Top 10 loài động vật có nguy cơ tuyệt chủng cao nhất tại Việt Nam

0
2942
Vật Phẩm Phong Thủy

Danh mục sách đỏ động vật Việt Nam bao gồm các loài động vật có trong Sách đỏ Việt Nam dưới các mức độ đe dọa khác nhau. Trong số đó là các loài động vật chỉ tìm thấy duy nhất trên lãnh thổ Việt Nam, không tìm thấy ở nơi khác trên thế giới như. Dưới đây là những loài động vật đang có nguy cơ tuyệt chủng tại Việt Nam cũng như trên thế giới.

1.Voọc xám Đông Dương
Voọc xám Đông Dương (Danh pháp khoa học: Trachypithecus phayrei crepusculus) hay còn gọi là Voọc xám Đông Nam Á hay gọi đơn giản là Voọc xám ở Việt Nam, là một trong ba phân loài của loài Voọc xám (Trachypithecus phayrei) phân bố ở vùng Đông Nam Á. Một số nghiên cứu cho rằng chúng được coi là một loài riêng biệt với danh pháp khoa học là Trachypithecus crepusculus, danh pháp đồng nghĩa Presbytis crepusculus. Chúng là loài linh trưởng phân bố ở khu vực Đông Nam Á. Tuy nhiên, số lượng của loài này ở Việt Nam không còn nhiều. Mức độ đe dọa ở bậc V (sắp nguy cấp, số lượng còn rất ít).

Voọc xám phân bố ở nhiều khu rừng từ Tây Bắc cho đến Nghệ An. Chúng có bộ lông màu xám tro, trên đầu có mào lông, da bao quanh mắt có màu xanh, lông ở vùng lưng thẫm hơn ở vùng bụng. Bên hông có các lông dài, đầu lông có ánh bạc. Voọc xám sống ở những vùng rừng cây cao trên núi đá vôi, không sống trên rừng hỗn giao tre nứa. Hiện trạng về phân bố, và số lượng voọc xám ở Việt Nam trong những năm gần đây chưa được nghiên cứu đầy đủ.


2.Voi Việt Nam
Voi Việt Nam là tên gọi giống con voi sinh sống, phân bố tại Việt Nam, gắn bó với đời sống, lịch sử, văn hóa của cộng đồng các dân tộc Việt Nam. Là loài động vật từng phân bố khắp các vùng miền ở Việt Nam, gắn bó với sản xuất, chiến đấu và văn hóa của các dân tộc ở Việt Nam. Tuy nhiên, hiện tại voi hoang dã đang trong tình trạng nguy ngập và chỉ hay xuất hiện ở Tây Nguyên, đặc biệt là Đắk Lắk. Voi Việt Nam thuộc nhóm voi châu Á.


3.Chà vá chân đỏ
Chà vá chân đỏ hay còn gọi là Chà vá chân nâu (Pygathrix nemaeus) thuộc họ Khỉ Cựu Thế giới (để phân biệt với loài khỉ tân thế giới), và là loài có màu sắc rực rỡ nhất trong các loài linh trưởng. Chúng còn được biết đến với tên “Vooc ngũ sắc” cũng bởi vẻ ngoài độc đáo này. Từ đầu gối đến mắt cá chân của Voọc chà vá chân đỏ giống như “đôi tất dài màu nâu đỏ”, cẳng tay trước của chúng như được phủ một lớp găng tay trắng vậy. Nhưng bàn tay và đôi chân thì lại có màu đen. Vooc chà vá chân nâu có vành râu quai nón màu trắng và thường của con đực sẽ rậm rạp hơn. Mí mắt của chúng màu xanh dương nhẹ. Đuôi trắng và có cụm lông trắng ở phía cuối. Con đực ở mọi lứa tuổi đều có mảng trắng ở hai bên mông và bộ phận sinh dục màu đỏ và trắng.

Từ “Voọc” tiếng Việt có nghĩa là “khỉ”. Loài voọc là loài khỉ sống trên cây, ăn, ngủ trên các cành cây trong rừng và hoạt động vào ban ngày. Chà vá chân nâu là loài khỉ ăn lá đặc hữu của Việt Nam và Lào. Chúng là một trong những động vật quý hiếm và bị săn bắn quá mức ở đây.


4.Tôm hùm đá
Tôm hùm đá (Danh pháp khoa học: Panulirus homarus) là một loài trong Họ Tôm rồng phân bố tại Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương. Đây là loài tôm có giá trị kinh tế và được khai thác, đánh bắt.

Đây là một loài tôm cỡ lớn. Cá thể trưởng thành có chiều dài từ 20–25 cm, một số cá thể có thể đạt đến 31 cm và nặng từ 1,4 – 1,5 kg. Phiến gốc râu thứ nhất có 04 gai lớn nhất bằng nhau xếp thành hình vuông với 04 gai nhỏ và nhóm lông cứng ở giữa. Mặt lưng các đốt bụng có một rãnh, gờ trước có các rãnh ngang dạng khía tròn.

Tôm hùm đá sống phổ biến ở đáy cát pha bùn, ẩn trong các hốc đá vùng nước ven bờ, độ sâu từ 1 – 5m, có sóng đập. Loài này thường sống thành bầy khoảng 3 – bốn con và hoạt động mạnh về ban đêm. Mùa sinh sản khoảng tháng 4 đến tháng 6. tôm con thường tập trung ở các ghềnh đá ven bờ, ven các đảo.


5.Sơn dương đại lục
Sơn dương Sumatra (danh pháp hai phần: Capricornis sumatraensis) là một loài động vật có hình dạng nửa giống dê nửa giống linh dương thuộc bộ Artiodactyla (guốc chẵn), họ Bovidae. Nguồn gốc từ vùng rừng núi thuộc bán đảo Mã Lai, miền Nam Thái Lan và đảo Sumatra (Indonesia).

Loài động vật tồn tại ở Việt Nam và được người Việt gọi là Sơn dương, dê rừng hay con than trước đây được coi là phân loài của Capricornis sumatraensis, nhưng nay tách ra thành loài riêng với danh pháp là Capricornis milneedwardsii.

Tên cũ của loài này là “mainland serow” (sơn dương lục địa), khi mà tất cả các loài serow (tên tiếng Anh của các loài hình dạng nửa giống dê nửa giống linh dương) ở lục địa (Trung Quốc, đỏ, Himalaya) được coi là phân loài của loài này; nhưng ngày nay chúng được xếp thành các loài riêng. Do mất môi trường sống cùng tình trạng săn bắn không kiểm soát đã khiến chúng bị đưa vào danh sách loài sắp nguy cấp của IUCN.


6.Sếu đầu đỏ
Sếu đầu đỏ, hay còn gọi là sếu cổ trụi, danh pháp ba phần: Grus antigone sharpii, là một phân loài của loài sếu Sarus. Đây là phân loài chim quý hiếm tại miền nam Việt Nam, nằm trong Sách đỏ Việt Nam và Sách đỏ IUCN thế giới.


7.Rùa núi viền
Rùa núi viền (danh pháp khoa học: Manouria impressa) là một loài động vật bản địa của các khu vực rừng miền núi tại Đông Nam Á, như ở Myanma, miền nam Trung Quốc, Thái Lan, Lào, Việt Nam, Campuchia và Malaysia. Rùa núi viền thường sinh sống trên cạn ở các khe rãnh, thung lũng. LOài rùa này là một trong số các loài rùa đẹp cạn đẹp nhất, với mai và da màu nâu vàng. Rùa núi viền trưởng thành nhỏ hơn nhiều so với họ hàng gần của nó là rùa núi nâu (Manouria emys), với kích thước tối đa là 35 cm.

Các địa phương ở Việt Nam có rùa núi viền là các tỉnh Lai Châu, Lào Cai, Nghệ An, Hà Tĩnh, Gia Lai, Kon Tum và Lâm Đồng. Loài này được liệt kê trong Sách đỏ động vật Việt Nam, hạng V.


8.Rái cá vuốt bé
Rái cá vuốt bé hay rái cá bé (Aonyx cinerea) là loài rái cá nhỏ nhất thế giới với cân nặng nhỏ hơn 5 kg. Chúng sống tại các đầm nước mặn và đất ngập nước ngọt ở Bangladesh, Myanma, Ấn Độ, Hoa Nam, Đài Loan, Lào, Malaysia, Indonesia, Philippines, Thái Lan và Việt Nam. Loài này nổi bật với chiếc vuốt chân bé đặc trưng.

9.Báo gấm
Báo gấm (danh pháp khoa học: Neofelis nebulosa) là một loài thú họ Mèo cỡ trung bình, toàn thân dài 60 tới 110 cm (2′ – 3’6″) và cân nặng khoảng 11 – 20 kg (25 lbs 4oz – 44 lbs). Lông báo màu nâu hay hung, điểm “hoa” elip lớn, hình dạng không đều, gờ màu sẫm trông giống như đám mây: vì thế tên khoa học và một số tiếng nước ngoài đều nhắc tới “mây”. Căn cứ trên cấu trúc hộp sọ, báo mây có đủ đặc tính khác biệt là thành viên duy nhất của chi này. Đây là loài đang có nguy cơ tuyệt chủng.


10.Ngan cánh trắng
Ngan cánh trắng (danh pháp hai phần: Cairina scutulata) là một loài ngan, thông thường được đặt trong chi Cairina và coi là có quan hệ họ hàng gần với các loài trong phân họ Anatinae. Tuy nhiên, phân tích các trình tự mtADN cytochrome b và NADH dehydrogenaza và kiểu phân bố địa sinh học lại chỉ ra rằng sự tương đồng về mặt giải phẫu với ngan bướu mũi (Cairina moschata) chỉ là biểu hiện bề ngoài. Vì thế, để chính xác hơn thì loài này có lẽ cần được đặt vào chi độc loài cũ của nó, với danh pháp Asarcornis scutulata, dường như không có quan hệ họ hàng gần với ngan bướu mũi mà có quan hệ họ hàng gần với các loài vịt lặn (Aythyinae).

Về mặt lịch sử, ngan cánh trắng đã từng phân bố rộng khắp từ đông bắc Ấn Độ và Bangladesh, qua khu vực Đông Nam Á tới Java và Sumatra. Tuy nhiên, vào năm 2002 quần thể hoang dã của nó chỉ còn khoảng 800 con, với khoảng 200 con tại Lào, Thái Lan, Việt Nam và Campuchia, 150 con ở Sumatra, chủ yếu là trong vườn quốc gia Way Kambas và khoảng 450 con tại Ấn Độ, Bangladesh và Myanma. Tại Việt Nam, hiện chỉ còn thấy có tại Vườn quốc gia Cát Tiên và Khu bảo tồn thiên nhiên Kẻ Gỗ.

Do sự mất môi trường sống vẫn đang diễn ra, quần thể nhỏ và cô lập, cũng như việc săn bắt loài ngan này để lấy trứng và thịt nên ngan cánh trắng đã được đánh giá là nguy cấp trong Sách đỏ IUCN về các loài đang bị đe dọa. Nó được liệt kê trong Phụ lục I của CITES.

Các Bài Hay Nên Xem Khác

Vật Phẩm Phong Thủy

BÌNH LUẬN