Top 7 loại bánh “giấu mình trong lá” ở Việt Nam

0
1913
Vật Phẩm Phong Thủy

Ẩm thực Việt Nam phong phú, độc đáo khiến cho du khách phương xa ghé thăm chỉ muốn lưu lại thật lâu để thưởng thức bằng hết. Trong đó, những món bánh “giấu mình trong lá” tựa như nét văn hóa đầy lôi cuốn.

1 BÁNH CHƯNG, BÁNH TÉT

Bánh chưng (“chưng” trong “chưng cất”, nghĩa là hấp nước, nhưng thực tế bánh được nấu bằng cách luộc) là một loại bánh truyền thống của dân tộc Việt nhằm thể hiện lòng biết ơn của con cháu đối với cha ông và đất trời xứ sở. Nguyên liệu làm bánh chưng gồm gạo nếp, đậu xanh, thịt lợn, lá dong và bánh thường được làm vào các dịp Tết cổ truyền của dân tộc Việt, cũng như ngày giổ tổ Hùng Vương) (mùng 10 tháng 3 âm lịch).
Bánh tét, có nơi gọi là bánh đòn, là một loại bánh trong ẩm thực của cả người Kinh và một số dân tộc thiểu số ở miền Nam và miền Trung Việt Nam, là nét tương đồng của bánh chưng ở Miền Bắc về nguyên liệu, cách nấu, chỉ khác về hình dáng và sử dụng lá chuối để gói thay vì lá dong, vì vậy nó cũng được sử dụng nhiều nhất trong dịp Tết Nguyên đán cổ truyền của dân tộc Việt Nam với vị trí không khác bánh chưng. Nhưng cũng có nhiều bánh tét nhân chuối hay đậu đen được làm hay là bán quanh năm.

2 BÁNH TẺ

Bánh tẻ, có nơi gọi là bánh lá hoặc bánh răng bừa vì có hình dáng giống cái răng bừa, là thứ bánh truyền thống ở vùng đồng bằng Bắc Bộ và Thanh Hóa, Việt Nam. Bánh được làm từ bột gạo tẻ, gói ngoài bằng lá dong và được luộc cho chín. Mỗi địa phương có cách làm bánh tẻ riêng, ít nhiều khác nhau.

3 BÁNH BỘT LỌC

Bánh bột lọc là một loại bánh Việt Nam, có xuất xứ từ Huế, được từ bằng bột sắn (phương ngữ miền Nam gọi là khoai mỳ) được lọc lấy tinh bột, sau đó được luộc một phần nhỏ bột,hoặc dùng nước sôi nhồi kỹ và làm bánh. Nhân bánh thường bằng tôm trộn với gia vị, có thể làm nhân bằng thịt heo nạc hay hỗn hợp tôm-thịt heo-mộc nhĩ-măng. Sau khi vắt thành bánh, bánh được gói bằng lá chuối (hoặc có thể không gói) và hấp cách thủy hay luộc chín rồi nhúng nhanh vào nước lạnh đều được.Thường kèm thêm nước chấm.Đây là món ăn phổ biến ở Hà Nội, Nam Định, Nghệ An, Hà Tĩnh, các tỉnh từ Quảng Bình đến Quảng Ngãi và đặc biệt là Huế. Ở Nam Định, người ta làm bánh bột lọc với mộc nhĩ.

4 BÁNH GAI

Bánh gai là một loại bánh ngọt truyền thống của Việt Nam, bắt nguồn vùng Đồng bằng Bắc bộ ở Việt Nam. Bánh có dạng hình vuông, màu đen nhờ nước của lá gai, gói trong lá chuối khô.

Một loại bánh tương tự, đặc sản của tỉnh Bình Định ở Nam Trung bộ là bánh ít lá gai, được gói bằng lá chuối tươi thành hình chóp như bánh ít.

5 BÁNH GIÒ TRONG ẨM THỰC VIỆT NAM

Đến thủ đô Hà Nội bạn sẽ được thưởng thức món bánh giò nóng hổi vô cùng thơm ngon. Loại bánh này được làm từ bột gạo tẻ, bột năng, còn nhân bánh là sự kết hợp của thịt băm, mộc nhĩ, nấm hương… Người ta gói bánh bằng lá chuối dân dã, gần gũi vô cùng.

6 BÁNH PHU THÊ

Nhân bánh hình tròn nằm trong vỏ bánh bẻ khuôn hình vuông bằng lá dừa, sự vuông tròn ấy tựa như biểu tượng trong triết lý âm dương. Người ta dàn mỏng bột lên khuôn, đặt nhân vào một đầu rồi đắp phần bột còn lại lên nhân như thể hiện sự ôm ấp, che chở của tình phu thê. Bánh phu thê được gói bằng những tấm lá dong giản dị, rồi luộc lên. Khi thưởng thức, độ dẻo của nếp, độ giòn của đu đủ, độ ngậy của đỗ xanh, vị béo của cùi dừa, vị bùi của hạt sen, vị ngọt của đường…, tất cả hòa quyện vào nhau làm thành hương vị rất riêng của bánh.

7 BÁNH LÁ DỪA

Bánh lá dừa là một loại đặc sản của miền Tây. Loại bánh này được làm từ gạo nếp dẻo, hạt mẩy, căng tròn, đậu xanh béo bùi và hương thơm của dừa đậm đà. Bởi thế khi thưởng thức món bánh độc đáo trong ẩm thực Việt Nam mang tên bánh lá dừa bạn sẽ không thể nào quên được vị dừa béo, nếp dẻo vô cùng ấn tượng.

Các Bài Hay Nên Xem Khác

Vật Phẩm Phong Thủy

BÌNH LUẬN