Top 8 món ngon cổ truyền ngày Tết tốt cho cơ thể

0
1046
Vật Phẩm Phong Thủy

Các món ăn cổ truyền ngày Tết không chỉ mang hương vị đậm đà mà còn có những tác dụng không ngờ đối với sức khỏe. Danh sách ẩm thực phong phú đa dạng ngày Tết còn có những món hay ho mà cực kì tốt có thể bạn chưa biết đấy.

1. Bánh chưng ngày Tết

Bánh chưng là món không thể thiếu trong cỗ Tết đầu xuân. Trong bánh chưng có các thành phần có tính chất bổ dưỡng mà bao lâu nay chúng ta ăn khen ngon nhưng chưa hiểu hết vai trò và tác dụng của bánh chưng trong ngày Tết.

2. Quất (tắc)

Tết thì đa số nhà ai cũng trưng một chậu quất cảnh đúng không. Quất chín mà đem hấp với đường phèn hoặc mật ong thì chữa bệnh ho cực tốt. Còn nữa, quất ngâm với đường rồi để trong lọ đậy nắp kín khoảng một tuần sẽ tạo ra siro quất màu vàng pha với nước lọc thêm chút đá là thành món nước quất vô cùng thơm ngon. Đơn giản hơn nữa là lột vỏ quất dầm với đường cũng ngon lắm đấy.

3. Hạt bí

Thật bất khi hạt bí chứa rất nhiều kẽm và magiê, giúp xương bạn cứng cáp hơn. Không chỉ có vậy, hạt bí còn chứa chất kháng viêm, chống nhiễm trùng và tẩy giun sán nữa chứ. Do đó, cứ thoải mái mà nhấm nháp đi nhé, chỉ có điều: nên nhớ là để vỏ gọn gàng tránh vứt bừa ra sàn. Và nếu đang bị ho thì bạn đừng ăn chúng nhé, các mảnh vỏ của hạt bí sẽ bám vào cổ họng khiến bạn ho nhiều hơn nữa đấy.

4. Canh măng ninh chân giò

Trong đông y, măng được cho là có vị ngọt hơi đắng, măng mang tính hàn và không độc. Măng có tác dụng điều hòa tỳ vị, thanh nhiệt, tiêu đờm. Măng còn giúp trị chứng khí nghịch gây nôn ọe, ho đờm.

5. Dưa hành ngày Tết

Theo Đông y, dưa là món ăn nổi tiếng có vị cay, nóng, có tác dụng thông dương khí đào thải uế khí, giải độc, làm lưu thông khí huyết, kinh lạc. Nó còn có tác dụng làm ấm tỳ vị và tiêu hóa chất mỡ. Có tác dụng làm giảm đau các khớp khi bị nhiễm lạnh. Dưa hành muối cũng là một món ăn dân giã luôn có mặt trong mâm cơm Tết của người miền Bắc.

6. Vịt tần thuốc Bắc

Vịt tần thuốc Bắc là món ăn không thể thiếu ở các địa phương ở vùng Nam Trung bộ. Thịt vịt vừa bổ tỳ vị, bổ thận lại có tính mát kết hợp với các vị trong thuốc Bắc (đảng sâm, kỷ tử, hoài sơn, liên nhục, táo đỏ (đại táo), ý dĩ (đảng sâm bổ khí, kỷ tử bổ thận, liên nhục hoài sơn vừa bổ thận vừa bổ tỳ vị, ý dĩ, đại táo) để tần thành canh thì bát canh này càng tăng thêm tính bổ dưỡng.

7. Bưởi

Mâm ngũ quả cũng sẽ rất thiếu hoàn chỉnh nếu thiếu bưởi. Nhiều gia đình thường mua thật nhiều bưởi rồi tích trữ chúng để ăn dần trong những ngày Tết. Thứ nhất bưởi để càng lâu ăn càng ngon chứ không bị hỏng. Thứ hai, bưởi có rất nhiều vitamin giúp thanh nhiệt. Đang nóng nực vì ăn nhiều dầu mỡ mà chén một múi bưởi vào bạn sẽ thấy dễ chịu vô cùng. Tiếp nữa bưởi giúp dạ dày tiêu hóa thức ăn nhanh hơn và giúp giảm cân, bạn nào đang lăn tăn không dám đụng đũa chỉ vì sợ tăng cân vèo vèo thì hãy làm bạn với vài trái bưởi đi nhé!

8. Thịt gà

Theo Đông Y, thịt gà có tính ôn ngọt, không độc, bổ dưỡng, lành mạnh phổi. Loại thịt này còn chữa băng huyết, xích bạch đới, lỵ, ung nhọt, là loại thực phẩm bổ âm cho tỳ vị, bổ khí, huyết và thận. Đặc biệt, thịt gà có tác dụng bồi bổ cao cho người bị bệnh lâu ngày, dạ dày bị phong hàn, suy yếu không hấp thu được thức ăn. Ngoài bổ khí huyết, thịt gà còn giúp trừ phong.

Các Bài Hay Nên Xem Khác

Vật Phẩm Phong Thủy

BÌNH LUẬN