Có ai đó từng nói: “Bác sĩ tốt nhất là chính mình”. Điều đó quả thật rất chí lý, bởi lẽ ngoài bản thân ra thì chẳng ai có thể chăm sóc bạn chu đáo hơn. Hãy theo dõi 7 bí quyết chăm sóc sức khỏe tốt nhất dưới đây nhé!
1. Tập thể dục ngoài trời
Phòng tập thể dục là nơi chứa rất nhiều loại vi khuẩn, vi sinh vật độc hại. Nó bám trụ trên các thiết bị tập, trên sàn…Muốn hạn chế được điều này chỉ có cách là mọi người phải rửa tay thường xuyên, thay đồ tập, vệ sinh thiết bị trước và sau khi tập, mang giày dép trong phòng tập. Còn trường hợp khi tập thể dục ngoài trời, các vấn đề này sẽ được giải quyết một cách dễ dàng hơn. Các nhà khoa học đã nghiên cứu và đưa ra kết luận đó là không khí ở trong nhà có thể gây nên tình trạng ô nhiễm gấp 2 đến 5 lần ngoài trời.
2. Uống đủ lượng nước
Uống nước quá nhiều chưa hẳn đã tốt. Vốn dĩ, cơ thể là một hệ thống cân bằng, thận chỉ có thể thải ra 800-1000 ml nước/giờ. Vậy nên, nếu trong một giờ mà uống nước quá 1000ml thì nó sẽ gây nên tình trạng hạ natri máu.
3. Khi uống thuốc nhất định phải cai rượu
Trong khi uống thuốc, thậm chí chỉ là những loại thuốc cảm, vitamin…thông thường bạn cũng nên tránh uống rượu. Bởi vì, nó vừa ảnh hưởng đến tác dụng của thuốc mà còn có thể gây ra vô số các tác dụng phụ, có thể khiến phản ứng của thuốc trở thành độc.
4. Yoga
Hãy thử bắt đầu ngày mới bằng các bài tập yoga để tạo ra nguồn năng lượng tích cực cho cả ngày. Yoga có rất nhiều tác dụng đối với cơ thể. Về mặt tinh thần, yoga giúp kiểm soát stress. Về thể chất, yoga giúp cản thiện độ dẻo dai, làm săn chắc cơ và duy trì hệ trao đổi chất cân bằng.
5. Giữ tinh thần lạc quan
Triết gia Pháp Jean-Jacques Rousseau cho rằng tinh thần yếu ớt làm cho thể trạng yếu đuối. Đúng vậy đấy, tâm trạng suy sụp có thể “bào mòn” cơ thể bạn nhanh hơn bất kỳ loại virus gây bệnh nào. Nghiên cứu cho thấy, 80% bệnh thực thể đều là do sự chấn động về tâm lý gây ra. Do đó hãy vui vẻ, lạc quan để góp phần bảo vệ sức khỏe của chính mình.
6. Xây dựng chế độ ăn khoa học
Cơ thể chúng ta cần dung nạp năng lượng hàng ngày từ thức ăn. Do đó, nếu không có kiến thức về thực phẩm, rất dễ rơi vào tình huống: “Ăn thì thừa, không ăn thì thiếu”.
Để xây dựng chế độ ăn lành mạnh, cần:
– Kiểm soát thực phẩm: Đảm bảo thực phẩm sạch, tránh nhiễm khuẩn, chất bảo quản, tăng trọng, chất phụ gia,…
– Hạn chế bia rượu, chất kích thích và đồ cay nóng.
– Cách chế biến: Hạn chế các món nướng, chiên, xào
– Tránh dùng thực phẩm chế biến sẵn vì chứa nhiều đường, muối, chất bảo quản.
– Hạn chế sử dụng nước ngọt, nước có gaz
– Hạn chế ăn mặn, nhiều muối. Đường và muối được coi là 2 “chất trắng” có hại cho sức khỏe nếu lạm dụng
– Nên ăn theo cách của người Nhật: dùng đồ tươi sống, các loại cá
– Trái cây: Nên dùng trước bữa ăn từ 10-20 phút
– Nên dùng 1 muỗng canh trước bữa ăn 5-10 phút để kích thích hệ tiêu hóa
– Làm phong phú thực phẩm, thực đơn hàng ngày để đảm bảo cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng
– Không hút thuốc lá
7. Cung cấp đủ canxi
Hậu quả của việc thiếu canxi là gây ra chuột rút, hay quên, mất ngủ,… vì thiếu canxi ảnh hưởng tới sự trao đổi chất bình thường của các tế bào thần kinh. Do đó hãy uống sữa, sữa chua hoặc các thức uống giàu canxi khác,… để có sức khỏe tốt không chỉ cho hiện tại mà còn sức khỏe sau này của bạn.