TOP 7 lưu ý cơ bản tránh đuối nước khi gặp nạn

0
2524
Vật Phẩm Phong Thủy

Mùa hè đã đến cùng những kế hoạch vi vu về miền biển, vui chơi trong công viên nước, tới bể bơi để giải nhiệt. Tuy nhiên, những điểm tránh nóng này tiềm ẩn nguy cơ đuối nước cho bất cứ ai. Dưới đây là lưu ý nhằm phòng tránh các rủi ro này.

Xác định những yếu tố khiến bạn gặp nguy hiểm

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tai nạn đuối nước ở trẻ em, trong đó, nguyên nhân phổ biến dẫn tới những tai nạn đuối nước thương tâm là do thiếu sự giám sát của người lớn, chủ quan của bố mẹ để trẻ tự do vui chơi tại những khu vực nguy hiểm như sông, suối, ao, hồ.

Tai nạn đuối nước cũng một phần là do trẻ không biết bơi, chưa được dạy kỹ năng đảm bảo an toàn và xử lý tình huống khi bơi và không có kỹ năng cứu đuối.

Bên cạnh đó, cũng xảy ra trường hợp trẻ bị chết đuối do sự không an toàn của các môi trường sống xung quanh.

Ngoài ra, phải kể đến một thực trạng: đó là khi các em cứu lẫn nhau, do chưa có kiến thức trong việc cấp cứu, sơ cứu người bị chết đuối, dẫn đến tình trạng số lượng trẻ bị chết đuối tăng lên.


Bơi lội là một trong những kỹ năng cơ bản mỗi người cần biết.

 

Giảm thiểu nguy cơ đuối nước tại nhà

Để giữ an toàn cho trẻ, tránh tai nạn đuối nước tại buồng tắm, cha mẹ nên sử dụng cơ chế bảo vệ nhiều tầng:

– Tránh tắm cho bé vào lúc vội.
– Dành toàn bộ sự chú ý cho con khi bé đang ở trong nước. Đừng tranh thủ làm thêm các việc khác khi tắm cho trẻ.
– Chuẩn bị sẵn sàng mọi dụng cụ trước khi tắm cho bé. Nếu bạn phải chăm sóc hai con thì tốt nhất nên bố trí giờ tắm sao cho một người lớn khác có thể để mắt tới bé thứ hai. Nếu không thể nhờ ai thì nên để bé thứ hai ngồi chơi hay đọc sách gần đó, trong tầm mắt của bạn.
– Luôn để mắt tới của trẻ đang tắm vào mọi lúc. Nếu bạn cần rời chỗ bé tắm, hãy đưa bé ra khỏi bồn nước, quấn khăn cho bé và mang bé theo mình.
– Trẻ nhỏ dưới 2 tuổi nặng ở phần trên và có thể ngã lộn đầu vào xô chậu có nước, gây đuối nước. Vì vậy, ngay sau khi trẻ tắm xong, cần tháo nước khỏi bồn, đổ hết nước trong xô chậu tắm và cất vào nơi trẻ không thể với tới. Không để xô chậu ngoài trời, nơi có thể hứng nước mưa.
– Ngay cả những chiếc ghế tắm được thiết kế đặc biệt cũng không thật sự an toàn vì chúng có thể bị lật. Trẻ cũng có thể nghịch ngợm mà tự mình trèo ra khỏi ghế này. Kể cả khi cho bé ngồi trong ghế tắm, cha mẹ cũng không được rời trẻ một giây.
– Học cách hồi sức tim phổi, kỹ thuật này có thể cứu sống trẻ khi mạng sống được tính trong từng giây.
– Nếu có bể bơi tại nhà, bạn hãy làm hàng rào bốn phía để ngăn ngừa khả năng có người ngã xuống nước.


Ngoài hàng rào, bạn có thể lắp đặt hệ thống lưới trên mặt bể hoặc hệ thống báo động có người xuống bể bơi. 

An toàn khi tắm biển

– Trước khi tắm biển, cần khởi động để giúp cơ thể dẻo dai hơn. Tuy nhiên, chỉ nên khởi động vừa đủ, tập các bài thể dục nhẹ nhàng, không nên tập quá sức. Ngoài ra, khi bụng quá đói hoặc quá no cũng không nên xuống biển tắm ngay, bởi như vậy sẽ có hại cho cơ thể.
– Nhiều người có thói quen trước khi tắm thường nằm phơi nắng. Tuy nhiên, các chuyên gia cho rằng, không nên phơi nắng quá lâu trước khi xuống nước. Bởi khi ấy, cơ thể thể vã mồ hôi, nếu xuống nước sẽ dễ bị cảm lạnh.
– Khi xuống nước, mọi người nên từ từ, chứ không lao mình xuống ngay. Lần xuống nước đầu tiên không quá 15 phút, sau đó lên bờ nghỉ ngơi, một lúc sau mới xuống lần tiếp theo.

– Trường hợp những gia đình có trẻ nhỏ đi tắm biển, trước khi cho trẻ xuống tắm, phụ huynh cần cho bé mặc áo phao để đảm bảo an toàn, nhất là những vùng biển có sóng to và mạnh. Ngoài ra, kể cả người lớn và trẻ cũng không ra quá các cột mốc cảnh báo nguy hiểm.

– Khi đang tắm mà cơ thể ngứa ngáy, cảm thấy lạnh, mệt mỏi khác thường, nhức trán hoặc sau gáy, rối loạn thị giác, có dấu hiệu bị chướng bụng, đau khuỷu tay và đầu gối thì cần phải nhanh chóng lên bờ.

– Trong lúc tắm, nếu gặp phải các tình huống rủi ro và chỉ có một mình thì không nên hoảng sợ. Thay vào đó, hãy cố gắng bình tĩnh nhắm mắt, ngậm miệng và nín thở để giữ cho phổi không bị sặc nước. Dùng chân và tay để đạp, khua nước, giúp đầu nhô lên khỏi mặt nước. Với cách này, bạn có thể tồn tại dưới nước khá lâu đủ để chờ người tới ứng cứu hoặc bơi vào bờ.

– Tại một số bãi biển vẫn có sứa độc. Nếu bị sứa chích, hãy bôi giấm vào vết thương. Trường hợp không có giấm thì dùng nước biển rửa vết thương rồi lấy cát đắp lên. Như vậy nọc độc của sứa sẽ được hạn chế.

– Tắm biển rất tốt cho sức khỏe nhưng không phải ai cũng nên tắm. Các chuyên gia khuyến cáo, những người mắc các bệnh như viêm phế quản, hen suyễn, lao phổi, các bệnh tim mạch, viêm tai giữa, viêm thận, người có thần kinh dễ bị kích thích… thì không nên đi tắm biển, bởi có thể sức khỏe sẽ bị ảnh hưởng.

Chọn áo phao chuẩn

  1. Cần lựa chọn áo phao đi biển có kích thước phù hợp với cơ thể mình. Tránh tình trạng áo quá rộng hay quá chật.
  2. Khi lựa chọn áo phao nên chọn loại áo có nhiều đai để dễ dàng điều chỉnh cho thuận tiện.
  3. Các mẫu phao bơi trẻ em, người lớn được làm từ chất liệu vải chống xước sẽ có độ bền tốt hơn.
  4. Khi lựa chọn áo phao bơi trẻ em cần tuân thủ nguyên tắc áo phao cần có đệm đỡ đầu giúp phần cổ trở lên của trẻ luôn nổi trên mặt nước.


Áo phao vừa vặn sẽ không bị trượt qua đầu ở dưới nước.

Đuối nước trên cạn

Trường hợp bị nặng, trẻ sẽ được chăm sóc đặc biệt, thậm chí có thể cần phải dùng ống thở trong một thời gian. Đáng sợ nhất là thời điểm đuối nước trên cạn, nó có thể xảy ra 24 giờ sau khi trẻ hít phải nước.

Theo các bác sĩ và chuyên gia, có thể ngăn ngừa chết đuối trên cạn bằng các biện pháp phòng ngừa thích hợp với nước. Chúng bao gồm:

– Luôn theo dõi con khi trẻ xuống nước hoặc chơi gần ao, hồ, bồn tắm…

– Chỉ cho trẻ bơi ở những khu vực có nhân viên cứu hộ.

– Nếu nhà có hồ bơi, nên lắp rào chắn xung quanh hồ bơi.

– Không để con bơi một mình.

– Chú ý an toàn khi đi thuyền: luôn đeo áo phao khi đi thuyền bất kể người lớn hay trẻ nhỏ.

– Cho con học bơi và các lớp học về an toàn dưới nước (trẻ trên 4 tuổi nên học bơi).

– Ngoài ra, phụ huynh và người chăm sóc trẻ nên biết cách hồi sức tim phổi (kết hợp ấn ngực và hô hấp nhân tạo bằng miệng).

– Đối với trẻ lớn, hãy dạy con kiến thức về chết đuối trên cạn để con tự đề phòng rủi ro cũng như biết tự nhận biết các dấu hiệu bất thường của cơ thể để kịp thông báo cho cha mẹ.

Nhận biết tình trạng khẩn cấp

Người bị đuối nước thường há rộng miệng, hai cánh tay cứng đờ duỗi ra hai bên, người ngửa lên nhưng chân không thể di chuyển. Nếu không được giúp đỡ kịp thời, nạn nhân sẽ sớm mất sức và ngạt, chuyển sang trạng thái úp mặt dưới đáy hoặc gần mặt nước, nổi bất động.

Phản ứng trong trường hợp khẩn cấp

Nếu bạn không biết bơi hoặc không tự tin vào khả năng của mình, hãy hô hào thật to để nhờ sự trợ giúp của những người xung quanh. Trong trường hợp người bị nạn đang úp xuống mặt nước thì bạn cần gọi dịch vụ khẩn cấp ngay.

Ngoài việc báo cho nhân viên cứu hộ, bạn hãy gọi 115 nếu có thể để được hỗ trợ. Trong thời gian chờ lực lượng cứu hộ đến, điện thoại viên sẽ giúp tư vấn về cách xử lý tình huống cụ thể khi có người đuối nước.

Các Bài Hay Nên Xem Khác

Vật Phẩm Phong Thủy

BÌNH LUẬN