Top 6 tựa sách hay về xây dựng thương hiệu được nhiều người mua nhất hiện nay

0
1529
Vật Phẩm Phong Thủy

Nếu bạn muốn thay đổi cuộc sống của mình, bạn sẽ phải làm những điều khác biệt. Tuy nhiên, đôi khi chỉ vài cuốn sách truyền cảm hứng cũng có thể thay đổi hoàn toàn cái nhìn của bạn và khiến cuộc sống của bạn bước sang trang mới. Dưới đây là 6 tựa sách hay về xây dựng thương hiệu được nhiều người mua nhất hiện nay

1 Quản Trị Thương Hiệu – Lý Thuyết Và Thực Tiễn

Sách Quản trị Thương hiệu: Lý thuyết và thực tiễn gồm nhiều nội dung liên quan xây dựng và quản lý thương hiệu, kết hợp với những ví dụ và tình huống minh họa từ tầm nhìn chiến lược thương hiệu đến hoạt động cụ thể. Cuốn sách sẽ là nguồn tài liệu hữu ích cho các lãnh đạo doanh nghiệp, các cán bộ quản lý các phòng ban, các nhà quản trị thương hiệu tham khảo phục vụ cho việc xây dựng thương hiệu trong các doanh nghiệp. Nội dung sách đề cập những vấn đề quan trọng như:

– Cách thức xây dựng tầm nhìn thương hiệu

– Thực hiện định vị và tái định vị thương hiệu

– Xác định mô hình kiến trúc thương hiệu và quản lý danh mục thương hiệu

– Chiến lược sản phẩm dựa trên thương hiệu.

– Xây dựng hệ thống nhận diện và quản lý ứng dụng trong doanh nghiệp

– Truyền thông thương hiệu và quản lý truyền thông

– Kiểm tra và đánh giá sức khỏe thương hiệu

– Tổ chức quản lý thương hiệu

Quá trình toàn cầu hóa dẫn đến cạnh tranh giữa các thương hiệu trong và ngoài nước ngày càng tăng.

Cuốn sách với các vấn đề được trình bày kết hợp giữa lý thuyết và thực tiễn sẽ tạo điều kiện cho các doanh nghiệp từ quy mô nhỏ đến tập đoàn ở các lĩnh vực kinh doanh khác nhau có thể vận dụng xây dựng thương hiệu của mình.

Đồng thời, cuốn sách có lời nhận xét và giới thiệu bởi các chuyên gia marketing và nhà quản trị của các tập đoàn doanh nghiệp như:

“Nội dung và cấu trúc của quyển sách đi từ các vấn đề lý luận về thương hiệu cho đến thực tiễn và kinh nghiệm xây dựng thương hiệu. Những thông tin cung cấp trong cuốn sách được trình bày tương đối dễ hiểu qua văn phong xúc tích, đơn giản, có minh họa, dẫn chứng bằng những ví dụ, tình huống thực tế. Quyển sách là một tài liệu tham khảo thiết thực phục vụ cho nhiều đối tượng có quan tâm đến chủ đề lý thú này”.

2 Thương Hiệu – Mở Lối Thành Công

Điểm đặc biệt là đọc bất kỳ bài viết nào trong bộ sách này cũng thấy những kinh nghiệm thực tế trong lề lối quản trị tại doanh nghiệp Việt Nam, được các tác giả phân tích, tổng hợp qua thực tiễn quản lý tại chính doanh nghiệp của mình. Chính điều này giúp bộ sách Quản trị và Khởi nghiệp trở nên khác biệt so với những cuốn sách cùng đề tài đang có mặt trên thị trường.

Nghệ thuật lãnh đạo cung cấp kiến thức từ cơ bản đến hàn lâm, mà xuyên suốt toàn bộ tập sách là câu chuyện từ cách bàn những việc rất đời thường của sếp với nhân viên, đến kỹ năng làm sếp và tư duy chuẩn mực lãnh đạo. “Người đứng đầu vừa cần phải biết lắng nghe, thân thiện và gần gũi với đồng nghiệp, vừa cần phải đảm bảo các hoạt động của doanh nghiệp trong tầm kiểm soát, vừa cần nguyên tắc trong quản lý điều hành, vừa cần linh hoạt để doanh nghiệp đạt hiệu quả tốt nhất”.

Vững bước thương trường tập hợp những câu chuyện thực về nghệ thuật lèo lái con thuyền doanh nghiệp đến bến thành công, những câu chuyện có giá trị thực tế cao và gần gũi với hoàn cảnh Việt Nam.

Khởi nghiệp – Dẫn đầu cuộc đua tập trung mổ xẻ mọi vấn đề liên quan đến khởi nghiệp nhằm tìm ra câu trả lời cho câu hỏi “làm thế nào để khởi nghiệp Việt Nam không dừng lại ở mức phong trào khởi nghiệp, mà phải phát triển đến mức văn hóa khởi nghiệp, tạo nên sự bền vững lâu dài”. 64 bài viết của những doanh nhân thuộc nhiều độ tuổi, nhiều lĩnh vực ngành nghề khác nhau không chỉ đem lại cái nhìn toàn diện về thực trạng khởi nghiệp ở Việt Nam với những thuận lợi và khó khăn cụ thể, mà còn sẻ chia những bài học, kinh nghiệm quý giá trên bước đường khởi nghiệp; để cùng đi đến mục tiêu chung: phát triển khởi nghiệp trở thành “văn hóa khởi nghiệp”.

Thương hiệu – Mở lối thành công mang đến nhiều bài học, kinh nghiệm thiết thực và bổ ích xung quanh câu chuyện xây dựng thương hiệu, để từ đó mở lối thành công cho chính doanh nghiệp của mình. Điều đặc biệt, tác giả của những bài viết này là những doanh chủ thành công; và họ cũng là những doanh chủ từng thất bại. Có người viết dựa trên nền tảng hiểu biết sâu về thương hiệu. Nhưng có người viết những câu chuyện xây dựng thương hiệu rất hữu ích cho dù họ chưa hề được đào tạo về lĩnh vực này.

3 Kiến Tạo Thương Hiệu Từ Không Đến Có
Trong cuốn sách nhỏ này, Jacky Tai sẽ đưa ra bộ quy tắc xây dựng thương hiệu đó, từ việc sản phẩm của bạn giải quyết vấn đề nào của khách hàng, hay nói khác hơn lý do để người tiêu dùng mua hàng của bạn, tuyên bố về mục đích chiến lược của thương hiệu của bạn, cho thương hiệu của bạn một hình ảnh trong sự liên tưởng của người tiêu dùng, đặt tên cho thương hiệu, tìm sự khác biệt cho thương hiệu, cách kể một câu chuyện hấp dẫn về thương hiệu của bạn. Xác lập mô hình kinh doanh để tạo doanh thu. Hoạt động marketing sao cho hiệu quả… Jacky Tai cũng chỉ ra 14 sai lầm kinh điển mà các công ty khởi nghiệp vấp phải khi xây dựng thương hiệu.

Nếu bạn không tạo dựng thương hiệu riêng ngay từ giai đoạn hình thành của sản phẩm mới, bạn có thể sẽ chậm chân, cho dù bạn có hùng mạnh thế nào đi chăng nữa.

Tác giả của cuốn sách nhỏ này, chuyên gia xây dựng thương hiệu Jacky Tai, tán thành quan điểm của nhà tư vấn quản trị nổi tiếng Peter Drucker rằng một việc kinh doanh chỉ có hai chức năng cơ bản, có tên là marketing và cách tân. Tuy nhiên, trong thời đại ngày nay, marketing và sự cách tân cần được hướng dẫn bởi một chiến lược thương hiệu được lên kế hoạch đúng đắn, còn không thì một công ty rốt cuộc sẽ lạc lối ở một trăm lẻ một hướng khác nhau và sau cùng là đi vào một ngõ cụt. Chỉ khi một công ty biết rằng thương hiệu của họ đại diện cho điều gì và họ muốn dẫn thương hiệu đi đến đâu, thì họ sẽ biết chương trình marketing và cách tân nào cần thực hiện để đến được đó.

Suốt nhiều năm theo đuổi việc phát triển chiến lược thương hiệu, Jacky Tai thường bị đặt câu hỏi: “Liệu có quy luật nào để xây dựng thương hiệu cho các công ty nhỏ hay công ty khởi nghiệp không?”. Câu trả lời ngắn gọn là không. Bất kể bạn là một công ty khởi nghiệp, SME (doanh nghiệp vừa và nhỏ – Small-and-medium-sized enterprise) hay là một MNC (tập đoàn đa quốc gia – multinational corporation), các quy tắc của việc làm thương hiệu là như nhau. Theo ý nghĩa đó, các quy tắc làm thương hiệu không quá khác với các quy tắc Toán học, mà chúng thì luôn bất định. Một cộng một luôn bằng hai.

4 Hành Trình Biến Thương Hiệu Thành Biểu Tượng

Đây là một cuốn sách rất thú vị dành cho những ai hứng thú với chủ đề Branding. Xuyên suốt cuốn sách là câu chuyện về những thương hiệu hàng đầu Coca-Cola, Volkswagen, Harley-Davidson, Mountain Dew, ESPN… Lý giải về việc làm sao chúng có thể trở thành biểu tượng trong ngành hàng của mình. Những câu chuyện thành công hoàn toàn nằm ngoài cách lí giải theo những mô hình xây dựng thương hiệu thông thường.

Những mô hình xây dựng thương hiệu cũ

Thông thường các bước quản trị marketing căn bản là gì? Bạn sẽ đi nghiên cứu thị trường. Tìm hiểu insight người tiêu dùng. Phân đoạn thị trường dựa trên thông tin người dùng (giới tính, độ tuổi, vùng miền…) cho đến tính năng của một dòng sản phẩm. Nghiên cứu đối thủ cạnh tranh xem đã sở hữu những phân khúc/đặc tính nào. Tìm ra những phân khúc thị trường chưa có ai chiếm đóng, rồi xây dựng sản phẩm và thương hiệu trong phân khúc đó. Tập trung truyền thông mạnh về thương hiệu với bộ nhận diện và các đặc tính. Và ta có một thương hiệu với điểm khác biệt hay USP (lợi thế bán hàng độc nhất).

Xác định tuyên bố riêng cho liên tưởng chính đến nhóm sản phẩm – tuyên bố mà đối thủ cạnh tranh không thể có được. Sau đó truyền thông một cách nhất quán bản sắc thương hiệu theo thời gian. Một motiv xây dựng thương hiệu kinh điển. Đây được tác giả gọi là xây dựng thương hiệu theo mô hình “tương quan nhận thức”: sở hữu những đặc tính riêng biệt, gắn liền với bộ nhận diện riêng biệt, phục vụ cho một tập khách hàng riêng biệt. Điểm mấu chốt là lợi ích sản phẩm sẽ được cảm nhận khi mua sắm và tiêu dùng sản phẩm.

Bên cạnh đó còn có 2 mô hình khác: xây dựng thương hiệu theo cảm xúc (emotional branding: khách hàng mua sản phẩm để sở hữu lợi ích cảm xúc) và xây dựng thương hiệu lan truyền (viral: tạo trào lưu tiêu dùng).

Thương hiệu văn hóa (cultural branding) là một mô hình hoàn toàn khác. Những thương hiệu văn hóa không hẳn sẽ giải quyết những vấn đề về sinh hoạt thông thường của khách hàng. Thay vào đó, thương hiệu văn hóa được xây dựng nhằm giải quyết những mâu thuẫn, lo âu, khao khát mang tính xã hội trong một thời kì xác định

5 Quản Trị Thương Hiệu Trực Tuyến

Quản trị thương hiệu trực tuyến là cuốn sách cung cấp một cái nhìn toàn diện về hình ảnh của cá nhân và tổ chức trên mạng truyền thông xã hội, đặc biệt là các doanh nghiệp. Đúc kết từ nhiều ví dụ gần đây về các doanh nghiệp bảo vệ danh tiếng của mình một cách hiệu quả – hoặc không hiệu quả, tác giả Charlie Pownall sẽ mang đến cho độc giả một bộ công cụ thực tiễn và trực quan, bao gồm những quy trình và phương pháp giúp các doanh nghiệp hạn chế, cũng như đối phó với các tình huống truyền thông tiêu cực.

“Là người trực tiếp chứng kiến cảnh các tập đoàn hung mạnh tự hủy đi danh tiếng của mình, tôi cảm nhận được vốn hiểu biết sâu sắc và thực tiễn trong cuốn sách này của Pownall – một quyển cẩm nang phải có đối với các nhà quản lý và giám đốc, những người đang phải đau đầu với vấn đề PR trong doanh nghiệp.”
– Michael Woodford, Nguyên CEO Tập đoàn Olympus và Whistleblower

“Charlie Pownall đã đúc kết vốn kiến thực và hiểu biết vô giá về một thế giới truyền thông lạ thường trong cuốn sách này.”
– May Wong, Giám đốc phụ trách đối ngoại, Tập đoàn MTR

6 RIO Book No 2: Nhận Diện Thương Hiệu – Những Điểm Chạm Thị Giác
RIO Book 02 “Nhận diện thương hiệu – Những điểm chạm thị giác” là cuốn sách đầu tiên chia sẻ với bạn về việc “Làm sao để sử dụng hệ thống hình ảnh nhận diện của thương hiệu cho thật đúng cách và hiệu quả?”. Cuốn sách tập trung hệ thống lại kiến thức chuyên môn về nhận diện thương hiệu bằng ngôn ngữ và góc nhìn của người làm quản trị thương hiệu. Làm thế nào để nắm vững được kiến thức nền tảng và hiểu rõ được tầm quan trọng của hệ thống nhận diện thương hiệu? Làm thế nào để hệ thống nhận diện thương hiệu có được sự đồng nhất và phù hợp với chiến lược phát triển thương hiệu trong dài hạn? Làm thế nào để có thể ứng dụng nó một cách tối ưu nhất? Đây là cuốn sách sẽ cho bạn những câu trả lời đó.

Cuốn sách sẽ mang lại cho bạn:

– Kiến thức căn bản về nhận diện thương hiệu
– Thấu hiểu được sức mạnh của hình ảnh nhận diện với hoạt động kinh doanh
– Cách sử dụng nhận diện thương hiệu linh hoạt trong nhiều tình huống
– Nâng cao hiệu quả quản trị hệ thống nhận diện thương hiệu
Với 6 yếu tố cốt lõi, 20 quy tắc căn bản cùng những gợi ý ứng dụng nhận diện thương hiệu linh hoạt sao cho phù hợp với nhu cầu biến chuyển đa dạng của các doanh nghiệp, mọi vấn đề, khúc mắc của người làm thương hiệu, từ các marketers, brand managers, các designers làm thiết kế nhận diện thương hiệu hay các chủ doanh nghiệp sẽ dần được gỡ rối.

Các Bài Hay Nên Xem Khác

Vật Phẩm Phong Thủy

BÌNH LUẬN