Top 10 loài đang có nguy cơ tuyệt chủng chỉ có ở Việt Nam

0
1958
Vật Phẩm Phong Thủy

Với mức độ săn bắt cũng như thay đôi môi trường sống , những loài vật dưới đây chỉ phát hiện duy nhất tại nước ta và đang năm trong tình trạng tuyệt chủng cấp cao nhất.

1.Gà lôi lam đuôi trắng
Gà lôi lam đuôi trắng (danh pháp khoa học: Lophura hatinhensis) là một loài gà lôi được phát hiện năm 1964 và đặt tên khoa học chính thức năm 1975, động vật đặc hữu ở miền trung Việt Nam. Giống gà này sống ở tập trung xung quanh khu vực Khu bảo tồn thiên nhiên Kẻ Gỗ ở tỉnh Hà Tĩnh và Quảng Bình. Sinh cảnh ưa thích của chúng là các vùng rừng tre nứa, các vùng rừng thường xanh đất thấp (dưới 300m so với mặt biển).

Gà lôi đực trưởng thành có mào lông ở đỉnh đầu màu trắng với mút lông đen. Đầu, cổ ngực và trên đuôi đen có ánh tím thẫm. Lông cánh đen, bao cánh đen có ánh xanh. Các lông bao cánh, lông ở lưng và bao đuôi có vệt ngang đen nhung ở gần mút lông. Đuôi đen và có 4 lông, ở giữa màu trắng tuyền (đặc điểm sai khác chủ yếu với gà lôi lam màu trắng). Chim cái trưởng thành có kích thước nhỏ hơn chim đực và nhìn chung bộ lông có màu hung nâu tối. Chân đỏ. Da mặt đỏ. Mỏ đen sừng.


2.Gà lôi lam mào trắng
Gà lôi lam mào trắng (danh pháp hai phần: Lophura edwardsi) là một loài chim thuộc họ Trĩ (Phasianidae), đặc hữu tại các khu vực rừng mưa nhiệt đới của Việt Nam. Loài này có chiều dài 58–67 cm, chân và da mặt đỏ. Con trống chủ yếu có màu xanh da trời-đen còn con mái có màu nâu.

Loài này có 2 biến chủng. Chủng danh định L. e. edwardsi có mào và trên đuôi trắng, trong khi chủng phía bắc L. e. hatinhensis được tìm thấy với các lông bay ở đuôi màu trắng với số lượng biến thiên. Sự khác biệt này trong hai chủng có thể là do giao phối cận huyết của một quần thể bị hạn chế và phân mảnh tại khu vực đó, và cũng đã được nhận thấy ở các cá thể L. e. edwardsi nuôi nhốt và lai cùng dòng. Chủng phía bắc đôi khi được một số tác giả coi là loài riêng biệt, gọi là gà lôi lam đuôi trắng (Lophura hatinhensis) (như Võ Quý, 1975).

Cả hai chủng gà lôi lam mào trắng tại thời điểm năm 2012 đều được liệt kê như là loài cực kỳ nguy cấp, do bị săn bắn, phá rừng và việc sử dụng hóa chất làm rụng lá trong chiến tranh Việt Nam.

Người ta tin rằng trong tự nhiên còn 50-249 cá thể, chủ yếu là chủng danh định, nhưng nó vẫn đang ở tình trạng tốt trong điều kiện nuôi nhốt, nơi nó là đối tượng của bảo tồn không tại môi trường sống tự nhiên. Loài chim này được đặt tên khoa học theo tên nhà điểu học người Pháp Alphonse Milne-Edwards.


3.Gà tiền mặt đỏ
Gà tiền mặt đỏ (Polyplectron germaini) là loài chim thuộc chi Gà tiền. Đây là loài chim cỡ trung bình, dài khoảng 60 cm, bộ lông màu nâu tối, mào ngắn màu vàng cam. Con trống và con mái có hình thể giống nhau. Con mái có 18 đuôi, ít hơn con trống. Mỗi lứa con mái thường đẻ hai quả trừng màu trắng ngà.

Đây là loài chim đặc hữu của miền Nam Đông Dương (Indochina). Loài chim này cũng phân bố ở các khu rừng khô thuộc miền nam Việt Nam và đông Campuchia.


4.Trĩ sao
Trĩ sao (danh pháp hai phần: Rheinardia ocellata) là một loài chim lớn (dài tới 235 cm) và đẹp mắt với bộ lông màu vàng da bò và đen với các đốm nâu sẫm, mỏ đỏ, mống mắt nâu và lớp da màu xanh lam xung quanh mắt. Đầu của nó nhỏ, được trang trí bằng các lông vũ màu trắng dựng đứng tại khu vực mào. Trĩ sao trống có đuôi thuôn dài và rộng bản với 12 lông vũ dài gần tới 2 mét (trong một thời gian dài nó được coi là các lông vũ dài nhất trong số các loài chim sống hoang dã). Trĩ sao mái nhìn gần tương tự, với mào và đuôi ngắn hơn. Nó là loài duy nhất của chi Rheinardia.

Người ta biết rất ít về loài này trong tự nhiên. Là loài chim nhút nhát và hay lảng tránh người, trĩ sao sinh sống trong các khu rừng thuộc Việt Nam, Lào và Malaysia ở Đông Nam Á. Chúng có hai phân loài: Trĩ sao Việt Nam và trĩ sao Mã Lai. Thức ăn của chúng chủ yếu là lá cây, hoa quả, sâu bọ, dòi, nhộng và các động vật nhỏ.

Do sự mất môi trường sống đang diễn ra cũng như việc săn bắn thái quá trong một số khu vực nên trĩ sao được đánh giá là sắp bị đe dọa trong Sách đỏ IUCN. Nó được liệt kê trong Phụ lục I của CITES.


5.Cà đác
Cà đác còn gọi là voọc mũi hếch Bắc Bộ (danh pháp khoa học: Rhinopithecus avunculus) là một loài voọc có đuôi dài và lỗ mũi hếch ngược.

Bản địa cà đác là khu rừng tre nứa các tỉnh Tuyên Quang, Bắc Kạn, Thái Nguyên, Hà Giang và Quảng Ninh. Đây là những thửa rừng cận nhiệt đới dưới cao độ 1.500 m với nhiệt độ mát mẻ. Đây là loài đặc hữu của Việt Nam.

Hai khu bảo tồn thiên nhiên Nà Hang và Chạm Chu tỉnh Tuyên Quang là hai khu vực chính còn lại có cà đác sinh sống. Riêng khu bảo tồn thiên nhiên Na Hang được thành lập là với mục đích bảo vệ sinh thái cho loài cà đác. Năm 2002 phát hiện thêm một đàn cà đác ở khu bảo tồn thiên nhiên Du Già, tỉnh Hà Giang. Tháng Tư năm 2008 khoa học gia thuộc Fauna and Flora International (FFI, Động vật và thực vật Quốc tế) cũng phát hiện thêm nhóm cà đác nữa ở miền Tây Bắc, nâng tổng số lên khoảng 250 cá thể trên toàn thế giới.

Vì bị đe dọa nghiêm ngặt cà đác được liệt kê trong Sách đỏ Việt Nam.

6.Chà vá chân đỏ
Chà vá chân đỏ hay còn gọi là Chà vá chân nâu (Pygathrix nemaeus) thuộc họ Khỉ Cựu Thế giới (để phân biệt với loài khỉ tân thế giới), và là loài có màu sắc rực rỡ nhất trong các loài linh trưởng. Chúng còn được biết đến với tên “Vooc ngũ sắc” cũng bởi vẻ ngoài độc đáo này. Từ đầu gối đến mắt cá chân của Voọc chà vá chân đỏ giống như “đôi tất dài màu nâu đỏ”, cẳng tay trước của chúng như được phủ một lớp găng tay trắng vậy. Nhưng bàn tay và đôi chân thì lại có màu đen. Vooc chà vá chân nâu có vành râu quai nón màu trắng và thường của con đực sẽ rậm rạp hơn. Mí mắt của chúng màu xanh dương nhẹ. Đuôi trắng và có cụm lông trắng ở phía cuối. Con đực ở mọi lứa tuổi đều có mảng trắng ở hai bên mông và bộ phận sinh dục màu đỏ và trắng.

Từ “Voọc” tiếng Việt có nghĩa là “khỉ”. Loài voọc là loài khỉ sống trên cây, ăn, ngủ trên các cành cây trong rừng và hoạt động vào ban ngày. Chà vá chân nâu là loài khỉ ăn lá đặc hữu của Việt Nam và Lào. Chúng là một trong những động vật quý hiếm và bị săn bắn quá mức ở đây.


7.Mang Trường Sơn
Mang Trường Sơn (danh pháp hai phần: Muntiacus truongsonensis) là một loài mang. Nó là một trong những loài mang nhỏ nhất, nặng khoảng 15 kg với kích thước chỉ cỡ một nửa của mang Ấn Độ. Nó được phát hiện trong dãy núi Trường Sơn ở Việt Nam vào năm 1997.

Nó được xác định bằng cách kiểm tra hộp sọ và các miêu tả do những người dân bản địa cung cấp, tại đó người ta gọi nó là samsoi cacoong, tức “con hươu (nai) sống trong rừng sâu và rậm rạp”. Nó sống ở cao độ khoảng 400-1.000 mét, tại các khu vực mà kích thước nhỏ bé cho phép nó di chuyển dễ dàng dưới các bụi cây rậm rạp.


8.Mang Vũ Quang
Mang Vũ Quang hay mang lớn (danh pháp hai phần: Muntiacus vuquangensis) là một loài mang trong họ Hươu nai, bộ Guốc chẵn. Nó là loài mang lớn nhất được phát hiện năm 1994 tại vườn quốc gia Vũ Quang, tỉnh Hà Tĩnh, Việt Nam cũng như ở miền trung Lào.

Nó là một dạng hươu nai có kích thước trung bình, có quan hệ họ hàng gần với mang Ấn Độ. Mang Vũ Quang còn có đặc điểm là cặp sừng khá lớn trong loài mang. Trọng lượng trung bình mỗi con là 34 kg (75 pounds).

Lông mang màu nâu bóng với những sọc đen chạy dọc xuống đế gạc phía trong trán từ nhánh gạc nhỏ đến suốt tuyến tr­ước trán. Tuyến trán nhô ra, dài khoảng 2 cm với bờ mi gấp lên và không có lông.

Dọc tuyến trán có ít lông mịn màu đen, hàng lông dài quanh tuyến đổ về phía sau. Tuyến lệ có dải lông mịn màu sẫm. Thân phần lưng sẫm hơn phần bụng. Từ cổ xuống lưng có một sọc màu sẫm. Túm lông đuôi màu sẫm, phía dưới màu trắng. Con đực có sừng (gạc) khá lớn, dài 28 – 30 cm, nhánh chính 14 – 25 cm, nhánh phụ 8 – 13 cm, phần đế ngắn 3 – 7 cm.


9.Sao la
Sao la (danh pháp khoa học: Pseudoryx nghetinhensis) hay còn được gọi là “Kỳ lân Châu Á” là một trong những loài thú hiếm nhất trên thế giới sinh sống trong vùng núi rừng Trường Sơn tại Việt Nam và Lào được các nhà khoa học phát hiện vào năm 1992. Sao la được xếp hạng ở mức Nguy cấp (có nguy cơ tuyệt chủng trong tự nhiên rất cao) trong Sách đỏ của Liên minh Bảo tồn Thế giới (IUCN) và trong Sách đỏ Việt Nam.


10.Bò rừng xoăn
Bò rừng xoăn là loài thuộc bộ guốc chẵn Artiodactyla và các nhà khoa học xếp chúng vào họ trâu bò Bovidae. Năm 1964 các nhà khoa học phát hiện loài này phân bố ở biên giới giữa Việt Nam, Campuchia, Lào và Thái Lan. Theo mô tả, sừng của loại bò này dùng để chữa bệnh do rắn và côn trùng cắn.

Các Bài Hay Nên Xem Khác

Vật Phẩm Phong Thủy

BÌNH LUẬN