Top 7 quốc gia có quân đội nhiều nhất trên thế giới

0
1793
Vật Phẩm Phong Thủy

Dưới đây là danh sách quân đội các quốc gia theo tổng quân số hiện nay. Lực lượng quân sự của mỗi quốc gia được đo đếm với tổng số quân có thể điều động của quốc gia đó. Lực lượng dự bị (lực lượng có thể bổ sung cho quân chính quy và/ hoặc lực lượng bán quân sự) cũng được tính vào tổng số nhân lực quân sự của một quốc gia. Những số liệu dưới đây là dựa trên các con số thực, tuy nhiên các lực lượng quân sự trên thế giới luôn liên tục thay đổi nhân lực của họ.Đất nước đứng đầu sẽ làm bạn ngạc nhiên dưới đây.

1.Quân đội Nhân dân Triều Tiên
Quân đội Nhân dân Triều Tiên là lực lượng quân sự của Triều Tiên, gồm năm nhánh: Lục quân, Hải quân, Không quân, Tên lửa đạn đạo và Đặc công. Đây được xem là một trong những lực lượng quân đội đông nhất thế giới, đứng thứ 4 trên thế giới về quân số, với khoảng 1,1 triệu người trong lực lượng chính quy. Nó cũng có một lực lượng dự bị khoảng 8 triệu người. Ngân sách quốc phòng của Triều Tiên ước tính vào khoảng là 5,217 tỉ USD (2002), ước tính chiếm khoảng 22,9% GDP (2003).

Với chính sách ưu tiên hàng đầu cho quân sự, quân đội Triều Tiên không chỉ sở hữu một quân đội với quân số hùng hậu mà họ còn có trong trang bị rất nhiều vũ khí hiện đại. Hiện tại, kho vũ khí của Triều Tiên phần lớn là các vũ khí từ thập niên 1970-1980, tuy nhiên, để chống lại chiến trang công nghệ cao của Mỹ, Triều Tiên đã đầu tư nghiên cứu các loại vũ khí công nghệ cao và phát triển kỹ thuật đánh lạc hướng điện tử như thiết bị làm nhiễu, sơn tàng hình, tàu ngầm nhỏ, vũ khí sinh học, hệ thống laser chống người…

Tổng tư lệnh tối cao của Quân đội Nhân dân Triều Tiên là Kim Jong-un, Nguyên soái, Chủ tịch Ủy ban Quốc vụ, Chủ tịch Quân ủy Trung ương.


2.Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc
Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (Trung văn giản thể: 中国人民解放军, Trung văn phồn thể: 中國人民解放軍, phiên âm Hán Việt: Trung Quốc Nhân dân Giải phóng Quân), gọi tắt là Nhân dân Giải phóng quân hoặc Giải phóng quân, là lực lượng vũ trang chủ yếu của Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa. Đây là quân thường trực lớn nhất thế giới và bao gồm 5 lực lượng: Lục quân, hải quân, không quân, tên lửa chiến lược và chi viện chiến lược. Trong chiến tranh thì cảnh sát vũ trang sẽ là một nhánh của Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc.
Về mặt lý thuyết thì tất cả công dân của CHNDTH có trách nhiệm phải đi nghĩa vụ quân sự. Tuy nhiên trong thực tế, việc thi hành nghĩa vụ quân sự với QĐGPNDTH lại là tự nguyện; tất cả công dân 18 tuổi đều phải đăng ký với nhà cầm quyền, tương tự như Hệ thống tuyển quân của Hoa Kỳ. Trừ một ngoại lệ dành cho các tân sinh viên đại học (cả nam và nữ), là phải tham gia đợt tập huấn quân sự (thường kéo dài một tuần hoặc hơn) trước khi bắt đầu học đại học hoặc sau đó một năm. Thời hạn phục vụ trong lục quân là 36 tháng, trong không quân và hải quân là 48 tháng, trong lực lượng tên lửa chiến lược không ấn định thời hạn.[14]

3.Quân đội nhân dân Việt Nam
Quân đội nhân dân Việt Nam là lực lượng nòng cốt của lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam, là đội quân từ nhân dân mà ra, vì nhân dân mà phục vụ, sẵn sàng chiến đấu hy sinh “vì độc lập tự do của Tổ quốc, vì chủ nghĩa xã hội, vì hạnh phúc của nhân dân”.Ngày truyền thống là ngày 22 tháng 12 hàng năm. Quân kỳ của Quân đội nhân dân Việt Nam là lá quốc kỳ của Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam có thêm dòng chữ “Quyết thắng” màu vàng ở phía trên bên trái. Ngoài việc bảo vệ tổ quốc Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, Quân đội nhân dân Việt Nam có nhiệm vụ không ngừng nâng cao tinh thần yêu nước Xã hội chủ nghĩa, tinh thần quốc tế vô sản, góp phần tích cực vào cuộc đấu tranh vì độc lập dân tộc, dân chủ và chủ nghĩa xã hội.


4.Quốc quân Đại Hàn Dân Quốc
Được thành lập từ năm 1948, sau sự chia cắt của Triều Tiên bởi lực lượng của Liên Xô và của Hoa Kỳ, Lực lượng vũ trang của Hàn Quốc là một trong những lực lượng quân sự mạnh, nếu tính đến lực lượng gián tiếp phục vụ cho quân đội, tổng số quân của Hàn Quốc năm 2006 là 5.187.000 (687.000 phục vụ trực tiếp và 4.500.000 dự bị).

Quân đội Hàn Quốc vừa có nhiệm vụ bảo vệ lãnh thổ của Hàn Quốc, đồng thời cũng từng tham chiến, hoặc làm nhiệm vụ cứu trợ trên khắp đất nước. Gần đây, quân đội Hàn Quốc cũng đã bắt đầu tham gia nhiều hơn vào các công việc của quốc tế, đảm nhận vai trò và trách nhiệm của một đất nước có tiềm lực kinh tế đứng thứ 12 trên thế giới tính theo GDP. Quân đội Hàn Quốc đã tham gia vào nhiều hoạt động gìn giữ hòa bình từ Châu Phi tới Đông Timor và gần đây là Iraq và Afghanistan.

Theo hiệp định được ký năm 1953, trong trường hợp xảy ra xung đột quân sự, quân đội Hàn Quốc không được tự đưa ra quyết định mà họ phải nằm dưới sự chỉ huy của một viên tướng bốn sao thuộc quân đội Mỹ, và rất nhiều người Hàn Quốc tin rằng quân đội của họ sẽ không thể trụ vững trước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên nếu không dựa vào Mỹ Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên thì luôn coi quân đội Hàn Quốc chỉ là quân đội tay sai của ngoại quốc để ngăn cản sự nghiệp thống nhất đất nước của dân tộc Triều Tiên


5.Lực lượng Vũ trang Ấn Độ
Lực lượng Vũ trang Ấn Độ (Hindi (in IAST): Bhāratīya Saśastra Sēnāēṃ) là lực lượng quân sự đáp ứng cho nhiệm vụ bảo vệ quốc phòng và an ninh trên lãnh thổ Ấn Độ. Tổng thống của Ấn Độ là lãnh đạo tối cao (tổng tư lệnh) của các lực lượng vũ trang. Lực lượng Vũ trang Ấn Độ, gồm Lục quân Ấn Độ, Hải quân Ấn Độ và Không quân Ấn Độ, được đặt dưới sự chỉ huy, điều hành trực tiếp của Bộ Quốc phòng. Lực lượng phục vụ, hỗ trợ gồm có Lực lượng Biên phòng Ấn Độ, Lực lượng Bán vũ trang Ấn Độ và Bộ chỉ huy các Lực lượng Chiến lược.

Tất cả các quân nhân phục vụ trong quân đội của Ấn Độ là những người tình nguyện, mặc dù chính phủ được quyền thực thi chế độ tòng quân bắt buộc khi thấy cần thiết cho việc bảo vệ Ấn Độ. Tuy nhiên, Ấn Độ chưa bao giờ thực thi chế độ tòng quân cưỡng bức, ngay cả trong các cuộc chiến tranh lớn trước đây. Lực lượng Vũ trang của Ấn Độ vẫn duy trì hầu hết cách thức tổ chức trong quân đội đã đước thiết lập bởi quân Anh, song lực lượng vũ trang đã thể hiện được vai trò chiến lược, quan trọng của Ấn Độ, có năng lực và sức mạnh ngày càng tăng sau khi Ấn Độ trở thành quốc gia sở hữu vũ khí hạt nhân công khai, hợp pháp.


6.Quân đội Bangladesh
Lực lượng vũ trang Bangladesh (Bengali: বাংলাদেশ সশস্ত্র বাহিনী, Bānglādēśh Saśastra Bāhinī) bao gồm ba quân chủng: Lục quân,Hải quân và Không quân.Ngoài ra 2 lực lượng thuộc quân đội là Lực lượng biên phòng và cảnh sát biển thuộc quản lý của Bộ Nội vụ trong thời bình,khi chiến tranh nổ ra lại thuộc quyền quản lý của Lục quân Bangladesh và Hải quân Bangladesh.

Tổng thống là Tổng tư lệnh. Bộ quốc phòng (MoD) là tổ chức hành chính chính theo đó chính sách quân sự được xây dựng và thi hành. Đứng đầu là Bộ trưởng,là một thành viên dân sự và thuộc Chính phủ;chức vụ thường được Thủ tướng nắm giữ,chức vụ được xem là Phó Tổng tư lệnh của quân đội.Để phối hợp chính sách quân sự ngoại giao của tổng thống và thủ tướng được tư vấn bằng Hội đồng tư vấn gồm sáu thành viên, ba tham mưu trưởng, bao gồm cả Tư lệnh các quân chủng, Sĩ quan tham mưu chính, và Thư ký Quân đội. Tổng giám đốc của NSI, DGFI và BGB phục vụ với vai trò cố vấn.

Ngày Lực lượng vũ trang vào 21 tháng 11.Lễ kỉ niệm chính thức được tổ chức tại ” Bangabhaban “, Dhaka, ” trụ sở lực lượng vũ trang “, Dhaka Cantonment, và ở các căn cứ quân sự khắp cả nước.


7.Quân đội Hoa Kỳ
Quân đội Hoa Kỳ hay Các lực lượng vũ trang Hoa Kỳ (tiếng Anh: United States Armed Forces) là tổng hợp các lực lượng quân sự thống nhất của Hoa Kỳ. Các lực lượng này gồm có Lục quân, Hải quân, Thủy quân lục chiến, Không quân và Tuần duyên.

Hoa Kỳ có một truyền thống dân sự kiểm soát quân sự mạnh mẽ. Trong lúc Tổng thống Hoa Kỳ là người lãnh đạo tổng thể về quân sự thì Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ, một bộ hành chính liên bang, đóng vai trò là cơ quan chính nơi mà các chính sách quân sự được thực hiện. Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ do Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ lãnh đạo. Bộ trưởng là một người thuộc giới dân sự và là một thành viên trong Nội các Hoa Kỳ. Bộ trưởng cũng phục vụ trong vai trò tư lệnh quân sự đứng thứ hai sau Tổng thống Hoa Kỳ. Để điều phối hành động quân sự với ngoại giao, Tổng thống Hoa Kỳ có một Hội đồng An ninh Quốc gia với một vị cố vấn an ninh quốc gia lãnh đạo để hội ý. Cả Tổng thống Hoa Kỳ và Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ được cố vấn bởi một Bộ Tổng tham mưu Liên quân Hoa Kỳ gồm sáu thành viên là lãnh đạo của các quân chủng. Bộ Tổng tham mưu Liên quân Hoa Kỳ do Tổng Tham mưu trưởng Liên quân Hoa Kỳ và Tổng tham mưu phó Liên quân Hoa Kỳ lãnh đạo.

Các Bài Hay Nên Xem Khác

Vật Phẩm Phong Thủy

BÌNH LUẬN