Top 6 món ngon không thể bỏ qua khi tới Thái Bình

0
1344
Vật Phẩm Phong Thủy

Đặc sản Thái Bình không phải là những thứ cao sang, mà là những món ăn nguyên liệu sẵn có trong tự nhiên. Chúng ta hãy cũng nhau điểm danh 6 món ngón mà bạn không thể bỏ lỡ khi về với quê lúa này nhé!

1. Bánh cáy làng Nguyễn

Nói đến đặc sản Thái Bình món người ta nhớ đến đầu tiên chắc chắn sẽ là bánh cáy. Từ thành phố Thái Bình theo quốc lộ 10 tới quốc lộ 39 gặp làng Nguyễn là quê hương của bánh cáy.

2. Sứa muối

Sứa muối, nộm sứa là món ăn quen thuộc của người dân vùng biển. Mỗi địa phương lại có món ăn và hương vị khác nhau với sứa. Người dân Thái Thụy, Thái Bình thường truyền tai nhau: “Tới Thái Thụy mà chưa thưởng thức nộm sứa, sứa muối coi như chưa về”

3. Canh cá Quỳnh Côi

Canh cá Quỳnh Côi được xem là niềm tự hào của người dân Thái Bình, không cần nguyên liệu cầu kỳ mà tạo nên một món ăn với hương vị riêng. Bát canh cá thay vì sử dụng sợi bùn phở thông thường thì người Thái Bình lại chọn cho mình bánh đa, tạo dấu ấn cho canh cá Quỳnh Côi mà không món ăn nào khác có được. Sợi bánh đa dùng làm canh cá phải được làm từ gạo chiêm mùa trước, sợi phải mỏng, mịn và dai thì bát canh cá mới ngon. Thưởng thức bát canh cá bốc hơi nghi ngút với rau rút vào mùa hè hoặc rau cải cúc vào mùa đông.

4. Nộm sứa Thái Thụy

Đặt chân lên mảnh đất Thái Thụy mà bạn chưa nếm thử món nộm sứa nơi đây thì quả thật là một chuyến đi chưa trọn vẹn. Nộm sứa nơi đây có một hơi thở riêng, và được chế biến một cách rất kì công. Sứa bắt về được sơ chế sạch, ngâm với muối phèn, sau đó những miếng sứa sẽ được ép như tấm bánh đa, rất dai và giòn. Những miếng sữa sẽ được thái mỏng, chần qua nước sôi, sau đó trộn với thịt gà xé mỏng, mực hoặc thịt bò khô cùng với rau thơm, nạc rang giã nhỏ, vừng và cà rốt bào sợi, hoặc xoài xanh hay đu đủ, nếu bạn ăn được cay nên thêm chút ớt sẽ tuyệt vời hơn. Món sứa ngày nay đã được đưa vào thực đơn của nhiều nhà hàng sang trọng. Giá một đĩa nộm sứa chỉ dao động từ 35.000 đồng đến 50.000 đồng.

5. Gỏi cá Vũ Thắng

Những chú cá mè khi được vớt lên tươi sống, được sơ chế sạch sẽ, sau đó dưới bàn tay của những người đầu bếp tài tình, từng miếng cá sẽ được thát lát mỏng sau khi đã loại bỏ hết xương dăm. Những miếng cá này được trộn với riềng tươi giã nát đã vắt kiệt nước. Món giấm là thành phần không thể thiếu khi ăn gỏi cá, một chút mẻ thơm, được trộn với thịt ba chỉ băm, thêm nếm gia vị và được chưng lên, sau đó thêm lạc, vừng trộn với chút đường để giảm vị chua của mẻ. Ăn kèm với cá phải có những loại lá riêng như vọng cách, sung, linh lăng, chanh…rất nhiều loại lá được gói gém tài tình, miếng cá mỏng sẽ được lót ở giữa xung quanh lớp giấm, sau đó sẽ cuộn tròn lại để thưởng thức.

6. Bánh gai Đại Đồng

Làng Đại Đồng – xã Tân Hòa – huyện Vũ Thư có thể được coi là quê hương của những món ăn dân giã, nhưng không kém phần độc đáo như bún ốc, bánh dẻo, bánh ú, bánh tráng, riêng bánh gai đã trở thành đặc sản.

Đã có ở vùng đất này hơn 400 năm, trước kia người dân Đại Đồng làm bánh chỉ vào dịp tết dùng để cúng gia tiên và sau đó là thưởng thức trong mấy ngày tết và để đãi bạn bè, làm quà thăm biếu…

Các Bài Hay Nên Xem Khác

Vật Phẩm Phong Thủy

BÌNH LUẬN