soát tốc độ và khó tránh né khi trường hợp xe quá đông hoặc sự cố bất ngờ. Hãy lưu thông đúng làn đường quy định để hạn chế những tai nạn thương tâm.