Sung nhìn bề ngoài chỉ thấy quả mà không thấy hoa, do đó còn gọi là “quả vô hoa”, thực tế sung có hoa, nhưng hoa nằm bên trong quả. Huyền thoại cổ xưa còn gọi sung là “quả thánh”, là quả dùng trong cúng tế. Trong Kinh Thánh, sung được gọi là “quả thần thánh”, “quả sinh mệnh”, “quả mặt trời”.
Theo Đông y quả sung vị ngọt, tính bình, có công dụng kiện tỳ ích vị, nhuận phế lợi hầu, nhuận tràng thông tiện, tiêu thũng giải độc, thường được dùng để chữa các chứng bệnh như viêm ruột, kiết lỵ, táo bón, trĩ xuất huyết, sa trực tràng, viêm họng, ho, sản phụ thiếu sữa, mụn nhọt lở loét, chán ăn, phong thấp, v.v.
1 Hạ huyết áp
Quả sung là loại quả giàu kali, ít natri. Sự mất cân bằng giữa natri và kali sẽ khiến huyết áp tăng cao nhanh chóng. Do đó, việc áp dụng chế độ ăn uống giàu trái cây và rau củ, trong đó có quả sung tươi sẽ giúp cho lượng kali tăng trở lại, ngừa huyết áp cao.
Không chỉ vậy, quả sung còn chứa nhiều chất béo omega-3 và omega-6, giúp huyết áp ổn định và ngừa được các bệnh tim mạch.
2 Tốt cho hệ tiêu hóa
Sung dồi dào chất xơ và prebiotic, có tác dụng kích thích nhu động ruột, tạo điều kiện thuận lợi cho một số loại vi khuẩn có lợi cho đường ruột phát triển. Vì vậy, ăn sung sẽ góp phần cải thiện hệ tiêu hóa, chống táo bón và ngừa bệnh trĩ.
3 Giảm nguy cơ loãng xương
Quả sung có chứa fructose, glucose, cellulose, pectin, axit hữu cơ, Vitamin A, C, B1, B12 và nhiều chất dinh dưỡng khác. Chúng rất tốt cho việc cải thiện sức khoẻ tiêu hóa, giữ canxi trong xương và làm giảm nguy cơ loãng xương.
Lời khuyên: Cùng với quả sung, các loại trái cây khô khác cũng có thể là một bữa ăn nhẹ giàu dinh dưỡng cho bạn.
4 Hạ đường huyết
Sung giàu kali giúp điều hòa lượng đường trong máu rất tốt cho người bị bệnh tiểu đường, nhiều sắt giúp hỗ trợ điều trị thiếu máu, chữa trị hiệu quả chứng viêm họng (30g rễ sung sắc lấy nước uống). Nếu bị rối loạn tiêu hóa, khó tiêu, lấy 50g lá sung, một ít màng mề gà, thần khúc, sơn tra mỗi loại 10g, sắc lấy nước uống. Để trị bệnh trĩ, chỉ cần mỗi ngày người bệnh ăn 10 quả sung, quả vả tươi, ăn liền trong 2 – 3 tháng.
5 Ngăn ngừa táo bón
Cứ trong 3gam sung thì có tới 5 gam chất xơ và prebiotic, có tác dụng kích thích nhu động ruột, tạo điều kiện thuận lợi cho một số loại vi khuẩn có lợi cho đường ruột phát triển. Do đó trái sung giúp các chức năng của ruột khỏe mạnh và ngăn ngừa táo bón.
6 Giải độc
Quả sung có tác dụng giải độc, chữa viêm ruột, họng đau, trĩ… Sung hầm chân giò là món ăn lợi sữa cho phụ nữ. Phụ nữ sau sinh ít sữa có thể ninh nhừ 200g chân giò lợn với khoảng 8 quả sung, quả vả để ăn. Rễ sung sắc lấy nước uống có thể trị viêm họng.