Top 7 quốc gia xuất khẩu cafe nhiều nhất trên thế giới

0
1461
Vật Phẩm Phong Thủy

Dưới đây là danh sách những nước xuất khẩu cà phê hàng đầu thế giới. Sản lượng của các nước này chiếm tới 88% sản lượng cà phê xuất khẩu của cả thế giới. Trong đó riêng sản lượng của Brasil đã chiếm tới hơn 30%. Tổng sản lượng của ba quốc gia đứng đầu là Brasil, Việt Nam và Colombia nhiều hơn tất cả các nước khác cộng lại.Và không ngạc nhiên khi nước ta vẫn nằm trong top các nước có số lượng xuất khẩu cao nhất thế giới.

1.Brasil
Sở hữu nền nông nghiệp, khai mỏ, gia công và lĩnh vực dịch vụ lớn ở mức độ phát triển cao, cũng như một lực lượng lao động dồi dào, GDP (theo sức mua tương đương) của Brasil vượt xa nhiều quốc gia Mỹ Latinh khác, và là nền kinh tế chủ chốt của khối Mercosur. Brasil hiện nay đã mở rộng sự hiện diện của mình trong nền kinh tế thế giới. Các sản phẩm xuất khẩu chính gồm máy bay, cà phê, xe cộ, đậu nành, quặng sắt, nước cam, thép, dệt may, giày dép và thiết bị điện tử.

Theo Quỹ tiền tệ Quốc tế và Ngân hàng Thế giới, Brasil là nền kinh tế lớn thứ chín thế giới theo sức mua tương đương. Brasil có nền kinh tế đa dạng ở mức thu nhập trung bình với mức độ phát triển rất khác nhau. Đa số các ngành công nghiệp lớn nằm ở phía nam và phía đông nam. Đông Bắc là vùng nghèo nhất Brasil, nhưng hiện đang thu hút được nhiều đầu tư nước ngoài.

Brasil có lĩnh vực công nghiệp phát triển nhất Mỹ Latinh. Chiếm một phần ba GDP, các ngành công nghiệp đa dạng của Brasil từ sản xuất ô tô, thép, hóa dầu tới máy tính, máy bay và các sản phẩm tiêu dùng. Với nền kinh tế phát triển ổn định nhờ Kế hoạch Real, các công ty Brasil và các công ty đa quốc gia đầu tư mạnh vào công nghệ và thiết bị mới, một phần lớn trong số đó được nhập khẩu từ các công ty Bắc Mỹ.

Brasil cũng sở hữu một nền công nghiệp dịch vụ đa dạng và có chất lượng cao. Những năm đầu thập niên 1990, lĩnh vực ngân hàng chiếm tới 16% GDP. Dù trải qua một quá trình tái cơ cấu rộng lớn, công nghiệp dịch vụ tài chính nước này đã cung cấp tiền vốn cho nhiều công ty trong nước sản xuất ra các loại hàng hóa phong phú, lôi cuốn nhiều nhà đầu tư nước ngoài mới, kể cả các công ty tài chính lớn của Mỹ. Thị trường chứng khoán São Paulo và Rio de Janeiro đang trải qua quá trình hợp nhất.

Theo bản báo cáo mới [32] của Ngân hàng Thế giới, mức độ thuận lợi trong kinh doanh tại các thành phố nước này rất khác nhau. Thời gian và chi phí để đăng ký tài sản tại các thành phố ở Brasil ở mức tốt. Nhưng dù có những quy định như nhau trên toàn lãnh thổ, thời gian cần thiết để chuyển đổi tài sản vẫn khác biệt nhiều tại từng thành phố.

Dù nền kinh tế Brasil có kích thước và tầm quan trọng lớn trong khu vực, những vấn đề đang ngày càng phát triển như tham nhũng, nghèo đói và mù chữ vẫn là những cản trở lớn cho sự phát triển.


2.Việt Nam
Từ ngàn năm nay, Việt Nam là một nước nông nghiệp. Trước năm 1986, Việt Nam là một quốc gia có nền kinh tế kế hoạch tương tự nền kinh tế của các nước xã hội chủ nghĩa. Chính sách Đổi Mới năm 1986 thiết lập mô hình kinh tế mà Việt Nam gọi là “Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa”. Các thành phần kinh tế được mở rộng nhưng các ngành kinh tế then chốt vẫn dưới sự điều hành của Nhà nước. Sau năm 1986, kinh tế Việt Nam đã có những bước phát triển to lớn và đạt được tốc độ tăng trưởng kinh tế trung bình khoảng 9% hàng năm từ 1993 đến 1997, đặc biệt là sau khi Hoa Kỳ dỡ bỏ cấm vận với Việt Nam năm 1994. Tăng trưởng GDP 8,5% vào năm 1997 đã giảm xuống 4% vào năm 1998 do ảnh hưởng của sự kiện khủng hoảng kinh tế Á châu năm 1997, và tăng lên đến 4,8% năm 1999. Tăng trưởng GDP tăng lên từ 6% đến 7% giữa những năm 2000-2002 trong khi tình hình kinh tế thế giới đang trì trệ. Hiện nay, giới lãnh đạo Việt Nam tiếp tục các nỗ lực tự do hóa nền kinh tế và thi hành các chính sách cải cách, xây dựng cơ sở hạ tầng cần thiết để đổi mới kinh tế và tạo ra các ngành công nghiệp xuất khẩu có tính cạnh tranh hơn.


3.Colombia
Sau nhiều thập kỷ tăng trưởng bền vững (mức tăng GDP bình quân hơn 4% trong giai đoạn 1970-1998), Colombia đã trải qua một thời kỳ giảm phát năm 1999 (năm đầu tiên tăng trưởng âm từ năm 1929), và quá trình hồi phục từ cuộc giảm phát đó khá lâu dài và đau đớn. Kinh tế Colombia gặp vấn đề từ nhu cầu nội địa và nước ngoài thấp, ngân sách chính phủ bị cắt giảm, và nhiều cuộc xung đột vũ trang nội bộ nghiêm trọng. Các chỉ số kinh tế của IMF được đưa ra tháng9 năm 2006, dự đoán GDP Colombia đạt 149.869 tỷ dollar Mỹ năm 2007. Lạm phát dưới mức 6% năm 2004 và 2005, và dự đoán sẽ ở mức dưới 5% trong năm 2006. Các mặt hàng xuất khẩu chính của Colombia gồm hàng chế tạo (41.32% xuất khẩu), dầu mỏ (28.28%), than (13.17%), và cà phê (6.25%). Colombia là một trong những nhà chế tạo pop-up book lớn nhất thế giới.[10] Colombia cũng là nước xuất khẩu chuối lá lớn nhất vào Hoa Kỳ. Bên trong Mỹ Latinh, Colombia nổi tiếng về các sản phẩm đồ lót nữ, ngành công nghiệp này tập trung tại Medellín. Tất cả nhập khẩu, xuất khẩu và cán cân thương mại chung đều đang ở mức kỷ lục, và nguồn tiền thu được từ xuất khẩu đã góp phần quan trọng vào việc tái định giá đồng Peso Colombia. Hiện tại (2016), GDP của Colombia đạt 274.135 USD, đứng thứ 42 thế giới và đứng thứ 5 khu vực Mỹ Latin.

Các vấn đề nước này hiện phải đối mặt khá đa dạng từ vấn đề với hệ thống trợ cấp tới thuốc phiện và tỷ lệ thất nghiệp cao. Nhiều định chế tài chính quốc tế đã ca ngợi những chương trình cải cách do Tổng thống hiện tại Alvaro Uribe theo đuổi, gồm các biện pháp nhằm giảm thâm hụt lĩnh vực công cộng xuống dưới 2.5% tổng sản phẩm quốc nội (GDP). Chính sách kinh tế và chiến lược an ninh dân chủ gây nhiều tranh cãi của chính phủ có gây ảnh hưởng tới sự tin tưởng đang gia tăng vào nền kinh tế, và tăng trưởng GDP năm 2003 nằm trong số những tỷ lệ cao nhất Mỹ Latinh.

Colombia là nước giàu khoáng sản và năng lượng: đứng đầu khu vực về trữ lượng than (chiếm 40% tổng trữ lượng của Mỹ Latinh), thứ hai khu vực về tiềm năng thuỷ điện (sau Brasil), dầu lửa có trữ lượng khoảng 3,1 tỷ thùng, ngoài ra còn có vàng, bạc, pla-tin… Điều kiện khí hậu và thổ nhưỡng thuận lợi cho phát triển nông nghiệp, nhất là cà phê (chiếm 16% xuất khẩu thế giới), hoa, thuốc lá, thịt bò, ngũ cốc, hoa quả…


4.Indonesia
Indonesia (tên chính thức: Cộng hòa Indonesia, tiếng Indonesia: Republik Indonesia) trước đó trong tài liệu tiếng Việt quốc gia này từng được gọi là Nam Dương, là một quốc gia nằm giữa Đông Nam Á và Châu Đại Dương. Indonesia được mệnh danh là “Xứ sở vạn đảo”, lãnh thổ của nó bao gồm 13.487 hòn đảo và với dân số khoảng 255 triệu người (năm 2015), đứng thứ tư thế giới về dân số.

5.Ethiopia
Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Indonesia ước khoảng 940,953 tỷ đô la (1.038 tỷ đô la theo PPP), đứng thứ 16 thế giới, đứng thứ 5 châu Á và đứng số 1 Đông Nam Á.[108] Năm 2016, ước tính GDP bình quân đầu người danh nghĩa là 3,362 đô la, và GDP trên đầu người theo sức mua tương đương (PPP) là 12,422 (đô la quốc tế).[109] Lĩnh vực dịch vụ là ngành lớn nhất của nền kinh tế và chiếm 45,3% GDP (2005). Tiếp theo là công nghiệp (40,7%) và nông nghiệp (14,0%). Tuy nhiên, nông nghiệp sử dụng nhiều lao động hơn các lĩnh vực khác, chiếm 44,3% trong tổng số lực lượng lao động 95 triệu người. Tiếp theo là lĩnh vực dịch vụ (36,9%) và công nghiệp (18,8%).Các ngành công nghiệp chính gồm dầu mỏ và khí thiên nhiên, dệt, may, và khai thác mỏ. Các sản phẩm nông nghiệp chính gồm dầu cọ, gạo, chè, cà phê, gia vị, và cao su.


6.Ấn Độ
Mặc dầu có nhiều tiềm năng quan trọng, nhưng Ethiopia là một trong những nước nghèo và kém phát triển. 3/4 dân số sống bằng trồng trọt cây lương thực ngô, lúa mạch, lúa miến. Cà phê là mặt hàng nông sản xuất khẩu chính. Ngành chăn nuôi (bò, lừa, cừu) tập trung trên các đồng cỏ cao nguyên và ở các vùng duyên hải. Ngành công nghiệp mỏ ít được chú trọng khai thác. Công nghiệp còn trong tình trạng phôi thai: công nghiệp dệt và nông thực phẩm.

Ethiopia là một nước kinh tế nông nghiệp chậm phát triển.

Sản phẩm công nghiệp gồm có: Thực phẩm chế biến, thức uống, kim loại, xi măng, hàng dệt, hóa chất.

Sản phẩm nông nghiệp gồm có: Cà phê, ngũ cốc, lạc, khoai tây, mía, hạt có dầu, cây qat; da động vật sống, bò, cừu, dê.

Tổng sản phẩm quốc nội theo sức mua năm 2006 là 74,880,000,000 USD

Thu nhập bình quân đầu người 979 USD/người


7.México
México đã ký Hiệp định Tự do Thương mại (FTA) với hơn 40 quốc gia trong đó có Hoa Kỳ, Nhật Bản, Liên minh châu Âu, các nước Trung Mỹ và Nam Mỹ. Khoảng 90% mậu dịch của México có FTA. Đối tác thương mại chủ yếu của México là hai nước bạn hàng Bắc Mỹ thuộc khối NAFTA, chiếm tới 90% mặt hàng xuất khẩu và 55% nhập khẩu của nước này[44]. Trong nền kinh tế México, nông nghiệp chiếm 4%, công nghiệp chiếm 26,5% và dịch vụ chiếm 69,5%. Các mặt hàng xuất khẩu chú yếu của México là dầu mỏ, hàng gia công, rau quả, vải, cà phê, bạc. Còn các mặt hàng nhập khẩu chủ yếu là máy móc, thiết bị, phương tiện giao thông.

Các Bài Hay Nên Xem Khác

Vật Phẩm Phong Thủy

BÌNH LUẬN