Top 7 quốc gia có mật độ dân số cao nhất trên thế giới

0
2119
Vật Phẩm Phong Thủy

Danh sách các nước theo mật độ dân số tính theo số dân cư trú/km². Danh sách này bao gồm các quốc gia và các vùng lãnh thổ độc lập tự trị được công nhận bởi Liên Hiệp Quốc. Các số liệu ở bảng sau được dựa trên diện tích bề mặt bao gồm cả các sông, hồ.Và sau đây là những quốc gia có mật độ dân số cao nhất thế giới.

1.Ma Cao
Ma Cao là lãnh thổ có mật độ dân cư cao nhất thế giới, với 18.428 trên một km² (47.728/mi²) 95% cư dân Ma Cao là người Hán; 2% khác là người Bồ Đào Nhà và/hoặc hợp chủng Hán/Bồ Đào Nha, và một nhóm dân tộc thường được gọi là người Bồ thổ sinh. Theo điều tra năm 2006, 47% cư dân Ma Cao sinh ra tại Trung Quốc đại lục, trong đó 74,1% sinh tại Quảng Đông và 15,2% sinh tại Phúc Kiến. Trong khi đó, 42,5% cư dân Ma Cao sinh ra tại Ma Cao, và những người sinh ra tại Hồng Kông, Philippines và Bồ Đào Nha lần lượt chiếm 3,7%, 2,0% và 0,3%.

Tăng trưởng dân số tại Ma Cao chủ yếu là do nhập cư từ Trung Quốc đại lục và dòng người lao động hải ngoại do tỷ suất sinh tại đây ở vào hàng thấp nhất thế giới. Theo một khảo sát do CIA tiến hành, Ma Cao là quốc gia hay lãnh thổ có tuổi thọ tính từ lúc sinh trung bình là 84,36 tuổi, trong khi tỷ lệ tử vong trẻ sơ sinh của Ma Cao nằm ở hàng thấp nhất thế giới.


2.Monaco
Monaco, tên chính thức là Thân vương quốc Monaco (tên gọi tiếng Việt phổ biến nhưng không chính xác: Công quốc Monaco, tiếng Pháp: Principauté de Monaco; Tiếng Monaco: Principatu de Múnegu; tiếng Ý: Principato di Monaco; tiếng Occitan: Principat de Mónegue), là một quốc gia-thành phố có chủ quyền tại châu Âu. Monaco có ba mặt tiếp giáp với nước Pháp và mặt còn lại giáp với Địa Trung Hải và trung tâm của công quốc cách nước Ý khoảng 16 km (9,9 dặm). Diện tích của Monaco là 1,98 km² (0,76 mi²) và dân số năm 2011 là 35.986 người. Monaco là nước có GDP trên danh nghĩa cao nhất thế giới bình quân đầu người là 215.163 Đô la Mỹ và là quốc gia có mật độ dân cư cao nhất trên thế giới. Monaco cũng có tuổi thọ cao nhất thế giới với con số 90, và là nước có tỷ lệ thất nghiệp thấp nhất. Sau những lần lấn biển gần đây, tổng diện tích của Monaco là 2,05 km² (0,79 mi²).


3.Singapore
Do Singapore là một đảo quốc nhỏ với mật độ dân số cao, số lượng ô tô cá nhân trên đường bị hạn chế nhằm giảm ô nhiễm và tắc nghẽn. Những người mua ô tô phải trả thuế cao gấp 1,5 lần giá thị trường của phương tiện, và phải đấu giá cho một giấy chứng nhận quyền lợi (COE) để ô tô của họ được phép chạy trên đường trong một thập niên. Giá ô tô tại Singapore thường cao hơn đáng kể so với các quốc gia nói tiếng Anh. Giống như hầu hết các quốc gia trong Khối Thịnh vượng chung, các phương tiện đi trên đường và người đi bộ trên phố theo quy tắc bên trái.


4.Hồng Kông
Hồng Kông chủ yếu bao gồm Đảo Hồng Kông, Đại Nhĩ Sơn, Bán đảo Cửu Long và Tân Giới. Bán đảo Cửu Long gắn liền với Tân Giới về phía Bắc và Tân Giới nối về phía Bắc và cuối cùng nối với Trung Hoa Đại Lục qua con sông Thâm Quyến. Tổng cộng, Hồng Kông bao gồm một tập hợp 262 hòn đảo ở biển Đông, trong đó Đại Nhĩ Sơn là đảo lớn nhất. Đảo Hồng Kông là đảo lớn thứ hai và đông dân nhất. Áp Lợi Châu là một trong các đảo có mật độ dân số cao nhất thế giới.

Tên gọi “Hồng Kông” (xuất phát từ “Hương Cảng”, tiếng Quảng Đông đọc là Hướng Coỏng, có nghĩa là “cảng thơm”, lấy từ khu vực ngày nay là Aberdeen nằm trên đảo Hồng Kông, nơi các sản phẩm từ gỗ hương và hương một thời được buôn bán.[38] Vùng nước hẹp tách đảo Hồng Kông và bán đảo Cửu Long là bến cảng Victoria, một trong những hải cảng tự nhiên sâu nhất thế giới.


5.Gibraltar
Gibraltar là vùng lãnh thổ hải ngoại thuộc Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland, nằm gần cực Nam bán đảo Iberia, bên trên eo biển Gibraltar, giáp Tây Ban Nha ở phía Bắc. Trước kia, Gibraltar là một căn cứ quân sự quan trọng của lực lượng vũ trang và hải quân Hoàng gia Anh.

Tên gọi của vùng đất này bắt nguồn từ tiếng Ả Rập Jabal Tāriq (جبل طارق, có nghĩa là “ngọn núi Tariq”), hay Gibel Tāriq (có nghĩa là “tảng đá Tariq”)[3]. Tuy nhiên, theo các nhà địa chất học thì tên gọi “tảng đá Tariq” có lý hơn.

Năm 711, Tariq ibn-Ziyad đã lãnh đạo một đội quân đánh chiếm vào bán đảo Iberia trước khi quân Maroc tiến vào đấy. Trước đó, vùng đất Gibraltar mang tên Mons Calpe, là một trong số Trụ Hercules.

Trong một thời gian dài, hai thế lực đế quốc hùng mạnh Anh và Tây Ban Nha đã tranh giành nhau sự thống trị của vùng đất này. Sau này Tây Ban Nha yêu cầu trả lại Gibraltar, vốn dĩ nước này đã từ bỏ vào năm 1713 theo Hiệp ước Utrecht kết thúc Chiến tranh Kế vị Tây Ban Nha. Điều này đã bị phần đông người dân Gibraltar phản đối, kể cả bất kỳ đề nghị chia sẻ nền tự chủ nào khác. Gibraltar có Sân bay quốc tế Gibraltar.


6.Thành Vatican
Thành Vatican, tên chính thức: Thành Quốc Vatican (tiếng Ý: Stato della Città del Vaticano; tiếng Latinh: Status Civitatis Vaticanae) là một quốc gia có chủ quyền với lãnh thổ bao gồm một vùng đất có tường bao kín nằm trong lòng thành phố Roma, Ý. Với diện tích khoảng 44 hécta (110 mẫu Anh), và dân số khoảng 840 người,[1] khiến Vatican được quốc tế công nhận là thành phố, quốc gia độc lập nhỏ nhất thế giới về góc độ diện tích và dân số.

Quốc gia này được thành lập năm 1929 theo Hiệp ước Latêranô[2] với tư cách là hậu thân của Quốc gia Giáo hoàng, vốn rộng lớn hơn, tồn tại từ năm 756 tới 1870 sau Công Nguyên. Vì được vị Giám mục Rôma (tức giáo hoàng) lãnh đạo nên Thành Vatican chính thức là một nền quân chủ thần quyền.[3] Các viên chức cao cấp nhất của nhà nước này đều là các giáo giáo sĩ thuộc Giáo hội Công giáo Rôma xuất thân từ nhiều quốc gia khác nhau. Đây là lãnh thổ có chủ quyền của Tòa Thánh (Latinh: Sancta Sedes), là nơi có Điện Tông Tòa – nơi ở của giáo hoàng, và nơi đặt các cơ quan của Giáo triều Rôma. Dù trụ sở Giáo hội Công giáo theo nguyên tắc là Vương cung thánh đường Thánh Gioan Latêranô – được mệnh danh là nhà thờ mẹ của các nhà thờ Công giáo – nằm ở Rôma, ngoài biên giới của quốc gia, nhưng thuật ngữ Vatican vẫn được cho là trung tâm giáo quyền của Giáo hội Công giáo Rôma.

Trong thành phố còn có các công trình quy mô lớn như Vương cung thánh đường Thánh Phêrô với quảng trường của nó, nhà nguyện Sistina và Bảo tàng Vatican. Chúng là nơi lưu trữ một số bức tranh và tác phẩm điêu khắc nổi tiếng nhất thế giới. Nền kinh tế của Vatican độc đáo ở chỗ nó được tài trợ bằng việc bán tem bưu chính và đồ lưu niệm du lịch, lệ phí tham quan bảo tàng và bán các ấn phẩm tôn giáo và văn hóa.

Thành quốc Vatican và Tòa Thánh là hai thực thể riêng biệt. Trong khi “Vatican” là thuật ngữ thường để chỉ về lãnh thổ của một quốc gia với vài trăm công dân, gắn bó mật thiết với thành phố Roma thì “Tòa Thánh” lại là thuật ngữ bao hàm ý nghĩa rộng lớn trên khía cạnh tôn giáo và cơ cấu điều hành với trên 1,2 tỷ tín hữu trên thế giới. Văn kiện chính thức của thành phố Vatican được ban hành bằng tiếng Ý, còn của Tòa Thánh được ban hành chủ yếu bằng tiếng Latinh. Hai thực thể này cũng có hộ chiếu riêng biệt: Tòa Thánh cấp hộ chiếu ngoại giao và công vụ, trong khi Thành quốc Vatican cấp hộ chiếu phổ thông cho công dân.


7.Bahrain
Năm 2010, dân số Bahrain tăng lên 1,2 triệu, trong đó 568.399 người là công dân Bahrain và 666.172 người là ngoại kiều. Số liệu này tăng so với 1,05 triệu (517.368 ngoại kiều) vào năm 2007, là năm dân số Bahrain vượt mốc một triệu. Mặc dù đa số cư dân Bahrain là người Trung Đông, song có một lượng đáng kể người đến từ Nam Á sống tại đảo quốc. Năm 2008, có khoảng 290.000 công dân Ấn Độ sống tại Bahrain, là nhóm ngoại kiều lớn nhất tại đây.Bahrain là quốc gia có chủ quyền có mật độ dân số cao thứ tư thế giới với 1.646 người/km² vào năm 2010. Đa số cư dân sống tại miền bắc của đảo quốc, tỉnh Nam là nơi thưa dân nhất.Miền bắc của Bahrain đô thị hoá cao nên được co là một đại đô thị lớn.

Các Bài Hay Nên Xem Khác

Vật Phẩm Phong Thủy

BÌNH LUẬN